Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về huyện Hậu Lộc
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Về thổ nhưỡng:
Là huyện đồng bằng ven biển nhưng có đồi núi thấp phía Tây và trong vùng đồng có nhiều đồi đơn lẻ do đó huyện Hậu Lộc có nhiều loại đất có tính chất khác nhau, theo phân loại đất tiêu chuẩn của FAO - UNESCO năm 2000 đất đai của huyện gồm các loại:
- Đất cồn cát trắng điển hình (ARI-h): Diện tích 290,23 ha.
Là các bãi cát ven biển, tỷ lệ cấp hạt cát lớn hơn 90%, chủ yếu cát trung bình và cát thô, cấp hạt rời rạt không kết cấu dễ dàng bị di chuyển do gió thổi, hiện trạng đang trồng phi lao, một số nơi trồng màu từ 1-2 vụ năng suất thấp.
- Đất cát biển điển hình (ARh): Diện tích 902,69 ha.
Là loại đất cát biển nằm ở địa hình cao, bề mặt bằng phẳng đã và đang
được đầu tư khai thác từ lâu đời thuần thục. Cấp hạt cát biển đổi từ 75-90%, chủ yếu là cát mịn và trung bình, khả năng giữ nước kém. Hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo. Riêng Kali ở mức trung bình. Tuy vậy do đất có thành phần cơ giới nhẹ dễ canh tác nên khả năng tăng vụ khá cao.
- Đất cát biển đổi bảo hòa Bazơ (ARe-e): Diện tích 1439,34 ha.
Là vùng đất nằm ở địa hình vàn, vàn cao, bề mặt khá bằng phẳng, được đầu tư khai thác từ lâu đời do đó hầu hết diện tích đều có các công trình thủy lợi, kênh mương, bờ vùng, bờ thửa, tính chất đã ổn định dần đã và đang được trồng từ 1-2 vụ lúa, có 1 vụ trồng màu, có nơi nuôi trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu, tỷ lệ cấp hạt khoảng 60%, đất đã có kết cấu nhưng kém bền vững, khá tơi xốp, khả năng giữ nước giữ phân kém. Đây là loại đất khá tốt. Tuy hàm lượng đạm, mùn nghèo nhưng Kali ở mức trung bình đến nghèo, đất có PHKCL>7,0 khả năng thâm canh tăng vụ khá nếu hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh thêm.
- Đất phù sa - glây nông (FLd-11): Diện tích 936,58 ha.
Do được hình thành trên phù sa có độ bão hòa Bazơ thấp, hàm lượng kim loại kiềm và kiềm thô, độ chua thủy phân cao, do đó đất có độ PH < 5,5, ưu điểm là đất có hàm lượng mùn, đạm khá, Kali trung bình nhưng hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu thấp. Hiện đang được trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa 2 vụ màu, năng suất khá cao, hầu hết nằm trên địa hình vàn có tưới nên khả năng tăng vụ khá.
- Đất phù sa - glây chua (FLg-d): Diện tích 4.524,11 ha, là loại đất nằm ở địa hình vàn thấp và trũng nên có thành phần cơ giới nặng hơn FLd-11 nêu trên. Đất thường xuyên giữ độ ẩm, kết cấu kém, loại đất có hàm lượng chất hữu cơ khá, mùn, đạm khá. Lân, Kali nghèo có độ phản ứng chua PHKCL
khoảng 4,5 (chua) loại đất này đã và đang tăng 2 vụ lúa, năng suất khá cao nhiều nơi đạt trên 6 tấn/ha/vụ, nếu chủ động thủy lợi rút nước phơi ruộng có thể tăng được một vụ đông trồng màu.
- Đất mặn ít - trung bình cơ giới nhẹ (FLSm-a): Diện tích 1.866,08 ha.
Được hình thành trên nền phù sa biển, do quá trình đầu tư cải tạo nên đất giảm dần độ mặn, thành phần cơ giới từ đât cát đến thịt trung bình, có nơi thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm, kali, lân hơi nghèo, đã và đang được trồng 1 đến 2 vụ lúa, vùng cao hơn trồng 1 lúa 1 màu và 2 lúa 1 màu, năng suất cây trồng khá, năng suất lúa nhiều nơi đạt từ 4-5 tấn/ha/vụ. Nếu đủ nước tưới rửa mặn đất này vẫn còn khả năng tăng vụ ở địa hình vàn, vàn cao.
- Đất mặn điển hình (FLsh-gl): Diện tích 409,55 ha là diện tích đồng muối và giáp với các đồng muối không có khả năng cải tạo thành đất nông nghiệp.
- Đất Glây chua (GLd-st): Diện tích 1.128,04 ha.
Nằm ở địa hình trũng ngập nước quanh năm, rải rác ở các xã của huyện.
Có quá trình tích lũy chất hữu cơ mạnh, đất chua PHKCL<4,5 hàm lượng mùn đạm giàu, Kali trung bình, lân rất nghèo, thành phần cơ giới trung bình, thịt nặng. Diện tich đất này đã và đang trồng 1-2 vụ lúa, nhiều nơi vụ mùa không sản xuất được, tuy vậy năng suất lúa khá cao trên 5 tấn/ha/vụ. Nếu đầu tư thủy lợi rút nước bề mặt thì sẽ tăng vụ và tăng năng suất. Trường hợp đặc biệt có thể áp dụng biện pháp canh tác 1 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá.
- Đất tầng mỏng chua, có đá lần, nông (LPd-11): Là loại đất trên các đồi núi phía Tây và các núi đơn lẻ, đã và đang trồng cây lâm nghiệp làm vườn, có một số diện tích là cây màu hàng năm. Do chất lượng đất xấu, nghèo dinh dưỡng và chua nên chỉ phối hợp với cây lâm nghiệp, cây lâu năm.
b) Về hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 so với năm 2006 tăng 11,45 ha do phương pháp tính toán và tỷ lệ bản đồ sử dụng trong tính toán năm 2006 chưa chính xác.
Bảng 3.1: Biến động đất đai huyện Hậu Lộc giai đoạn 2006-2010
TT Mục đích sử dụng
Năm 2006 Năm 2010 Tăng (+), giảm (-)
(ha) D. tích
(ha)
Cơ cấu (%)
D. tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 14.355,74 100,00 14.367,19 100,00 11,45 1 Đất nông nghiệp 9.627,46 67,06 9.597,92 66,80 (29,54) 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.504,68 77,95 7.406,54 77,17 (98,14) 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.056,20 94,02 6.924,51 93,49 (131,69) 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 448,48 5,98 482,03 6,51 33,55 1.2 Đất lâm nghiệp 1.343,17 13,95 1.398,26 14,57 55,09 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 640,25 6,65 652,41 6,80 12,16
1.4 Đất làm muối 136,24 1,42 136,24 1,42 -
1.5 Đất nông nghiệp khác 3,12 0,03 4,47 0,05 1,35
2 Đất phi nông nghiệp 3.922,58 27,32 4.107,42 28,59 184,84
2.1 Đất ở 1.299,73 33,13 1.324,96 32,26 25,23
2.2 Đất chuyên dùng 1.823,17 46,48 1.974,87 48,08 151,70 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 8,71 0,22 8,75 0,21 0,04 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 190,26 4,85 191,74 4,67 1,48 2.5 Đất sông suối và mặt nước
CD 600,71 15,31 606,94 14,78 6,23
2.6 Đất phi nông nghiệp khác - 0,16 0,004 0,16
3 Đất chưa sử dụng 805,70 5,61 661,85 4,61 (143,85)
4 Đất có mặt nước ven biển 2.900,00 2.900,00 -
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường Hậu Lộc)
3.1.2.2. Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2009, diện tích rừng của Hậu Lộc là 1.398,26 ha; trong đó rừng phòng hộ là 540,98 ha phân bố ở các xã Đa Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc, Minh Lộc...; rừng đặc dụng có 153,82 ha nằm ở khu di tích đền Bà Triệu xã Triệu Lộc... đây là nguồn tài nguyên rừng quý cần được chăm sóc và bảo vệ; rừng sản xuất có 703,46 ha nằm ở các xã Châu Lộc, Triệu Lộc, Đại Lộc, Thành Lộc, Tiến Lộc... Về mặt kinh tế giá trị không cao, tuy nhiên nó cũng góp phần trong việc cải tạo môi trường, chống xói mòn.
3.1.2.3. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Hệ thống sông ngòi bao quanh huyện với hai trạm bơm có công suất lớn ở Châu Lộc và Đại Lộc (16.000 m3/h) cùng với lượng nước mưa tại chỗ nên Hậu Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào.
Ngoài nguồn nước mưa tự nhiên và nguồn nước ngầm dùng trong sinh hoạt và đời sống, nguồn nước cho sản xuất được dùng chủ yếu từ hệ thống sông:
Sông Đò Lèn dài 3,2 km theo hứơng Tây Đông, là một nhánh của sông Mã hình thành từ Châu Lộc chảy ra biển qua cửa Lạch Sung (Đa Lộc).
Sông Lạch Trường dài 10 km theo hứơng Tây Đông là một nhánh của sông Tào Xuyên từ Thuần Lộc chảy ra biển qua cửa Lạch Trường tại Hòa Lộc.
Sông Kêng De dài 5,6 km theo hướng Bắc Nam thông với sông Lèn tại Hòa Lộc đổ ra biển qua cửa Lạch Trường tại Hòa Lộc.
Sông Trà Giang dài 16 km nối sông Lèn và sông Lạch Trường.
- Nước ngầm: Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa tháng 2 năm 1998. Đất đai ven biển Hậu Lộc có 2 lớp nước ngầm lớn trên (mạch nông) có độ sâu 10-15 m, lượng nước tương đối phong phú, lưu lượng của giếng đạt từ 0,7-1,7 lít/s. Có độ khoáng hóa dưới 1 g/l. Lớp dưới sâu hơn (mạch sâu) có áp lực yếu, lượng nước phong phú, lưu lượng giếng đạt từ 15-17 lít/s, lớp nước này bị nhiễm mặn, độ khoáng hóa từ 1-1,25 g/l .
Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện Hậu Lộc thuận lợi cho việc dự trữ và cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ đời sống dân sinh, nước tưới cho cây trồng đồng thời khá thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn đó là sự xâm nhập của chế độ thủy triều và nhiễm mặn vào đồng ruộng nhất là các xã ven biển gây khó khăn cho sản xuất.
3.1.2.4. Tài nguyên biển và nguồn lợi hải sản
Hậu Lộc có chiều dài bờ biển khoảng 12 km có 2 cửa lạch đó là Cửa Lạch Sung và Cửa Lạch Trường. Qua nhiếu năm lượng phù sa bồi đắp tương đối lớn tạo thành những bãi bồi rộng hàng trăm ha (đặc biệt là ở xã Đa Lộc) những bãi bồi này giàu thức ăn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và trồng cây chắn sóng. Nguồn lợi biển Hậu Lộc chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn lợi biển của tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là có bãi tôm ngoài khơi của Hòn Nẹ là một trong hai bãi tôm lớn của tỉnh. Hàng năm có thể khai thác được hàng nghìn tấn. Các nguồn hải sản khác như: cá nổi (cá thu, cá mực, cá ngừ...), cá đáy (cá phèn, cá hồng, cá đù...), ngoài ra còn có moi, sứa, cua... cho sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm.
- Vùng biển Hậu Lộc có nồng độ muối trong nước biển khá cao, kết hợp với khí hậu nắng to, gió mạnh tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.
- Bờ biển Hậu Lộc có khoảng 10 ha vùng biển có khả năng quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản như ngao, sò, tôm, cua.
- Bờ biển Hậu Lộc có thể xây dựng cảng cá ở Hòa Lộc.
3.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra về tài nguyên khoáng sản của Sở Công nghiệp Thanh Hóa, Hậu Lộc có các tài nguyên khoáng sản sau:
- Mỏ than bùn ở Triệu Lộc.
- Khai thác đá vật liệu xây dựng ở Quang Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc.
- Khai thác cát xây dựng ở sông Lèn và đất sét ở Châu Lộc.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ở Hậu Lộc nghèo nàn, tuy có một số khoáng sản nhưng trữ lượng không đáng kể.