TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CƠ QUAN THANH TRA TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại thanh tra tỉnh quảng trị (Trang 46 - 53)

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN THANH TRA TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CƠ QUAN THANH TRA TỈNH QUẢNG TRỊ

Thanh tra tỉnh được thành lập và hoạt động theo các Quyết định sau:

- Quyết định số01-QĐ/UB, ngày 10/7/1989 của UBND tỉnh Quảng Trị “V/v thành lậpỦy ban Thanhtra Nhà nước tỉnh” (nay là Thanh tra tỉnh Quảng Trị);

- Quyết định số 29/2009/QĐ-CT, ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh “V/v ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Thanh tra tỉnh”;

- Quyếtđịnh số 03/2015/QĐ-UBND ngày 16/3/2015 của UBND tỉnh vềviệc ban hành “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh”.

Vềtổ chức bộmáy, tính đến tháng 12/2015, tổchức bộ máycủa Thanh tra tỉnh được cơ cấu như sau:

- Lãnh đạo Thanh tra tỉnh:

+ Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra.

+ Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Việc bổnhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Việc miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra tỉnh do Chủtịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh traủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Việc bổnhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụdo Thanh tra Chính phủban hành và đềnghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

Việc miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và đềnghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụthuộc Thanh tra tỉnh, gồm:

+ Văn phòng: Có chức năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh vềcông tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, công tác tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng, pháp chế, tiếp dân.Văn phòng gồm có 10 công chức, cụthể: 01 Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng phụtrách công tác tổng hợp, 01 kếtoán, 02 lái xe, 01 văn thư lưu trữ, 01 tạp vụ, 02 chuyên viên và 01 bảo vệ.

+ 03 Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Gọi tắt là nghiệp vụ1, nghiệp vụ2 và nghiệp vụ3

Giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực và địa bàn thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi được phân công phụ trách. Mỗi phòng có 04 công chức: 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 02 Thanh tra viên.

Căn cứ nhiệm vụ được giao và khối lượng công việc, Chánh Thanh tra tỉnh quy định cụ thể lĩnh vực và danh mục địa bàn thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, đối với các Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo 1, 2, 3.

+ Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng. Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng gồm có 04 công chức: 01 Trưởng phòng, 01 PhóTrưởng phòng và 02 Thanh tra viên.

+ Phòng Giám sát, kiểm tra và xửlý sau thanh tra

Giúp Chánh Thanh tra tỉnh giám sát, kiểm tra hoạt động của cácđoàn thanh tra thuộc Thanh tra tỉnh; thẩm định dựthảo kết luận thanh tra do đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch UBND tỉnh.Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra gồm có 03 công chức: 01 Trưởng phòng, 01Phó Trưởng phòng và 01 Chuyên viên.

- Biên chếcông chức của Thanh tra tỉnh trong tổng biên chếcông chức được UBND tỉnh giao hàng năm. Cụthể, biên chế được giao năm 2015 là 31 người, trong đó biên chế hành chính: 29 người; hợp đồng 68: 02 người; số biên chế có mặt đến tháng 12/2015 là 32người,trong đó có 03 hợp đồng tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

- Vềtrìnhđộchuyên môn: Tốt nghiệp Đại học trởlên: 29/32người (trong đó có 02 trìnhđộThạc sỹ; 03 người đang theo học sau Đại học); 01 Thanh tra viên cao cấp.

- Trình độ chính trị: Cử nhân: 03 người; Cao cấp: 08 người; Trung cấp: 11 người.

2.1.2 Cơsởvậtchất, phươngtiệnphụcvụhoạt độngthanh tra

Thanh tra tỉnh Quảng Trị là cơ quan quản lý nhà nước, được trang bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động theo tiêu chuẩn, định mức chungđược quy định trong các văn bản của Chính phủ, như: Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết địnhsố 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định vềtiêu chuẩn, định mức sửdụng trụsởlàm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vịsựnghiệp”; Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độquản lý, sửdụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vịsự

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” và Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng chính phủ “Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độquản lý, sửdụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổchức, đơn vịsựnghiệp công lập”.

Hiện nay, cơ sở vật chất của Thanh tra tỉnh Quảng Trị gồm có: Trụ sở riêng với diện tích 1.348 m2; 01 xe ô tô Toyota 07 chỗvà 01 xe ô tô Toyota 05 chỗvà các trang thiết bị khác.Với khả năng ngân sách của địa phương Thanh tra tỉnh Quảng Trị cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động.

2.1.3 Việcban hànhvănbản, vănbảnquy phạmpháp luậtliên quan

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúpỦy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước vềcông tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh ban hành nhiều loại văn bản, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của ngành, như: Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; Quy hoạch, kếhoạch 05 năm và hàng năm; chương trình,đềán, biện pháp tổchức thực hiện các nhiệm vụcải cách hành chính nhà nước vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao…

Để hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, những năm qua, Thanh tra tỉnh đã tham mưu, ban hành những văn bản liên quan đến những nội dung sau:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh. Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh Ban hành các quy định như: Quy chế làm việc của Thanh tra tỉnh, Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra,... làm tiền đề cho hoạt động cơ quan nói chung, hoạt động của các Đoàn thanh tra nói riêng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Căn cứLuật Thanh tra năm 2010 và văn bảnhướng dẫn xây dựng kếhoạch hàng năm của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh đã ban hành Công văn định hướng chương trình kế hoạch thanh tra cho các đơn vị trong toàn tỉnh. Những văn bản này giúp các đơn vịthanh tra nắm các quy định Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động thanh tra không bịchệch định hướng vềnội dung, về phương pháp hay mục đích của chuyên đề.

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị “Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra”.

Giúp cho Thanh tra các cấp có cơ sở làm việc với các đối tượng thanh tra, nâng cao ý thức của các đối tượng trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghịxửlý.

- Ban hành 19 Quy trình hoạt động tại cơ quan, trong đó có Quy trình Thanh tra, theo quy trình ISO 9001:2008 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước.

- Ban hành Quy trình Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xửlý vềthanh tra: Quy trình này giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quảchất lượng trong hoạt động của ngành.

- Thanh tra tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTr ngày 23/6/2016 thành lập Tổ biên soạn Quy trình thanh tra, kiểm tra trên địa bàn toàn tỉnh. Dự kiến hoàn thành trong năm 2016, Quy trình này sẽ giúp khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra trùng lắp, chồng chéo gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.1.4 Việctuyên truyềnphổbiến,giáo dục pháp luật

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, thông qua đó:

Tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao năng lực vận dụng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũngcủa cán bộcấp cơ sở.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phát huy quyền dân chủcủa nhân dân trong thực hiện quyền khiếu nại, tốcáo.

Thông qua tuyên truyền, phổbiến, giáo dục các quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và nâng cao trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xửlý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức về phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, năng lực, trình độ chuyên môn thông qua việc thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và các kỹ năng nghiệp vụ.

Nội dung tuyên truyền: Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung chủ yếu vào 05 nội dung: Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống tham nhũng;

Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại và Luật Tốcáo.

Bảng 2.1 Sốliệu tuyên truyền, phổbiến giáo dục pháp luậtgiai đoạn 2011-2015

Năm

Tập huấn về pháp luật thanh tra

Tập huấn về pháp luậtKhiếu nại, Tố cáo, Phòng chống tham nhũng Lớp Người Kinh phí

(VNĐ) Lớp Người Kinh phí

(VNĐ)

2011 8 700 50.000.000 4 2.249 50.000.000

2012 8 900 50.000.000 0 0 -

2013 1 120 9.000.000 8 1.100 95.000.000

2014 2 350 20.000.000 20 2.387 187.000.000

2015 5 594 45.000.000 48 3.726 350.000.000

TỔNG 24 2.664 174.000.000 80 9.462 682.000.000 Nguồn: Báo cáo hoạt động của Thanh tra tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giai đoạn 2011–2015, Thanh tra tỉnh đã phối hợp với các đơn vịcó liên quan đã triển khai 104 lớp tập huấn công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn với 12.126 người tham gia, phát hành gần 3.000 bộ tài liệu.

2.1.5 Việcxây dựng chươngtrình, kếhoạchthanh tra

Chương trình, kếhoạch là tiền đềhoạt động của mọiđơn vị, tổchức. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra là một trong những khâuquan trọng của hoạt động quản lý nhà nước.Chương trình, kếhoạch thanh tra của các đơn vị phải được xây dựng hàng năm, từng cuộc thanh tra phải được lập kếhoạch chi tiết làquy định bắt buộc, tạo sự chủ động trong thực hiện cũng như kiểm tra công việc của các cơ quan thanh tra và đối tượng thanh tra,là cơ sở cho các cơ quan thanh tra tiến hành cải cách hành chính trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, hạn chế chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động của các cơ quan thanh tra.

Thời gian qua, Thanh tra tỉnh đã chủ động phối, kết hợp với Thanh tra các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạchthanh tra, bước đầu khắc phục tình trạng chồng chéo vềnội dung và trùng lắp về thời gian, tránh gây phiền hà cho đối tượng được thanh tra,góp phần nâng cao hiệu quảvà hiệu lực công tác thanh tra, cụthể như sau:

Thứnhất, việc xây dựng chương trình, kếhoạch thanh tra hàng năm đã chủ động và đi vào nền nếp, ngày càng bám sát yêu cầu lãnhđạo chỉ đạo của cơ quan quản lý.

Ngay từquý III hàng năm, căn cứ vào tình hình chính trị, phát triển kinh tếcủa địa phương, định hướng của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh đã cóđịnh hướng xây dựng chương trình, kếhoạch thanh tra năm sau, chỉ đạo tổchức khảo sát đểxây dựng chương trình, kế hoạch; đồng thời, chỉ đạo Thanh tra các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng chương trình, kếhoạch thanh tra của đơn vị mình theo yêu cầu của lãnhđạo quản lý trực tiếp.

Thứhai, việc xây dựng chương trình, kếhoạch hàng năm đã hạn chếsựchồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Do chủ động và sớm xây dựng chương trình, kếhoạch thanh tra, kiểm tra nên các cơ quan thanh tra, cũng như giữa các tổchức thanh tra trong hệthống chủ động trao đổi, thống nhất kế hoạch hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổchức, đơn vịtheo ngành, lĩnh vực cũng như theo địa bàn quản lý. Vì vậy đã cơ bản hạn chế hoạt động chồng chéo, trùng lắp của các hoạt động thanh tra, kiểm tra giữa Thanh tra tỉnh với thanh tra các Sở ngành, thành phố, huyện, thị; giữa thanh tra các sở ngành với thanh tra thành phố, huyện,thịvềnội dung, đối tượng và thời gian thanh tra.

Thứ ba, việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước vềthanh tra.

Những năm qua, do chủ động tổ chức các hoạt động theo chương trình, kế hoạch nên Thanh tra tỉnh đã làm tốt hơn quản lý nhà nước về công tác thanh tra.

Chủ động tiến hành thanh tra trách nhiệm đối với các cấp chính quyền, với cơ quan quản lý trong việc thi hành pháp luật vềthanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng. Làm tốt chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra tỉnh qua đó khẳng định vị trí công tác thanh tra và nâng cao vai trò trong quản lý nhà nước.

Thứ tư, thông qua việc thực hiện thanh tra theo chương trình kế hoạch hàng năm đã thực hiện công khai hoạt động trong thanh tra, tạo điều kiện tốt hơn cho các công tác giám sát hoạt động thanh tra. Đây cũng là một trong những yêu cầu cải cách hành chính trong hoạt động thanh tra.

Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo chương trình, kế hoạch, ngành thanh tra còn phải dành ra một số thời gian và lực lượng để tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất được giao. Cho nên việc thực hiện chương trình, kếhoạch đãđề ra, có nămphải điều chỉnh kếhoạchchưa hoàn thành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại thanh tra tỉnh quảng trị (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)