Kết quả thực hiện các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện hậu lộc thanh hóa (Trang 67 - 73)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện Hậu Lộc

3.3.1. Kết quả thực hiện các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện Hậu Lộc

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong thời gian qua ở huyện Hậu Lộc đã được mở rộng và đa dạng hóa, số lượng vốn được tăng lên đáng kể. Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 392.124 triệu đồng, bình quân mỗi năm thực hiện được 78.425 triệu đồng, chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt năm 2010 vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tăng vượt bậc, ước đạt 117.241 triệu đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 30% tổng vốn phát triển nông nghiệp của cả giai đoạn 2006-2010 và tăng gấp 2,4 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vốn đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn này là 25,15%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân tổng vốn đầu tư toàn xã hội 16,24%.

Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển ngành nông nghiệp huyện Hậu Lộc

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 TH 2010

Tổng số

Tỷ trọng

(%)

Tổng số

Tỷ trọng

(%)

Tổng số

Tỷ trọng

(%)

Tổng số

Tỷ trọng

(%)

Tổng số

Tỷ trọng

(%)

Tổng vốn đầu tư toàn

xã hội, trong đó: 321.032 100 367.243 100 430.516 100 501.780 100 585.914 100

* Nông - Lâm - Thuỷ sản 48.375 15,07 62.504 17,02 78.051 17,13 85.953 14,72 117.241 20,00 a, Phân theo nguồn vốn 48.375 100 62.504 100 78.051 100 85.953 100 117.241 100

- Vốn NS Trung ương

đầu tư trên địa bàn 25.029 51,74 29.499 47,20 47.290 60,59 39.481 45,93 52.391 44,69

-

Vốn NS do địa phương quản lý (bao gồm cả vốn TƯ hỗ trợ)

1.877 3,88 1.694 2,71 2.303 2,95 3.853 4,48 11.968 10,21

- Vốn tín dụng đầu tư 1.438 2,97 2.745 4,39 2.495 3,20 3.677 4,28 4.512 3,85

- Vốn nước ngoài - - - - 250 0,32 520 0,61 370 0,32

- Vốn đầu tư của DNNN 1.274 2,63 1.146 1,83 1.627 2,08 2.087 2,43 1.353 1,15 -

Vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế

18.757 38,78 27.420 43,87 24.086 30,86 36.335 42,27 46.647 39,78

b, Phân theo các

ngành, lĩnh vực 48.375 100 62.504 100 78.051 100 85.953 100 117.241 100 - Nông nghiệp (trạm, trại) 10.517 21,74 12.503 20,00 16.549 21,20 22.103 25,72 25.141 21,45 - Thuỷ lợi 17.151 35,45 31.455 50,32 39.218 50,25 29.412 34,22 47.320 40,36

- Nước sạch 586 1,21 178 0,28 305 0,39 165 0,19 257 0,22

- Lâm nghiệp 1.478 3,06 2.038 3,26 1.853 2,37 3.130 3,64 3.214 2,74 - Thuỷ sản 18.643 38,54 16.330 26,14 20.126 25,79 31.143 36,23 41.309 35,23

[]

Nếu xét theo nguồn vốn đầu tư, kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện những năm qua cụ thể như sau:

3.3.1.1. Nguồn vốn trong nước

Huyện Hậu Lộc luôn xác định vốn trong nước là nguồn vốn quyết định trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Thực tế những năm qua, nguồn vốn này giữ vị trí rất quan trọng, là nguồn vốn chủ yếu để duy trì và phát triển kinh tế.

Thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:

- Cân đối ngân sách do địa phương quản lý:

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm khá cao, đạt 12,4% (so với giai đoạn 2001-2005 là 9,6%).

Nhờ vậy mà thu ngân sách nhà nước tăng nhanh, tạo điều kiện tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Giai đoạn 2006-2010, tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển nông nghiệp đạt 21.685 triệu đồng, chiếm 16,8% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển nhưng chỉ chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này. Năm 2010, ngân sách cho phát triển nông nghiệp đạt 11.968 triệu đồng, bằng 55,2% tổng chi của cả giai đoạn 2006-2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vốn ngân sách là 76,03%, đây là nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của vốn đầu tư phát triển nông nghiệp (25,15%) .

Bảng 3.7: Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tăng trưởng bình quân

(%) I. Tổng thu NSNN 110.850 166.732 204.701 271.789 315.605 130,52 1. Thu nội địa 21.366 26.124 24.779 37.100 64.203 134,97

Tỷ trọng (%) 19,27 15,67 12,11 13,65 20,34

2. Thu khác 89.484 140.608 179.922 234.689 251.402 130,66

Tỷ trọng (%) 84,33 87,89 86,35 79,66

II. Tổng chi NSNN 94.276 139.163 178.056 261.324 299.905 134,27 1. Chi đầu tư phát triển 22.440 34.462 12.438 36.391 35.917 145,24 Trong đó: chi cho phát

triển nông nghiệp 1.877 1.694 2.303 3.853 11.968 176,03

Tỷ trọng (%) 8,36 4,92 18,52 10,59 33,32

2. Chi khác 71.836 104.701 165.618 224.933 263.988 139,28

Tỷ trọng (%) 76,20 75,24 93,01 86,07 88,02

III. Các khoản thu được để lại để chi quản lý qua NSNN

16.574 27.569 26.645 10.465 15.700 113,07

(Nguồn: Phòng Tài chính huyện Hậu Lộc)

Qua Bảng 3.7 ta thấy, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trong tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có xu hướng tăng lên cùng với việc tăng nguồn thu. Năm 2010, tỷ trọng vốn chi đầu tư phát triển nông nghiệp chiếm 33,32% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, gấp gần 4 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân của chi ngân sách cho phát triển nông nghiệp là 76,03%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân 45,24% của chi đầu tư phát triển và mức 34,27% của tổng chi ngân sách.

Tuy nhiên, mức chi ngân sách cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu vốn. Do vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra của ngành nông nghiệp thì cần phải kết hợp huy động từ nhiều nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

- Vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn:

Vốn ngân sách Trung ương đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện những năm vừa qua đóng vai trò rất quan trọng, liên tục tăng mạnh qua các năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 đạt 193.690 triệu đồng, chiếm 49,4%

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp; năm 2010 đạt 52.391 triệu đồng, bằng 27%

vốn ngân sách Trung ương đầu tư phát triển nông nghiệp của cả giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn này là 23,59%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân 25,15% của vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi lớn, đê trung ương... và đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn như: thủy sản… để tạo ra động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

 Thu hút vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng:

Theo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV [7], hoạt động tín dụng - ngân hàng đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của các thành phần kinh tế, các hộ nông dân, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 32,62%/năm. Đến năm nay doanh số cho vay đạt 928 tỷ đồng; dư nợ đạt 401 tỷ đồng, tăng 136,56% so với đầu nhiệm kỳ.

Riêng vốn tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 14.867 triệu đồng, chiếm 3,79% trên tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; năm 2010 đạt 4.512 triệu đồng, chiếm 30,35% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cả giai đoạn, và gấp 3,14 lần năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vốn tín dụng ngân hàng giai đoạn 2006-2010 là 37,97%, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nguồn vốn khác đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Ngoài ra, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, phường, thị trấn cũng đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và vay vốn của nhân dân ở các địa phương, đặc biệt phù hợp với người nông dân.

Tuy có sự tăng lên về lượng vốn qua từng năm, nhưng nguồn vốn tín dụng- ngân hàng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện.

 Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước:

Trên địa bàn huyện chỉ có 4 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành nông nghiệp (trại giống, thủy nông...) nên huy động vốn cho đầu tư phát triển từ khu vực này còn rất hạn chế. Theo Bảng 3.6 ta thấy, giai đoạn 2006-2010 đạt 7.487 triệu đồng, chiếm 1,91% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; năm 2006 đạt 1.274 triệu đồng, chiếm 2,63%; năm 2007 đạt 1.146 triệu đồng, chiếm 1,83%, năm 2008 đạt 1.627 triệu đồng, chiếm 2,08%, năm 2009 đạt 2.087 chiếm 2,43% và năm 2010 đạt 1.353 triệu đồng, chiếm 1,15%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn này là 6,26%, đây là nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân 25,15% của vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi, sản xuất giống,...

 Thu hút vốn đầu tư từ các khu vực dân cư và các thành phần kinh tế:

Ngoài các nguồn vốn trên, huyện cũng chú trọng huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Do các doanh nghiệp tham gia sản xuất - kinh doanh trong ngành nông nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và mức sống của người dân được tăng dần lên, theo đó tỷ lệ tiết kiệm cũng tăng lên nên nguồn vốn thu hút từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng lên và là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện.

Tổng vốn huy động khu vực dân cư và các thành phần kinh tế cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 153.245 triệu đồng, chiếm 39,07%

tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; năm 2010 đạt 46.647 triệu đồng, chiếm

39,78% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và gấp gần 2,5 lần so với năm 2006.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn này là 28,32%, cao hơn tốc độ tăng trưởng 25,15% của vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào các trang trại, vào nuôi trồng thủy sản.

3.3.1.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Mặc dù có nhiều lợi thế về tự nhiên và nguồn lực nhưng giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn huyện mới chỉ thu hút được một lượng rất nhỏ nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp. Đến năm 2008, mới chỉ có 1 dự án vốn phi chính phủ đầu tư cho trồng rừng ngập mặn ven biển. Năm 2008 đạt 250 triệu đồng, chiếm 0,32%; năm 2009 đạt 520 triệu đồng, chiếm 0,61%; năm 2010 đạt 370 triệu đồng, chiếm 0,32% vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Trong giai đoạn này chưa có các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI, ODA cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện hậu lộc thanh hóa (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)