Tăng cường hoạt động giám sát tài chính của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng việt nam (Trang 91 - 97)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH II CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH II CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM

3.2.5. Tăng cường hoạt động giám sát tài chính của Chi nhánh

Về huy động vốn: Chi nhánh phối hợp với Công ty có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức như: phát hành trái phiếu, vay vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo nguyên tắc tự hoàn trả, tự chịu trách nhiệm, nhận vốn góp liên doanh và các hình thức khác để phát triển kinh doanh.

- Đối với vốn huy động trong nước, việc giám sát tập trung vào xem xét lãi suất huy động. So sánh lãi suất đi vay với doanh lợi vốn (trước thuế và lãi vay) để xem xét về hiệu quả kinh tế của số vốn huy động (theo nguyên tắc lãi suất vốn huy động phải nhỏ hơn hoặc bằng tỷ suất giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay). Nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty thì phải tuân thủ chế độ, pháp luật hiện hành, về phát hành trái phiếu công ty. Giám sát trên cả phương diện hoàn trả lãi vay, phân phối lợi nhuận liên doanh, các hợp đổng hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước nhằm bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Giám sát tài chính phải làm rõ mục đích huy động vốn theo nguyên tắc: vốn huy động chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh.

- Đối với vốn huy động nước ngoài: Doanh nghiệp được phép vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, cá nhân để phát triển kinh doanh nhưng phải tuân thủ quy chế vay và trả nợ vay của Nhà nước. Phải kiểm tra tư cách pháp nhân và trách nhiệm trước khoản vay của tổ chức bảo lãnh.

- Đối với việc hoàn trả vốn: giám sát tài chính cần tập trung vào việc xem xét mục đích sử dụng vốn huy động, hiệu quả và thực hiện cam kết trả vốn gốc và lãi theo khế ước vay. Cần phải giám sát tài chính trước khi vay (phương án vay, phương án sử dụng và dự kiến hiệu quả sử dụng) và sau khi vay (thực tế sử dụng), trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với các khoản vay đã huyđộng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Về đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp: Các hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp gồm góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần và các hình thức đầu tư khác. Giám sát cần tập trung vào việc làm rõ tính hiệu quả, tính bảo toàn, tính an toàn và việc tăng thu nhập đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp. Giám sát cả việc tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật khi đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt đối với hình, thức góp vốn liên doanh vứi chủ đầu tư nước ngoài thì cần xem xét tính chất pháp lý trong việc phê duyệt dự án liên doanh, giám sát tình hình hoạt động của liên doanh, kết quả liên doanh. Đối với đầu tư trong nước cần chú ý tới đối tượng đầu tư, xem xét tính thẩm quyền của cơ quan duyệt dự án đầu tư.

3.2.5.2. Giám sát việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn

Về sử dụng vốn:Vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp tồn tại dưới dạng tài sản cố định, tài sản lưu động và các tài sản tài chính. Chúng được hình thành bởi sự tài trợ của các nhà đầu tư khác nhau và tự động hình thành trong quan hệ thanh toán.

Lượng vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị tài sản doanh, nghiệp đang quản lý và sử dụng sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Do đó giám sát tài chính đối với việc sử dụng vốn và tài sản của Chi nhánh được thể hiện qua các nội dung:

Theo dõi và kiểm tra sự tăng giảm vốn và tài sản theo chế độ kế toán thống kê hiện hành, phản ánh kịp thời và chính xác, trang thực biến động của tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, xác minh tính hợp lý của sự tăng, giảm so với chế độ tài chính hiện hành.

Theo dõi và kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản, tiền vốn.

Giám sát quá trình, thayđổi cơ cấu vốn và tài sản, điều chuyểnvốn và tài sản cho các đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc, giám sát tính thẩm quyền của người ra quyết định điều động, và quá trình hạch toán tăng giảm vốn do điều động vốn và tài sản ở cả đơn vị bị điều động và đơn vị được điều động.

Giám sát tài chính trong quá trình cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo các nội dung: thủ tục cho thuê, thế chấp, cầm cố, tính nguyên tắc tuân thủ pháp luật, quyền hạn của cơ quan cho phép kinh doanh nghiệp vụ cho thuê, thế chấp, cầm cố,

Trường Đại học Kinh tế Huế

những tài sản được phép thế chấp, cầm cố, cho thuê, tính hiệu quả của việc cho thuê, thế chấp cầm cố.

Giám sát tài chính đối với nghiệp vụ bán, thanh, lý tài sản: hình thức bán, thanh lý thông qua đấu giá, các căn cứ định giá bán tài sản, tư cách thẩm quyền của cơ quan cho phép thanh lý, việc thành lập hội đồng bán thanh, lý tài sản, và hạch toán chênh lệch giữa giá trị thu được và giá trị còn lại của tài sản.

Giám sát tài chính đối với công nợ gồm các nội dung chủ yếu là: xác định rõ số nợ phải thu, số nợ phải trả, nợ khó đòi, nợ không đòiđược xin xử lý; số nợ tới hạn, nợ quá hạn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ trong doanh nghiệp, nợ ngoài doanh nghiệp;

xác định rõ chủ nợ, con nợ và phải giám sát quá trình xử lý nợ, việc sử dụng quỹ dự phòng (dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tài chính) để bù đắp số nợ không thu hồi được, giám sát trách nhiệm của mỗi bên (con nợ và chủ nợ) trước Nhà nước về nợ phải thu của doanh nghiệp.

Giám sát tài chính đối với số tài sản bị tổn thất: cần chú ý vào nguyên nhân gây ra tổn thất, trách nhiệm đềnbù của cá nhân tổ chức gây ra thiệt hại, trách nhiệm bổi thường của tổ chức bảo hiểm, việc dùng các quỹ dự phòng để bù đắp thiệt hại.

Đối với các tổn thất bất khả kháng cần làm phương án giải quyết và giám sát việc điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo quyết định xử lý.

Giám sát tài chính về tính đúng đắn, hợp lý việc phân định các nguồn vốn thông qua biên bản bàn giao vốn, các biên bản kiểm kê, đánh giá lại tài sản, vật tư hàng năm.

Về bảo toàn và phát triển vốn: Bảo toàn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của các nhà tài trợ đã đầu tư vào doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định, và kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Công ty Cổ phần Thuốc Sát trùng Việt Nam nói chung và Chi nhánh II nói riêng cần thực hiện giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn được thực hiện trên các mặt sau:

- Giám sát việc thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo chế độ tài chính hiện hành.

- Giám sát việc lập các quỹ dự phòng (dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán trong hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

động tài chính bằng việc trích trước vào chi phí kỳ báo cáo một lượng nhất đinh để bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra ở kỳ kế hoạch) trên các mặt: đối tượng lập dự phòng, thời điểm lập dự phòng,điều kiện lập dự phòng, phương pháp lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng.

- Giám sát việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

3.2.5.3. Giám sát việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn

Giám sát tài chính đối với doanh thu của doanh nghiệp: Doanh thu của Chi nhánh bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh (bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng), doanh thu từ hoạt động tài chính (hoạt động mua bán chứng khoán, cho thuê tài sản, từ góp vốn liên doanh, liên kết, lãi cho vay, lãi tiền gửi..d oanh thu từ hoạt động bất thường (bán, thanh lý tài sản, nợ vắng chủ, hoàn nhập dự phòng...). Cần giám sát tài chính đối với doanh thu của Chi nhánh theocác nội dung:

Kiểm tra tính đúng đắn, kịp thời, tính hợp lý, hợp pháp của doanh thu và phải được hạch toán đầy đủ vào số sách kế toán theo chế độ hiện hành.

Giám sát thời điểm phát sinh doanh thu (đã xuất hàng cho khách hành, đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã được khách hàng chấp thuận thanh toán) làm cơ sở để hạch toán doanh thu và tính thuế gián thu phải nộp.

Giám sát cơ sở pháp lý để xác đinh doanh thu thông qua các khối hàng tiêu thụ và giá bán thực tế được chứng minh qua các chứng từ, hóa đơnhợp lệ.

Giám sát cụ thể các khoản giảm trừ khi xác định doanh thu từ hoạt động kinh doanh, như: giảm giá hàng bán, hồi khấu, bớt giá, hàng bán bị trả lại, chiết khấu hàng hoá, hoa hồng đại lý, ký gửi.

Giám sát cụ thể các khoản giảm trừ khi xác định doanhthu từ hoạt động kinh doanh, như: giảm giá hàng bán, hồi khấu, bớt giá, hàng bán bị trả lại, chiết khấu hàng hoá, hoa hồng đại lý, ký gửi.

Giám sát tài chính đối với từng hợp đồng bán hàng, đối chiếu công nợ trên báo cáo quyết toán với sổ chi tiết, đặc biệt là bản thanh lý hợp đồng để xác đinh tính đúng đắn của doanh thu. Giám sát sổ theo dõi chi tiết tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, các khoản phải thu để tránh, trường hợp bỏ sót doanh thu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giám sát tài chính đối với doanh thu trong một số trường hợp cụ thể (bán hàng trả góp, cho thuê tài sản, hoạt động đại lý, hoạt động tín dụng, hoạt động bảo hiểm, hoạt động gia công hàng hoá, hoạt động liên doanh, liên kết...) để có cơ sở tính thuế gián thu và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Đối với doanh thu bằng ngoại tệ (nếu có), giám sát tài chính việc chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá binh quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu.

3.2.5.4.Giám sát tài chính đối với chi phí kinh doanh

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chi phí phải bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giám sát chi phí sản xuất kinh doanh, cần giám sát tính, đứng đắn, tính hợp pháp, hợp lý của chi phí. Các nội dung chủ yếu của giám sát chi phí kinh doanh gồm:

- Giám sát lượng vật tư tiêu hao dựa trên định mức vật tư đã xây dựng và giá vật tư dùng để hạch toán. Giám sát việc quyết toán vật tư, giám sát vật tư thực tế được đưa vào giá thành sản phẩm trong kỳ.

- Đối với tài sản cố định cần phải giám sát phạm vi khấu hao, đối tượng TSCĐ phải tính và trích khấu hao, đối tượng TSCĐ không phải tính khấu hao, phương pháp khấu hao, nguyên giá TSCĐ, thời gian tính khấu hao, tiền khấu hao, quỹ khấu hao, phân bổ khấu hao trong kỳ cho các đối tượng sử dụng, quản lý quỹ khấu hao.

Đặc biệt cần lưu ý tới số TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng, TSCĐ chưa khấu hao hết đã thanh lý.

- Đối với tiền lương và các khoản phụ cấp: cần giám sát tiền lương thực trả (dựa vào định mức tiền lương được duyệt, đơn giá lương theo hợp đồng, khối lượng công việc đã hoàn thành và kết quả kinh doanh) theo chế độ hiện hành.

- Đối với chi phí khác (dịch vụ mua ngoài, chi phí giao dịch, lễ tân, khách tiết, hội họp, ngoại giao, tiếp khách, chi cải tiên, sáng chế, phát minh, nộp bảo hiểm y tế, BHXH,kinh phí công đoàn...) giám sát theo chế độ hiện hành.

Tất cả chi phí trên đều phải có căn cứ rõ ràng mới được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ và mới được hoạch toán vào chi phí trong năm tài chính. Đồng thời phải giám sát các khoản chi không được phép hạchtoán vào chi phí hoạt động kinh doanh trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

kỳ, như: các khoản chi đã có nguồn khác đài thọ, các khoản chi vượt định mức, các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ.

- Đối với các khoản chi mang tính chất chi đặc thù (trích trước sửa chữa lớn, chi phí chờ phân bổ...) đều phải được tuân thủ theo quy đinh hiện hành.

- Giám sát tài chính đối với giá thành cần phân biệt rõ giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. Đối với giá thành sản xuất thì phải xác đinh phạm vi chi phí đưa vào giá thành, loại trừ các chi phí không đúng trong năm tài chính (do tính giá sai, vượt định mức tiêu hao về vật tư, tiền ăn trưa cao hơn quy định hiện hành, khấu hao lớn hơn khung cho phép của Nhà nước...); giám sát chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí dở dang cuối kỳ. Đối với giá thành toàn bộ thì phải phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng theo đúng tiến độ hiện hành.

3.2.5.5. Giám sát phân chia kết quả và sử dụng các quỹ kích thích kinh tế

Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận của doanh, nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Kết quả kinh doanh thể hiện qua 3 chỉ tiêu: lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợinhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Nội dung giám sát:

- Xác đinh rõ tính hợp lý, tính hợp pháp của lượng lợi nhuận thực tế đạt được trong kỳ, dựa vào doanh thu và giá thành toàn bộ của sản phẩm dịch vụ trong kỳ. Xác đinh rõ thành phần của lợi nhuận (lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, do liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần mang lại, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, hoàn nhâp các khoản dự phòng, thu hồi các khoản nợ khó đòiđã xử lý, thu do chênh lệch bán, thanh lý tài sản so với giá trị còn lại của tài sản, doanh thu năm trước bỏ sót...) để có căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cố đinh và thuế thu nhập doanh nghiệp bổ xung phải nộp.

- Giám sát tài chính đối với các khoản phải nộp có nguồn từ lợi nhuận sau thuế (nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách) về tỷ lệ nộp, thời điểm nộp, số lượng phải nộp; các khoản chi có nguồn gốc từ lợi nhuận sau thuế như: chi phí vượt đinh mức, tiền phạt do vi phạm pháp luật... cần lưu ý tới việc phân chia lợi nhuận sau thuế cho đối tác hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có) theo đúng tỷ lệ của hợp đồng đãđược phê duyệt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phân phối lợi nhuận còn lại để hình, thành các quỹ kinh, tế, cần giám sát ở tỷ lệ trích, quy mô tối đa mỗi quỹ, thời điểm trích và mục đích sử dụng của mỗi quỹ, yêu cầu phải đúng theo chế độ hiện hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng việt nam (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)