Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động thanh niên nông thôn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 53)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN

1.3. Thực tế và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam về việc làm đối với lao động thanh niên nông thôn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn của các nước trên thế giới cũng như của huyện Phú Vang, huyện Kỳ Anh có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên nói chung, thanh niênnông thôn tại huyện Bố Trạchnói riêng:

- Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Chất lượng lao động là một trong những điều kiện để các quốc gia có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chất lượng lao động thể hiện ở khía cạnh thể lực và trí lực của người lao động. Đặc biệt, để có thể tìmđược việc làm trong một môi trường cạnh tranh cao như thị trường lao động hiện nay, người lao động cần phải trang bị cho mình ngoài sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật thì người lao động cần phải có hiểu biết về pháp luật, tinh thần chấp hành kỷ luật, văn hóa ứng xử trong công việc mang tính chuyên nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng tới khả năng nắm bắt được cơ hội việc làm, đáp ứng yêu cầu công việc và ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề ở các địa phương, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể tham gia công tác đào tạo nghề.

Đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao và khu vực thu hút nhiều lao động.

- Phát triển thị trường lao động cạnh tranh và chất lượng cao

Các chính sách về thị trường lao động cần phải được điều chỉnh để tạo điều kiện cho sự dịch chuyển cơ cấu lao động phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn.

Quỹ cho vay giải quyết việc làm hiện nay hoạt động với mục đích chủ yếu là cho vay để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới, đi xuất khẩu lao động và giúp các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong thời gian tới, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần có sự điều chỉnh một số chỉ tiêu cho vay vốn như thời hạn cho vay vốn, quy trình thủ tụccho vay vốn...

để phù hợp hơn với tình hình kinh tế hiện nay của địa phương, không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đối tượng có nhu cầu vay vốn, ảnh hưởng đến giải quyết việc làm.

Các TTGTVL chính là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTGTVL góp phần phát triển thị trường lao động.

Đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm: Phát triển KT – XH tạo mở việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể nhân dân.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

XKLĐ là một giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao trìnhđộ tay nghề cho người lao động.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, các TTGTVL và các cơ quan ban ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người lao động về chính sách xuất khẩu lao động của huyện, làm rõ lợi ích của việc xuất khẩu lao động đối với vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Đồng thời, chuẩn bị đủ nguồn lao động đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu, nguồn lao động cần có khả năng cạnh tranh với các địa phương khác để đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới. Tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp tham gia XKLĐ. Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp.

Tóm lại, giải quyết việc làm cho lao động nói chung và thanh niên nông thôncó quy hoạch, hợp lý thì sẽ có tác động tích cực đếnKT–XH nói chung và bản thân thanh niên nói riêng. Vì vậy,giải quyết việc làm cho thanh niên nông thônluôn được xem là mục tiêu KT –XH quan trọng khi hoạch định chiến lược phát triển cũng như xây dựng chínhsách KT– XHđối với Việt Nam nói chung và vùng nông thôn huyện Bố Trạchnói riêng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này luận văn đã đi sâu nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lao động, việc làm thanh niên nông thôn; các nhân tố ảnh hưởng đến lao động,việc làm thanh niên nông thôn. Đồng thời nghiên cứu và đưa ra bài học thực tiễn rút ra từ một số nước trên thế giới, một số huyện và bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch. Những vấn đề đó chính là cơ sở khoa học định hướng cho nội dung nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN BỐ TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động thanh niên nông thôn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)