Thực trạng việc làm của lao động thanh niên nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động thanh niên nông thôn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 50)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN

1.3. Thực tế và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam về việc làm đối với lao động thanh niên nông thôn

1.3.2. Thực trạng việc làm của lao động thanh niên nông thôn Việt Nam

- Thanh niên trong cơ cấu lao động, việc làm hiện nay:

Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồnlực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Năm 2013, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người, chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội);

năm 2014, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm 75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2015 con số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng lao động xã hội).

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng cao. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng.

Đối với thanh niên nông thôn, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm. Kết quả khảo sát tình hình thanh niên đến tháng 4 năm 2016 cho thấy, trên 60% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề. Do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số thanh niên nông

Trường Đại học Kinh tế Huế

thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác... khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng. Số thanh niên này khó quản lý, không sinh hoạt đoàn thể, làm việc vất vả, thu nhập thấp, bấp bênh và là nhóm có nguy cơ cao về mắc các tệ nạn xã hội.

- Đánh giá của thanh niên về hiệu quả của việc nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên:

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, sự nhìn nhận, đánh giá của cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể và thanh niên địa phương về hiệu quả đạt được của các hoạt động này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thanh niên.

Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát động cũng được tiến hành khá mạnh mẽ.

Điều này đang tiếp tục đòi hỏi gay gắt phải sớm có những nghiên cứu đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế từ thựctiễn để triển khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được những đòi hỏi của thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương

- Kinh nghiệm giải quyết việc làmở huyện Phú Vang, tỉnhThừa Thiên Huế

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, số người trong độ tuổi có khả năng lao động toàn huyện năm 2015 có 110.500 người, chiếm 62,28% dân số.

Theo phòngLĐTB&XH huyện Phú Vang, năm 2015, huyện đãđào tạo nghề cho trên 14.000 lao động nông thôn, trong đó lao động thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Đạt được thành công đó là nhờhuyệncó những chính sách giải quyết việc làm phù hợp.

+ Đẩy mạnh phát triển KT – XH, tạo mở việc làm, khôi phục phát triển làng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động...

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên sức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trìnhđộ của người lao động.

+ Thực hiện tốt việc chuyển đổi ngành nghề giải quyết việc làm cho đối tượng thuộc diện thu hồi đất, di dời giải tỏa:Thực hiện chủ trương chung, hầu hết các xãđều tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với từng hộ gia đình tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động, qua đó có biện pháp hỗ trợ vốn, phương tiện làm ăn để giúp họ ổn định cuộc sống.

+ Tổ chức các lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút một lực lượng lớn lao độngthanh niên nông thôn tham gia học và làm nghề. Bởi đây là nghề đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật, trình độ cao, lại có thể làm tranh thủ mà không ảnh hưởng tới việc đồng áng hay việc gia đình.

+ Tổ chức khảo sátlao độngthanh niên từ đó tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng gia đình, từng đối tượng. Định hướng ngành, nghề khá sát với nhu cầu của lao động và thị trường, trong đó hướng mạnh đến việc đào tạo những loại hình công việc mà chị em có thể làm tại nhà hoặc tại địa phương.

Đến nay, nhiều nghề đã phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào công tác giảm nghèoở địa phương như chẻ tăm hương, đan cói, may công nghiệp, móc sợi, đính hạt cườm, thêu ren …

+Địa phương cố gắng tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm,cócơ chế chính sách thông thoáng để lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng có cơ hội thể hiện được tính năng động, tinh thần sáng tạo trong lao động sản xuất.

- Kinh nghiệm giải quyết việc làmởhuyện Kỳ Anh,tỉnhHà Tĩnh

Huyện Kỳ Anh, tỉnhHà Tĩnh là mộthuyện ven biển phía đông namtỉnhHà Tĩnh.

Là một huyệncó tiềm năng kinh tế về nhiều mặt, Kỳ Anh có nhiều kiện kiện thuận lợi để phát triển KT – XH. UBND huyện đã xây dựng chương trình giải quyết việc làm trên địa bàn huyện và hình thành các chương trình, dự án có mục đích như: di dân, định canh định cư, cho vay vốn theo dự án nhỏ giải quyết việc làm tại chỗ, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế và

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo việc làm cho đối tượng tệ nạn xã hội. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm đãđược chú ý và tăng cường.

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Từ năm 2013 –2015 đã giải quyết việc làm cho 19.939 lao động. Giải quyết việc làm tại chỗ tạo được32.305 chỗ làm việc mới. Để có được những kết quả nói trên, huyện Kỳ Anh đã tiến hành một số chủ trương và biện pháp như sau:

+ Chương trình giải quyết việc làm được xác định là một chương trình KT - XH quan trọng đãđược các cấp, các ngành trong huyệnquan tâm thực hiện nghiêm túc, để tạo lập điều kiện, môi trường và các nguồn lực quan trọng nhằm ổn định, phát triểnKT - XHở địa phương.

+ Quan niệm về việc làm đã được người lao động nhận thức và hiểu theo đúng nghĩa là những hoạt động tạo ra thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm. Họ đã chủ động bỏ vốn ra để sản xuất, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác thông qua cơ chế, chính sách của Nhà nước.

+Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức, đoàn thể tại cơ sở như: Hội Nông dân tập thể, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thông qua các tổ chức này người lao động được hưởng quyền lợi thiết thực là giải quyết việc làm, cho vay vốn sản xuất, vay vốn xóa đói giảm nghèo, hưởng các công trình phúc lợi của các dự án có mục tiêu…

+ Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện, thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Giải quyết việc làm gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

+Huy độngtối đa mọi nguồn vốn trong huyệnkết hợp với việc thu hút các nguồn vốn bên ngoài, thực hiện có hiệu quả các chương trình KT – XH củahuyện, trong đó có chương trình giải quyết việc làm.

+ Cho vay vốn giải quyết việc làm tại chỗ theo Nghị quyết 120/HĐBT đã góp phần vào chương trình giải quyết việc làm nói chung trong toàn huyện, mang lại hiệu quảKT–XH thiết thực.

+ Ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích những doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những người có khả năng để đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

mở các cơ sở dạy nghề, các trường đào tạo nghề cùng với Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực củahuyện, đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động thanh niên nông thôn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)