PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN THANH TRA TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.3.2 Những kết quả đạt được
Giai đoạn 2011 - 2015, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tổng cộng 289 cuộc thanh tra hành chính tại 569 đơn vị, số đơn vị sai
Trường Đại học Kinh tế Huế
phạm là 358 đơn vị; phát hiện sai phạm 53,211 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi vào ngân sách 32,639 tỷ đồng; đã thu hồi 12, 838 tỷ đồng. Hoạt động thanh tra tập trung vào công tác quản lý nhà nước của các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; công tác quy hoạch, quản lý, sửdụng đất đai, đầu tư xây dựng của địa phương;
việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp nhà nước.
Riêng đối với cơ quan Thanh tra tỉnh đã thực hiện 56 cuộc thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội trên 107 đơn vị, phát hiện sai phạm về kinh tế là 37,677 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 19,489 tỷ đồng và đã thu hồi 8,559 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách tỉnh từ 01 đến 03 tỷ đồng mỗi năm. Các đơn vị sai phạm thường tập trung vào các đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt cấp cơ sở như UBND huyện, xã. Từnhững phát hiện sai phạm, hàng năm ngoài các kiến nghị với cấp có thẩm quyền về đào tạo bồi dưỡng cán bộ hay kiến nghị điểu chỉnh bổ sung chính sách…, Thanh tra tỉnh còn tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng đối với các đơn vịcó sửdụng vốn, nhằm phòng ngừa ngăn chặn trước những nguy cơ xảy ra sai phạm, mục tiêu phòng hơn chống.
Song song với hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế, Thanh tra tỉnh còn triển khai thanh tra hành chính trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, phát hiện những sai phạm trong quản lý, kịp thời kiến nghị điều chỉnh những bất cập trong chính sách xã hội, trong hoạt động quản lý của các ngành liên quan.
Ví dụ1: Thanh tra toàn diện hoạt động quản lý tài chính, ngân sách và chương trình dự án tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị. Tập trung thanh tra vào những các dựán: Tạo việc làm mới cho người lao động; chương trình xóa đói giảm nghèo; phòng chống tệnạn xã hội; ưu đãi người có công v.v…;
Ví dụ2: Thanh tra việc thực hiện quản lý và sửdụng tài chính, ngân sách, các chương trình mục tiêu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn thu khác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị. Tập trung thanh tra vào các dự án: Đào tạo cử tuyển và đào tạo cao học; Giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; dự án phát triển
Trường Đại học Kinh tế Huế
giáo dục trung học cơ sở; chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên…
Tuy nhiên, 05 năm qua, phần lớn các cuộc thanh tra đều đi sâu hơn vào hoạt động quản lý tài chính, ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản…hay nói cách khác, chủ yếu các phát hiện là sai phạm về kinh tếnhư: Chi các chế độ sai, chi quá định mứcquy định; chi sai đối tượng; quản lý tài sản, mua sắm tài sản công không đúng quy trình, thủtục; thu các khoản không đúng chế độ; các dựán xây dựng đầu tưthực hiện sai quy trình, các bước hay các định mức; sửdụng các quỹsai chế độ…
Những phát hiện sai phạm từ hoạt động quản lý chưa nhiều, hoặc có phát hiện nhưng chưa mạnh dạn đưa vào kết luận thanh tra, kiến nghị với các ngành liên quan trong tổchức thực hiện nhiệm vụ, như: Công tác giám sát đầu tư còn lỏng, công tác thẩm định, phê duyệt dự án chưa phù hợp, haycác định mức chi không còn phù hợp thực tế, thị trường…
Đi sâu vào phân tích số liệu tổng hợpgiai đoạn 2011–2015 cho thấy công tác thanh tra đã có chuyển biến tích cực:
- Cơ bản hoàn thành các cuộc thanh tra trong kếhoạch, với tỷlệbình quânđạt 98,25% (Bảng 2.2).
Theo số liệu ta thấy, số cuộc thanh tra chỉ 56, bình quân 10 đến 13 cuộc một năm là không nhiều, là do địa bàn tỉnh Quảng Trị không lớn, lực lượng thanh tra viên mỏng, chỉ 03 đến thanh tra viên/đoàn, nên Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp dành thời gian cho thực hiện các nhiệm vụ khác như: Giải quyết đơn thư khiếu nại, tốcáo; tiếp công dân; tuyên truyền giáo dục pháp luật…
Mặc dù ít cuộc nhưng các đoàn đều thực hiện đúng quy trình ISO, đảm bảo thời gian từng cuộc, 05 năm chỉ có 01 cuộc không hoàn thành trong năm kếhoạch là do đơn vị (Công ty Thương mại tỉnh Quảng Trị) trong quá trình cổ phần hóa xin dời thời gian thanh tra, đến nay cũng đã hoàn thành và cũng đảm bảo thời gian quy định.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Với số thanh tra viên cho mỗi đoàn ít, nhưng phần lớn đảm bảo kế hoạch đề ra, đúng quy trình, thời gian, điều đóchứng tỏđội ngũ cán bộcông chức của Thanh tra tỉnh Quảng Trị có năng lực trong thực hiện nhiệm vụ, công tác xây dựng kế hoạch thanh tra khoa học, phù hợp với từng đơn vị được thanh tra cũng như tính chất nội dung từng cuộc thanh tra.
Bảng 2.2 Số cuộc thanh tra đã thực hiện và đã kết thúc
Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015
Số cuộc thanh tra đã thực hiện 57 10 11 12 13 11
Số cuộc thanh tra kết thúc 56 10 11 12 12 11
% hoàn thành 98,25 100 100 100 92,31 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động của Thanh tra tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015
- Chất lượng các cuộc thanh tra ngày càng được nâng lên, phạm vi thanh tra được mởrộng với số đơn vị được thanh tra tăng hơn qua các năm.
Ngoại trừ năm 2011 là năm Thanh tra chính phủ chỉ đạo tiến hành diện rộng theo chuyên đề nên số đơn vị thanh tra nhiều hơn so các năm. Từ năm 2012 trở đi cho thấy, số lượng đơn vị tăng (từ 18 lên 23), đồng thời số đơn vị phát hiện có sai phạm cũng tăng(từ16 lên 23), điều này chứng tỏkỹ năng của các Thanh tra viên có tiến bộ, thểhiện hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụthanh tra của Thanh tra tỉnh hàng năm, đồng thời thấy rõ được sự cố gắng trong rèn luyện của cán bộcông chức cơ quan Thanh tra tỉnh (Bảng 2.3).Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.3 Số đơn vị đã thanh tra và phát hiện sai phạm Tổng
số 2011 2012 2013 2014 2015
Số đơn vị được thanh tra 107 27 18 19 20 23
Số đơn vị được thanh tra có sai phạm 101 26 16 16 20 23
% phát hiện có sai phạm 94,39 96,30 88,89 84,21 100 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động của Thanh tra tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015
- Các kết luận, kiến nghị xửlý thanh tra cơ bản được đối tượng thanh tra, các tổ chức, các nhân có liên quan chấp hành tương đối tốt. Mặc dù kết quảthu hồi trên sốkiến nghịphải thu qua thanh tra đạt tỷlệbình quân chưa cao, chỉ 43,92%, nhưng tỷlệthu hồi sau thanh tra có chiều hướng tăng, từ 23,73% năm 2001 lên 88,31% năm 2015 (Bảng 2.4). Điều đó cho thấy, các kết luận, kiến nghị thanh tra được Chủtịch UBND tỉnh và thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước nhất trí cao, có ý kiến chỉ đạo xửlý nghiêm túc,được dư luận đồng tình,ủng hộ; vai trò, vịthếcủa Thanh tra tỉnh được nâng lên rõ rệt.
Bảng 2.4 Số tiền kiến nghị thu hồi và đã thu hồi
Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số tiền phát hiện
sai phạm (Triệu đồng) 37.677,37 9.852,99 9.192,85 6.288,11 5.200,75 7.142,67 Kiến nghị thu hồi vào
Ngân sách (Triệu đồng) 19.489,77 4.351,19 4.142,19 5.002,60 2.870,23 3.123,55 Đã thu hồi(Triệu đồng) 8.559,59 1.032,70 1.330,45 1.685,48 1.752,47 2.758,50
% Đã thu hồi/Kiến
nghị thu hồi 43,92 23,73 32,12 33,69 61,06 88,31 Nguồn: Báo cáo hoạt động của Thanh tra tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015
Trường Đại học Kinh tế Huế
Những phát hiện từ hoạt động thanh tra được xem là bài học kinh nghiệm chung cho các tổchức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, từ đó đã góp phần tích cực cho việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các tiêu cực, tham nhũng; thu hồi đáng kểtiền, vật tư, đất đai, tài sản về cho Nhà nước và nhân dân; khắc phục thiệt hại, chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước.