PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN
2.2. Thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch
2.2.2. Công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch
2.2.2.1. Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch
Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong những năm qua, chính quyền huyện Bố Trạch đãđề ra nhiều chương trình, chính sách KT – XH nhằm phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Các chương trình, chính sách mà chính quyền huyện Bố Trạch đưa ra để tạo việc làm mà luận văn đề cập đến bao gồm:
- Về vay vốn giải quyết việc làm:
Thông qua Qũy quốc gia giải quyết việc làm hằng năm đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của người lao động.
Bảng 2.7: Một sốkết quảvề chương trình vay vốn đểtạo việc làm cho thanh niên huyện BốTrạch giai đoạn 2013–2015
ĐVT:Tỷ đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số lượt người vay (lượt) 265 294 372
Tổng số vốn dư nợ 4,635 5,854 8,004
Nguồn: Huyện đoàn Bố Trạch năm 2016
Trường Đại học Kinh tế Huế
Với nguồn vay từ Qũy giải quyết việc làm, trong năm 2015 huyện Bố Trạch đã cho vay 157 dự án với tổng kinh phí 12,7 tỷ đồng, đã tạo việc làm cho trên 1.000 lao động. Theo thống kê, năm 2015 có372 thanh niên được vay vốn với hơn8 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội và vốn vay giải quyết việc làm (qua kênh Trung ương Đoàn). Như vậy, với nguồn vốn vay này đã góp phần tăng số lao động thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện.
Trong sản xuấtnông nghiệp đã có sự chuyển dịch khá rõ nét với xu hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, các nghề chế biến nông sản và dịch vụ.
- Về chương trìnhđào tạo nghề:
Tư vấn đào tạo nghề nghiệp là một trong cácnhiệm vụ của tổ chức giới thiệu việc làm, được thể hiện trong Bộ Luật lao động, Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 và Thông tư số 08/LDDTBXH-TT ngày 10/3/1997 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mỗi năm Huyện đoàn Bố Trạch phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên Quảng Bình hằng năm tổ chức đào tạo, tư vấn và giới thiệu việc làm cho 1.800 đến 3.000 lao động trên địa bàn huyện.
Bảng 2.8: Một sốkết quảvề chương trìnhđào tạo nghềcho thanh niên huyện Bố Trạchgiai đoạn 2013–2015
ĐVT: Người
Ngành nghề 2013 2014 2015
Biến động 2014–2013
Biến động 2015 - 2014 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng số 487 740 906 253 51,95 164 22,43
Dịch vụ du lịch 116 210 279 94 81,03 69 32,86
Lái xe 60 86 97 26 43,33 11 12,79
May mặc 30 54 65 24 80,00 11 20,37
Chăn nuôi 78 104 163 26 33,33 59 56,73
Các nghề khác 203 286 302 83 40,89 16 5,59
Nguồn: Huyện đoàn Bố Trạch năm 2016 Dựa vào số liệu bảng trên ta thấysố lượng thanh niên huyện Bố Trạch được đào tạo nghề có sự biến động khá lớn qua 3 năm, tổng số thanh niên được đào tạo tăng 51,95%
(tương ứng với 253 người) năm 2014 so với năm 2013, tổng số thanh niên được đào tạo tăngthêm22,43% (tương ứng với 164 người) năm 2015 so với năm 2014.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ lao động thanh niên được đào tạo các nghề khác và nghề dịch vụ du lịch khá cao trong các nghề đào tạo, chiếm lần lượt là 41,68%, 23,92%,năm 2013, tính đến năm 2015tỷ lệ lao động thanh niên được đào tạo các nghề khác và nghề dịch vụ du lịch chiếm lần lượt là 33,33%, 32,78% . Kết quả thực hiện chương trình đào tạo nghề cho thanh niên huyện Bố Trạch bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Trong 3 năm đãđào tạo trên 2.000 lượt lao động ở trên tất cả các ngành nghề khác nhau. Trong đó chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ du lịch do trên địa bàn huyện có di sản văn hóa thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng do vậy ngành này có nhu cầu lao động cao, được nhiều người lựa chọn. Năm 2015, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên huyện Bố Trạch nghề dịch vụ du lịch cho 279 người, tăng 69 người so với năm 2014; nghề lái xe 97 người; nghề may mặc 65 người và các nghề khác 302 người.
- Về chương trình xuất khẩu lao động:
XKLĐ ở Bố Trạch có sự phát triển nhanh so với một số huyện lân cận, công tác XKLĐ luôn được Huyệnủy, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo kịp thời ban hành cơ chế chính sách phù hợp, công tác tạo nguồn, đào tạo người lao động được thực hiện, từng bước cải cách các thủ tục làm hồ sơ, khám sức khỏe, hỗ trợ vay vốn,... để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp và người lao động đi XKLĐ nhanh chóng.
Bảng 2.9: Một sốkết quảvề chương trình xuất khẩu lao động cho thanh niên huyện BốTrạch giai đoạn 2013–2015
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Biến động 2014 - 2013
Biến động 2015 - 2014 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Số lao động thanh
niên đi làm việc ở thị trường nước ngoài
54 62 78 8 14,81 16 25,81
Nguồn: Huyện đoàn Bố Trạch Số lao động thanh niên đi xuất khẩu lao động có sự biến động không nhiều qua 3 năm, số lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài tăng 14,81% (tương ứng với 8 người) năm 2014 so với năm 2013. Cho đến năm 2015, số lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài tăng thêm 25,81% (tương ứng với 16 người) so với năm 2014.
Trong năm 2015, các đơn vị tuyển dụng đã tổ chức tư vấn XKLĐ cho 20 xã, thị trấn
Trường Đại học Kinh tế Huế
với hơn 2.000 lượt người tham gia. Toàn huyện đã có 103 lao động xuất cảnh trong năm, trong đó có 78 người lao động là thanh niên.
- Chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp:
Năm 2015, huyện Bố Trạch tiếp tục triển khai chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp. Chính sách này đã cho phép các tổ chức, cá nhân tự dồn điền đổi thửa tập trung lại đất nông nghiệp của gia đình hoặc thuê, mướn, nhận chuyển nhượng lại đất nông nghiệp của cá nhân khác để xâydựng trang trại, gia trại. Quy hoạch lại các vùng sản xuất cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, đồng thời dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi, điện... đầu mối cho các vùng chuyển đổi mang quy mô sản xuất trang trại, gia trại.
- Chính sách khuyến khích phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn:
Với nhiều thắng cảnh đẹp như bãi tắm Đá Nhảy, Hang Tối, suối nước Mooc, Vườn quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng, động Phong Nha, động Thiên Đường và những di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, huyện Bố Trạch đã vàđang từng bước phát huy tiềm năng lợi thế so sánh để phát triển du lịch, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Huyện Bố Trạch được biết tới với Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2. Nơi đây có khoảng hơn 300 hang động với tổng chiều dài lờn đến 80 km, tuy nhiờn, chỉ khoảng ẳ trong số đú được khảo sát và chỉ mới đưa vào khai thác phục vụ du lịch một số lượng nhỏ các hang động tiêu biểu. Hệ thống hang động đá vôi ở Phong Nha- Kẻ Bàng trải trên diện tích khoảng 200.000 ha. Đây là vùng núi đá vôi bị nước xói mòn thành hang động tự nhiên lớn nhất và cổ nhất châu Á. Có thể xem những hang động ở đây là nơi lưu giữ và thể hiện sinh động nhất lịch sử kiến tạo lớp vỏ trái đất từ 400 triệu năm trước.
Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII giai đoạn 2015 - 2020 đã khẳng định: “Đưa du lịch, dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bố Trạch”. Ủy ban Nhân dân huyện Bố Trạch đã kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo điều hành, tích cực kiểm tra đôn đốc việc chấp hành quy định trong thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch, trong đó chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.
Du lịch Bố Trạch thời gian qua đãđạt được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước
Trường Đại học Kinh tế Huế
khẳng định vai trò, vị trí trong nền kinhtế của địa phương, tạo được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhận thức cộng đồng dân cư được nâng lên, nhất là trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên, môi trường phục vụ du lịch.
2.2.2.2. Thực trạng mạng lưới tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch
Qua khảo sát điều tra, cho thấy huyện Bố Trạch có hệ thống mạng lưới tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại hình tạo việc làm đều có hình thức, nội dung hoạt động riêng, theo cơ cấu của tổ chức đó. Mạng lưới đó bao gồm các loại hình:
Trung tâm dạy nghề; các trường THPT, trường trung cấp nghề; các doanh nghiệp;
các điểm công nghiệp; các làng nghề, các cơ sở, tổ, hộ sản xuất nghề,...
- Trung tâm dạy nghề huyện: Trung tâm này có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho học viên hoặc tập huấn chuyển giao tiến bộ KH - KT. Ngoài trung tâm này đào tạo nghề cho thanh niên còn có các trạm khuyến nông, các trung tâm học tập cộng đồng của các xã cũng tham gia tập huấn, dạy nghề cho thanh niên nông thôn.
- Các trường THPT: Toàn huyện có 6 trường, gần 300 cán bộ, công nhân viên chức, 150 phòng học, 7 thư viện, phòng đọc, phòng truyền thống; 6 phòng học tin học, gần 400 bộ máy vi tính, 12 bộ máy chiếu.
- Các doanh nghiệp: Hiện nay trên địa bàn huyện có 112 doanh nghiệp, trên 5.600 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.
- Các tổ chức chính trị - xã hội: Các phòng ban tham gia tạo nghề, bao gồm:
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, phòng Lao động- thương binh xã hội, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Các làng nghề: làng có rất nhiều, nhưng không phải có nghề là làng nghề, theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình làng được gọi là làng nghề phải có từ 50% số lao động trở lên hoạt động ngành nghề nông thôn, hoặc có giá trị sản lượng ngành nghề chiếm 50% trở lên thu nhập của ngành nghề nông thôn, thì toàn huyện năm 2015 mới có10 làng nghề, có 52.755 nhân khẩu, 19.731 lao động. Các làng nghề chủ yếu là chếbiến hải sản,đóng thuyền, đồ mộc cao cấp, mây tre đan...
- Hộ gia đình: Có 56.223 hộ gia đìnhđang sinh sống tại huyện; trong đó có42.124 hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;8.152 hộ gia đình làm thương mại dịch vụ, 5.947 hộ gia đình thuộc côngnhân viên chức nhà nước và lĩnh vực khác.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.2.2.3. Kết quả công tác tư vấn, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch
- Về tư vấn, dạy nghềcho thanh niên:
Huyện Bố Trạch thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm nhằm giúp người lao động thanh niên tại địa phương được tiếp cận cơ hội làm việc.
Bảng 2.10: Kết quả tư vấn, dạy nghềcho thanh niên của huyện BốTrạch giai đoạn 2013–2015
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Biến động 2014 - 2013
Biến động 2015 - 2014 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Số lớp tập huấn 185 224 265 39 21,08 41 18,30
Số lượt thanh niên được tập huấn
20.125 26.542 32.453 6.417 31,89 5.911 22,27 Nguồn: Theo Báo cáo của Huyện đoàn Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy số lớp tập huấn tư vấn, dạy nghề cho thanh niên huyện Bố Trạch có sự biến động qua 3 năm, số lớp tập huấn tăng 21,08% (tương ứng 39 lớp) năm 2014 so với năm 2013. Cho đến năm 2015, số lớp tập huấn tăng thêm 18,03% (tương ứng 41 lớp) so với năm 2014.
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấysố lượt thanh niên được tập huấncó sự biến động qua 3 năm, số lượt thanh niên được tập huấn tăng 31,89% (tương ứng 6.417 lượt thanh niên) năm 2014 so với năm 2013. Cho đến năm 2015, số lượt thanh niên được tập huấn tăngthêm22,27% (tương ứng 5.911 lượtthanh niên) so với năm 2014.
Thời gian qua, huyện đã phối hợp với trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh tổ chức các buổi tư vấn việc làm học nghề và xuất khẩu lao động tại các xã nhưPhúc Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch, Lý Trạch, Cự Nẫm… Mỗi năm toàn huyện đã tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 3.000 lao động thanh niên.Năm 2015, các phòng ban chuyên môn thuộc Huyện ủy, UBND Huyện, các ban ngành của huyện như: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên huyện…đã tổ chức265 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộKH - KT cho 32.453 lượt thanh niên về các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và các ngành dịch vụ nhằm giúp đỡ thanh niên có thêm việc làm, phát triển kinh tế gia đình.
- Về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn:
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Sản xuất trang trại và gia trại là một trong các chương trình, hướng phát triển quan trọng cho ngành sản xuất nông nghiệp mà các cấp chính quyền nhân dân huyện Bố Trạch đang tập trung triển khai. Tất cả các vùng bãi ven sông, ven biển, các vùng úng, trũng nội đồng đều được các địa phương quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, điện, đường và hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, vận đông nhân dân chuyển đổi xây dựng các trang trại, gia trại tại vùng quy hoạch này. Kết quả năm 2015, số trang trại, gia trại ngành chăn nuôi đạt 157 trang trại, gia trại tăng 22 trang trại, gia trại so với năm 2014 tạo việc làm mới cho 790 lao động thanh niên; số trang trại, gia trại ngành nuôi trồng thủy sản đạt 52 trang trại, gia trại tăng 4 trang trại, gia trại so với năm 2015 tạo việc làm mới cho 220 lao động thanh niên.
+ Cùng với các tổ chức trong mạng lưới tạo việc làm cho thanh niên thì các hộ gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng. Hộ gia đình là một nhân tố quan trọng tạo việc làm cho người lao động trên tất cả các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mai, dịch vụ. Hàng năm các hộ nông dân thương có thanh niên đến độ tuổi lao động và số thanh niên chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, hoặc đi làm, học tập, công tác ở xa quê. Song đối với những lao động còn lại thì hộ gia đình cũng là nơi tạo việc làm cho lao động nông thôn, như lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và thương mại,dịch vụ.
+ Các doanh nghiệp mở rộng đầu tư quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều chỗ làm mới để thu hút người lao động, đồng thời tổ chức, liên kết tổ chức dạy, tập huấn nghề nghiệp, kĩ thuật cho người lao động nhằm mục đích vừa sử dụng người lao động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp, vừa chuyển lao động cho các doanh nghiệp khác hoặc xuất khẩu lao động. Bố Trạch là huyện rộng, dân số đông, ngành nghề khá đa dạng, đặc biệt có tiềm năng kinh tế du lịch nên đã thu hút rất đông các doanh nghiệp đến đầu tư và khai thác. Theo kết quả điều tra thực tế tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp trong 3 năm qua rất nhanh, bình quân 15,1%, tương ứng với mỗi năm, toàn huyện có thêm trên 50 doanh nghiệp mới thành lập trong đó tăng nhanh ở các lĩnh vực dịch vụ, du lịch.
+ Xuất khẩu lao động trong năm 2015 các đơn vị tuyển dụng đã tổ chức tư vấn XKLĐ là 73 buổi trên 20 xã, thị trấn với hơn2000 lượt người tham gia. Toàn huyện đã có 103 lao động đã xuất cảnh trong năm, trong đó có 78 người là lao động thanh niên.
Điều này đã góp phần giúp người lao đông thanh niên, nâng cao thu nhập và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.2.2.4. Hiệu quả của tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Bố Trạch - Hiệu quả của chương trình tập huấn, chuyển giao tiến bộKH - KT vào sản xuất kinh doanh:
Sau khi tham dự vào các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật về chăn nuôi, trồng trọt thanh niên đã tiếp thu vàứng dụng ngay vào thực tế sản xuất của họ gia đình: cải tạo vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, phát triền đàn vật nuôi giống mới năng suất cao, tận dụng chất phế thải để ủ khí bioga… góp phần hình thành quy trình sản xuất nông nghiệp khép kín, hạn chế ô nhiễm môi trường. Chương trình tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT còn góp phần cùng với các địa phương, các vùng chuyên canh đẩy nhanh tốc độ thực hiện, quy hoạch ngành nghề, phát triển cây con phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng trong huyên. Việc tổ chức tập huấn, dạy nghề cho lao đông thanh niên nông thôncòn làđiều kiện thuận lợi để tập hợp thanh niên và các hội, tổ, nhóm sản xuất. Điển hình như việc hình thành các tổ sản xuất mộc, mỹ nghệ, chăn nuôi, trồng trọt. Kết quả thực hiện chương trình cho thấy, chương trìnhđã hỗ trợ cho lao động thanh niên tự tạo thêm việc làm tại chỗ, giải quyết được phần nào số lao động thất nghiệp ở nông thôn hiện nay.
- Hiệu quả của chương trìnhđào tạo, dạy nghề:
Công tác tư vấn đào tạo nghề và hướng nghiệp cho thanh niên thông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở các bậc học được các trường chú trọng, lồng ghép vào các chương trình giảng dạy ở các bộ môn, nhằm thông qua đó gợi mở cho học sinh lòng ham mê, từ đó tự ý thức về nghề nghề nghiệp, việc làm trong tương lai của mình, nhất là đối với học sinh cuối cấp. Hình thức hướng nghiệp ở các trường còn tạo ra cầu nối giữa hệ thống giáo dục đào tạo và nhu cầu của xã hội. Ví dụ như tư vấn mùa thi đối với học sinh phổ thông trung học, tổ chức giao lưu trực tuyến…
Bên cạnh đó, hoạt động hướng nghiệp thông qua các hoạt động của Ðoàn thanh niên và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong nhà trường. Tổ chức Ðoàn đã phối hợp với ngành giáo dục, lãnhđạo các trường, cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông, thông qua việc tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi giao lưu tiếp sức với học sinh cuối cấp, tư vấn mùa thi đã giúp cho các bạn thanh niên nông thôn có những thông tin cần thiết để chọn nghề phù hợp năng lực, sở thích của mình. Kết quả trong những năm qua cho thấy sự phân luồng trong các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, đối tượng thanh niên sống ở nông thôn đã có sự chọn lựa, cân nhắc ngành nghề.
Trường Đại học Kinh tế Huế