Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình phát triển nông nghiệp ở huyện Hậu Lộc giai đoạn 1995- 2010
3.2.1. Những mặt tích cực
Trong 25 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển trung của cả nước, cả tỉnh, nền kinh tế của huyện Hậu Lộc đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2006 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 24 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010), huyện Hậu Lộc đó ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nhờ vậy, nông nghiệp đó đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, thể hiện một số mặt sau:
Mặc dự gặp nhiều thiên tai (hạn hán, bão, lũ) dịch bệnh, sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp vẫn liên tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư, đồng thời đóng góp lớn cho nền kinh tế của huyện Hậu Lộc nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung. Vì vậy thời gian qua các cấp, các ngành trong huyện luôn quan tâm và chỉ đạo kịp thời sản xuất nông nghiệp. Huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời ban hành các chính sách mới phù hợp với điều kiện của huyện, nên ngành nông nghiệp của huyện thời gian qua phát triển ổn định và khá toàn diện.
Năm 2010 giá trị sản xuất của ngành đạt 1.086 tỷ đồng, gấp 1,46 lần năm 2005 và 2,25 lần năm 2000; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 9,07%/năm; 2006-2010 là 7,86%/năm.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
ĐVT: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2008 2010
Tăng bình quân (%) 1996-
2000
2001- 2005
2006- 2010 I
Giá trị SX (giá CĐ 94)
195,86 482,00 744,00 940,00 1.086,00 119,73 109,07 107,86 1 Nông
nghiệp 149,00 369,40 499,00 603,00 676,00 119,91 106,20 109,93 2 Lâm
nghiệp 5,47 3,60 4,00 3,00 4,00 91,97 102,13 98,53 3 Thuỷ sản 41,39 109,00 241,00 334,00 406,00 121,37 117,20 110,99 II Cơ cấu
(%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Nông
nghiệp 76,07 76,64 67,07 64,15 62,25 2 Lâm
nghiệp 2,79 0,75 0,54 0,32 0,37 3 Thuỷ sản 21,14 22,61 32,39 35,53 37,38
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hậu Lộc)
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng tích cực, tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP bình quân giảm từ 55% giai đoạn 2001-2005 xuống còn 48,2% giai đoạn 2006-2010. Cơ cấu GDP năm 2010 là: nông, lâm, nghiệp 42,3%, công nghiệp - xây dựng 25,6%; dịch vụ 32,1%.
Cơ cấu sản xuất đã chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa; đã gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng khu vực nên các sản phẩm nông, lâm thủy sản ngày càng tăng cả về khối lượng và chủng loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong huyện, đồng thời cung cấp một phần cho thị trường bên ngoài.
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá ổn định, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong huyện. Năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 499,0 tỷ đồng (giá CĐ 94), tăng 129,6 tỷ đồng so với năm 2000, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,20%/năm, trong đó ngành chăn nuôi phát triển khá (6,53% giai đoạn 2001-2005), góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng từ 21,33% năm 1995 lên 37,09% năm 2000 và đạt 37,68% năm 2005; năm 2010, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 676 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 9,93%/năm. Sản xuất nông nghiệp đang có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp
ĐVT: tỷ đồng
T
T Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2008 2010
Tăng bình quân (%) 1996-
2000
2001- 2005
2006- 2010 1 Giá trị SX (giá
CĐ 94) 149,00 369,40 499,00 603,00 676,00 119,91 106,20 109,93 - Trồng trọt 117,22 225,00 298,00 332,00 348,00 113,93 105,78 103,15 - Chăn nuôi 31,79 137,00 188,00 253,00 306,00 133,93 106,53 110,23 - Dịch vụ NN 7,40 13,00 18,00 22,00 111,93 111,10 2 Cơ cấu 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Trồng trọt 78,67 60,91 59,71 55,06 51,48 - Chăn nuôi 21,34 37,09 37,68 41,95 45,27 - Dịch vụ NN - 2,00 2,61 2,99 3,25
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hậu Lộc)
Trồng trọt:
Trong trồng trọt đã chú trọng việc đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và đạt kết quả tốt. Diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh… ngày càng tăng, từng bước tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Năm 2005, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 298 tỷ đồng, tăng bình quân 5,78%/năm giai đoạn 2001-2005 và chiếm tỷ trọng 59,72% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp; đến năm 2010, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 348 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 51,48% giá trị sản xuất toàn ngành.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2008 là 17.332 ha, giảm so với năm 2005 là 327 ha; năm 2010, tổng diện tích gieo trồng còn 17.196,12 ha, giảm so với năm 2005 là 507 ha.
- Nhóm cây lương thực:
Cây lúa: Những năm gần đây, mặc dù một số diện tích lúa có bị thu hẹp nhưng do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích lúa lai nên sản lượng luôn tăng. Năm 2008, diện tích gieo trồng lúa là 11.080 ha, giảm 151 ha so với năm 2005 và 462 ha so với năm 2000, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng trên 8.111 ngàn tấn so với năm 2000, đưa sản lượng lương thực toàn huyện đạt trên 61 ngàn tấn; năm 2010, diện tích gieo trồng lúa còn 10.316,12 ha giảm 763,88 ha so với năm 2005 và 1.074,88 ha so với năm 2000.
Cây ngô: Được phát triển mạnh ở khắp các xã trong huyện, nhất là cây ngô đông trên đất 2 lúa, tập trung ở các xã Đại Lộc, Mỹ Lộc, Thuần Lộc, Quang Lộc, Phú Lộc... Những năm qua cây ngô tăng nhanh cả về diện tích cũng như năng suất và sản lượng. Năm 2008, diện tích gieo trồng ngô đạt 1.871 ha; sản lượng đạt 7.839,49 tấn; năm 2010, diện tích gieo trồng ngô còn 1.800 ha cho sản lượng đạt 8.280 tấn.
- Nhóm cây có củ:
Cây khoai lang: Diện tích trồng khoai năm 2000: 1.477 ha, năm 2005: 900 ha, năm 2008: 731 ha, cho sản lượng năm 2000: 8.252 tấn, năm 2005: 7.200 tấn, năm 2008: 6.213,5 tấn; năm 2010, dự kiến diện tích trồng khoai còn 650 ha giảm 169 ha so với năm 2005 và 764 ha so với năm 2000.
Cây sắn: Diện tích trồng sắn năm 2000: 44 ha, năm 2008: 10 ha, năm 2010, dự kiến diện tích trồng săn còn 10 ha.
- Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày:
Cây lạc: Diện tích gieo trồng năm 2000 là 984 ha đạt sản lượng 2.066,4 tấn; năm 2005 tổng diện tích là 1.308 ha đạt sản lượng 2.485,2 tấn, năm 2008 tổng diện tích là 980 ha đạt sản lượng 2.450 tấn; năm 2010, diện tích gieo trồng lạc còn 1.500 ha tăng 192 ha so với năm 2005 và 516 ha so với năm 2000.
Cây mía: Diện tích mía năm 2000 là 41 ha; năm 2005 là 20 ha; năm 2008 là 45 ha. Sản lượng mía năm 2000 đạt 2.294 tấn; năm 2005 đạt 1.200 tấn;
năm 2008 đạt 2.925 tấn; năm 2010, diện tích mía ổn định 40 ha.
Cây đậu tương: Diện tích tăng từ 31 ha năm 2000 lên 68 ha năm 2008, cho sản lượng từ 43,4 tấn lên 66,06 tấn.
- Nhóm cây thực phẩm:
Diện tích biến động từ 930-2.364 ha, diện tích tập trung chủ yếu là rau đậu các loại, năng suất rau các loại đạt 77 tạ/ha, đậu các loại đạt 8-10 tạ/ha, chưa có nhiều các sản phẩm rau cao cấp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ: huyện đã chỉ đạo chuyển dịch hợp lý cơ cấu cây trồng mùa vụ theo hướng tránh thiên tai đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng nhanh diện tích xuân muộn, giảm diện tích xuân sớm, bỏ xuân chính vụ, từ 67% diện tích xuân muộn năm 2003 lên 81% diện tích xuân muộn năm 2006. Đặc biệt các loại giống lúa chất lượng cao đã gieo cấy với quy mô diện rộng ở nhiều địa phương trong huyện. Chuyển diện tích lúa hay bị úng lụt vụ mùa sang gieo trồng vụ hè thu, chuyển diện tích trồng các cây lương thực hiệu quả không cao sang trồng cây công nghiệp, hoặc lúa - cá... Sản xuất vụ đông được mở rộng, trong đó chú trọng mở rộng trên diện tích đất 2 lúa.
Chăn nuôi:
Thực hiện trương trình cải tạo nâng tầm vóc đàn bò và nạc hoá đàn lợn của tỉnh, huyện đã xây dựng chương trình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với phát triển trang trại. Năm 2007, 2008 mặc dù dịch tai xanh ở lợn và dịch cúm gia cầm bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng đến hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, song ngành chăn nuôi của huyện đã có những bước phát triển khá rõ nét: năm 2005 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 188 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 6,53%/năm (giai đoạn 2001-2005), nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện lên 37,68%. Năm 2008, giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi đạt 253 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 41,96% giá trị sản xuất nông nghiệp; năm 2010 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 306 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,27% giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản lượng thịt hơi bình quân mỗi năm 10.783 tấn, trong đó thịt lợn hơi 8.472 tấn.
- Đàn bò: Chăn nuôi bò phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô đàn năm 2005 là 15.346 con; năm 2008, do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng nên giảm xuống còn 14.438 con, nhưng đến năm năm 2010 quy mô đàn đã tăng lên 22.400 con. Tốc độ tăng thời kỳ 2006- 2010 đạt trên 6%/năm. Nhiều chương trình, dự án chăn nuôi bò đã được triển khai trên địa bàn huyện. Tỷ lệ bò lai tăng từ 2,05% năm 2000 lên 14,99% năm 2005, 19,72% năm 2008 và lên 33,26% năm 2010.
- Đàn trâu: giảm mạnh qua các năm do sực kéo dần được thay thế bởi máy móc nhỏ. Năm 2008 đàn trâu trong chỉ có 747 con, giảm 1.527 con so năm 2000; đến năm 2010 tổng đàn trâu ước đạt 900 con.
- Đàn lợn: nhiều chương trình, dự án về chăn nuôi lợn và mô hình chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp được triển khai như: Chương trình phát triển đàn lợn hướng nạc; Dự án chăn nuôi lợn nái ngoại... vì vậy đàn lợn của huyện tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2008, tổng đàn lợn đạt 46.114 con, trong đó lợn hướng nạc chiếm 11,49%; năm 2010 đạt tổng đàn 100.000 con.
- Đàn gia cầm giảm mạnh do dịch cúm gia cầm phải tiêu huỷ và hạn chế chăn nuôi. Năm 2000 tổng đàn gia cầm là 594 ngàn còn; năm 2005 là 657 ngàn còn; năm 2006 giảm xuống còn 564 ngàn con. Đến năm 2008, do có các chính sách hợp lý nên đàn gia cẩm tăng ổn định ở mức 708 ngàn con; năm 2010 tổng đàn đạt 1 triệu con.
Lâm nghiệp
Thực hiện tốt công tác trồng và chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, rừng trồng tập trung. Công tác phòng chống cháy rừng luôn được quan tâm. Giai đoạn 2006-2010 đã trồng được 500 ha rừng, trong đó có 300 ha rừng ngập mặn chắn sóng và hàng triệu cây phân tán. Đến năm 2010, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 1.765 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 7,59ha, rừng trồng 1.129,9 ha, độ che phủ rừng là 8,9%. Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển ở các xã Đa Lộc, Hải Lộc... kết hợp triển khai tốt kế hoạch trồng cây nhân dân. Đất rừng được trồng các loại cây lấy gỗ kết hợp trồng xen cây lâm nghiệp với cây công nghiệp, cây ăn quả. Đã hình thành các trang trại vườn rừng, vùng cây nguyên liệu cho nhà máy giấy.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân mỗi năm đạt trên 2 tỷ đồng. Kinh tế lâm nghiệp tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung của huyện nhưng đã góp phần hạn chế xói mòn rửa trôi, chắn sóng... đảm bảo môi trường bền vững.
Khai thác, nuôi trồng thuỷ - hải sản
Phát huy lợi thế của huyện về tiềm năng thuỷ sản, những năm qua ngành thuỷ sản được quan tâm nên có bước phát triển nhanh và khá toàn điện đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ hậu cần, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của ngành nông lâm và thuỷ sản. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng nhanh từ 109 tỷ đồng năm 2000 lên 334 tỷ đồng năm 2008 và năm 2010 đạt 406 tỷ đồng; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 17,20%; 2006-2010 ước đạt 17,72%/năm. Tỷ trọng thủy sản trong giá trị sản xuất toàn ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng từ 22,61% năm 2000 lên 32,39% năm 2005 và năm 2010 là 37,38%. Ngành thủy sản đang dần khẳng định vai trò trong nền kinh tế của huyện.
Bảng 3.5: Hiện trạng sản xuất thuỷ sản huyện Hậu Lộc
TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2008 2010
Tăng trưởng BQ (%) 2001-
2005
2006- 2010
2001- 2010 1 GTSX (giá CĐ 94) tỷ
đồng 109,00 241,00 334,00 406,00 117,20 110,99 114,05 - Nuôi trồng
thuỷ sản
tỷ
đồng 15,00 50,00 95,00 126,00 127,23 120,30 123,72 - Khai thác
thuỷ sản
tỷ
đồng 92,71 185,00 226,00 260,00 114,82 107,04 110,86 - Dịch vụ
thuỷ sản tỷ
đồng 1,30 6,00 13,00 20,00 135,78 127,23 131,43 2 Cơ cấu ( %
) % 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nuôi trồng
thuỷ sản % 13,76 20,75 28,44 31,03
- Khai thác
thuỷ sản % 85,06 76,76 67,66 64,04
- Dịch vụ
thuỷ sản % 1,18 2,49 3,89 4,93
3 Nuôi trồng
thuỷ sản Ha 528,00 640,25 652,41 663,00 103,93 100,70 102,30 - Nuôi nước
ngọt Ha 218,00 314,82 321,66 328,00 107,63 100,82 104,17
- Nuôi nước
mặn lợ Ha 310,00 325,43 330,75 335,00 100,98 100,58 100,78
4 Sản lượng thuỷ sản Tấn 9.730,00 14.000,00 17.964,00 20.184,35 107,55 107,59 107,57 - Sản lượng
đánh bắt Tấn 9.028,00 11.500,00 13.152,00 14.362,31 104,96 104,55 104,75 - Sản lượng
nuôi Tấn 702,00 2.500,00 4.812,00 5.822,04 128,92 118,42 123,56
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hậu Lộc) - Về khai thác:
Khai thác thuỷ - hải sản phát triển theo hướng xa bờ, đây là thế mạnh của huyện nên sản lượng khai thác tăng nhanh. Năm 2005, sản lượng thủy sản khai thác đạt 11.500 tấn, tăng gấp 1,18 lần năm 2000; năm 2008 sản lượng là 13.152 tấn; năm 2010 đạt 14.362,31 tấn. Các xã có sản lượng khai thác thuỷ sản cao là xã Đa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc. . .
- Về nuôi trồng:
Nuôi trồng thuỷ sản (gồm cả nuôi nước ngọt, nước lợ và nước mặn) có bước phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng, góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Công tác nuôi trồng được chú trọng đầu tư và mở rộng diện tích, chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh với các đối tượng nuôi ngày càng đa dạng và các mô hình phong phú. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh.
Năm 2005 diện tích nuôi thuỷ sản toàn huyện đạt 640,25 ha, sản lượng nuôi đạt 2.500 tấn; năm 2008, diện tích nuôi toàn huyện đạt 652,41 ha; sản lượng đạt 4.812 tấn; năm 2010 đạt 663 ha với sản lượng đạt 5.822,04 tấn. Các xã có diện tích và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn là Đa Lộc, Tuy Lộc, Xuân Lộc, Hoà Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc.
- Về chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá:
Huyện đã và đang chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng một số cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích các cơ sở chế biến tư nhân phát triển;
chế biến hải sản được mở rộng gắn với việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm để nâng cao giá trị thu nhập. Một số cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng cá, bến cá... đang được đầu tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển khai thác hải sản. Năng lực đánh bắt cũng tăng nhanh, trong những năm gần đây huyện đã đầu tư trang bị thêm nhiều phương tiện khai thác, nâng đội tàu có động cơ từ 484 chiếc năm 2005 lên 497 chiếc năm 2008 và năm 2010 đạt 500 chiếc.