Thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Cơ khí Luyện kim (LV thạc sĩ) (Trang 62 - 80)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ KHÍ - LUYỆN KIM

3.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim

Xác định đây là công việc tác động trực tiếp tới hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực. Vì thế trong những năm qua, việc hoạch định nguồn nhân lực cho từng giai đoạn, từng thời kỳ và từng năm, từng đơn vị được trường CĐCK - LK thường xuyên thực hiện một cách bài bản. Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực luôn được nhà trường dựa trên cơ sở định biên được giao và kế hoạch thực hiện chức năng nhiệm vụ, chiến lược phát triển của ngành, của nhà trường và của từng đơn vị.

Vì vậy vào mỗi dịp cuối năm, cùng với quá trình tổng kết công tác, lãnh đạo nhà

trường yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực cho những năm sau đề xuất với Ban giám hiệu.

Việc hoạch định, tính toán sử dụng nguồn nhân lực đƣợc thực hiện ở các đơn vị và nhà trường theo 3 hướng

Thứ nhất: Giảm bớt nhân lực hiện có

Thứ hai: Tuyển dụng bổ sung thêm nhân lực

Thứ ba: Thuyên chuyển lao động giữa các đơn vị cho phù hợp

Để có căn cứ cho việc hoạch định nguồn nhân lực, nhà trường yêu cầu phòng Tổ chức - Hành chính, đơn vị tham mưu về công tác nhân sự và các đơn vị chức năng cần phải có bản phân tích kỹ lƣỡng công việc

Quá trình phân tích công việc chính là quá trình tìm hiểu, xác định nội dung, đặc điểm của từng công việc. Đo lường giá trị và tầm quan trọng của nó để đề ra các tiêu chuẩn về năng lực phẩm chất người thực hiện công việc cần phải có. Phân tích công việc là yêu cầu bắt buộc, là nội dung quan trọng, là sở cứ để ra các quyết định về nguồn nhân lực, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung khác của quản trị nguồn nhân lực.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trên cơ sở bảng phân tích công việc các đơn vị cũng có những kiến nghị đề xuất về về số lƣợng và tiêu chuẩn nhân sự đƣợc tuyển chọn hoặc bổ sung cụ thể gồm các tiêu chuẩn cơ bản sau:

+ Sức khỏe (thể lực, trí lực) - ngoại hình + Giới tính

+ Trình độ học vấn - Trình độ chuyên môn + Tuổi tác, kinh nghiệm

+ Nơi học tập, tốt nghiệp + Trình độ ngoại ngữ.

Về số lƣợng: tính từ năm 2011 đến 2014 để phục vụ cho chiến lƣợc phát triển và bổ sung số nhân lực thiếu hụt do chuyển đi và về hưu nhà trường đã tuyển dụng 31 người trong đó phần đông là giáo viên.

Như vậy có thể nói, công tác hoạch định nguồn nhân lực được trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim thường xuyên quan tâm thực hiện. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự thay đổi trong cơ cấu thị trường lao động, sự cạnh tranh quyết liệt trong công tác tuyển sinh làm cho số lượng sinh viên của nhà trường bị giảm sút, hiện tƣợng giảng viên không có giờ lên lớp, cán bộ quản lý nhàn rỗi đã xuất hiện. Điều này kéo theo thu nhập của cán bộ, giảng viên cũng giảm sút theo. Chính vì vậy công tác hoạch định nguồn nhân lực để đảm bảo việc làm, thu nhập và chiến lược dai hạn của nhà trường càng được lãnh đạo nhà trường quan tâm. Thật sự đây là một thách thức không nhỏ đối với toàn trường.

3.2.2. Tuyển dụng nguồn nhân lực

Dựa trên kết quả hoạch định nguồn nhân lực, nhà trường tiến hành công tác tuyển dụng lao động.

Công tác tuyển dụng lao động được trường CĐCK - LK đặc biệt quan tâm vì

đây là khâu lựa chọn những con người cụ thể đáp ứng yêu cầu của công việc và kịp thời bổ sung nhân lực cho quá trình giảm cơ học và tạo NNL chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của trường. Trong những năm qua, ngoài số lao động chuyển

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đi thì tính trung bình hàng năm, số lượng cán bộ, giảng viên đến tuổi nghỉ hưu vào khoảng 2% - 4% tổng số lao động của trường.

Việc tuyển dụng đƣợc thực hiện theo đúng quy định hiện hành gồm các bước: lập kế hoạch tuyển dụng, thông báo tuyển dụng, nhận và sơ tuyển hồ sơ, thi tuyển, công nhận và thông báo kết quả thi, ra quyết định tuyển dụng, phân công, giao việc và người hướng dẫn.

Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng:

Trên cơ sở hoạch định nguồn nhân lực, nhà trường tiến hành thành lập Hội đồng tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng bao gồm;

+ Hiệu trưởng - Chủ tịch hội đồng

+ Phó Hiệu trưởng phụ tránh nội chính - phó chủ tịch hội đồng + Trưởng phòng phụ trách công tác nhân sự - ủy viên thường trực + Chủ tịch công đoàn- ủy viên

+ Bí thƣ đoàn thành niên - Ủy viên

+ Trưởng các phòng, khoa, trung tâm có người tuyển dụng - ủy viên

- Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển dụng trong đó xác định cụ thể những nội dung sau:

+ Số lượng người được tuyển dụng ở các vị trí + Giới tính

+ Các yêu cầu về ngoại hình, trình độ, nơi tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ...

+ Xác định nguồn tuyển dụng - có thể ở bên trong và bên ngoài trường.

+ Thời gian tuyển dụng - Thông thường vào tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm + Hình thức tuyển dụng

+ Các hình thức thông báo tuyển dụng + Thời gian nhận hồ sơ...

So với trước đây, yêu cầu về nhân sự đã được nâng lên một bước và phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và của nhà trường. Các ứng viên tham gia tuyển dụng vào trường CĐCK - LK đòi hỏi phải tốt nghiệp chính quy tại các trường đại học và đúng chuyên ngành cần tuyển, chỉ duy nhất 01 hình thức tuyển dụng là thi tuyển.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Các trường hợp tuyển nhân viên phục vụ, bảo vệ thì thông qua xét tuyển đối với các ứng viên có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và duy trì cơ chế hợp đồng lao động.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng

Khi tuyển dụng lao động, trường CĐCK - LK thực hiện thông báo tuyển dụng trên các phương tiện như: Website của nhà trường, bảng tin, thông tin nội bộ, và đài phát thanh truyền hình thái nguyên.đảm bảo công khai, minh bạch về chỉ

tiêu, yêu cầu các vị trí cần tuyển. Thời gian nộp hồ sơ và thi tuyển...

Bước 3: Nhận và sơ tuyển hồ sơ

Sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng tuyển dụng tiến hành nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên, nghi lại những thông tin chủ yếu của các ứng viên và có

thể loại bớt những ứng viên không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn đề ra để không cần làm các thủ tục tiếp theo trong quá trình tuyển dụng. Đồng thời nếu ứng viên nào còn thiếu những thủ tục giấy tờ gì thì yêu cầu bổ sung

Bước 4: Thi tuyển

Việc thi tuyển của các ứng viên đƣợc thực hiện qua các công việc

+ Tất cả các ứng viên phải viết một bài luận về chủ đề mà Hội đồng tuyển dụng chuẩn bị sẵn, thời gian viết tối đa là 3 tiếng.

+ Nếu thi tuyển làm giảng viên thì phải làm một bài kiểm tra về chuyên môn và giảng một bài trên cơ sở bốc thăm 3 bài đã đƣợc chuẩn bị sẵn. Nếu ứng cử viên nào lọt qua vòng một thì tiếp tục giảng một bài khác ở vòng hai.

+ Nếu thi tuyển các chức danh khác ngoài chức danh giáo viên, ngoài viết một bài luận theo quy định thì các ứng viên cũng phải làm một bài kiểm tra theo chuyên môn cần tuyển.

+ Ngoài việc kiểm tra viết và giảng bài thì các ứng viên cũng phải thực hiện một buổi phỏng vấn nhằm chọn ra những ứng viên xuất sắc, qua đó hội đồng có thể đánh giá đƣợc khả năng tƣ duy,ứng xử, giao tiếp, xử lý tình huống của các ứng viên.

Bước 5: Đánh giá ứng cử viên và ra quyết định.

Việc đánh giá kết quả quá trình thi tuyển của các ứng viên dựa trên cơ sở điểm số của từng người. Mỗi tiêu chí đề ra trong bảng điểm đều được thống nhất trong Hội đồng tuyển dụng. Kết quả thi tuyển của các ứng viên đƣợc công bố công

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn khai, minh bạch trên website và bảng tin của nhà trường.

Sau khi có kết quả thi tuyển, trưởng phòng Tổ chức - Hành chính đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định tuyển dụng. Trong quyết định tuyển dụng, tùy vào mỗi chức danh mà thời gian thử việc được xác định là bao nhiêu. Thông thường với chức danh giảng viên thời gian thử việc là 01 năm kể từ ngày ký quyết định tuyển dụng, còn lại các chức danh khác là 06 tháng. Hết thời gian tập sự nhà trường tiến hành kiểm tra lần cuối nhận thức về nhà trường và chuyên môn cũng với hình thức thi tuyển. Nếu những ứng viên đã đƣợc tập sự mà đáp ứng đƣợc thì hai bên tiến hành ký hợp đồng.

Từ năm 2011 đến 2014 về cơ bản nguồn cán bộ, giảng viên đƣợc tuyển dụng mới đáp ứng tốt các nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao.

Bảng 3.9. Số lượng cán bộ, giảng viên được trường CĐCK - LK tuyển dụng giai đoạn 2011 đến 2014

Năm Tổng số CB CNV và giảng viên đƣợc tuyển dụng

Trong đó

CBCNV Giảng viên

2011 8 2 6

2012 10 2 8

2013 10 3 7

2014 3 1 2

Tổng 31 8 23

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính trường CĐCK - LK)

Qua số liêu trên ta thấy rằng, quá trình tuyển dụng của trường được thực hiện hàng năm nhưng với số lượng không đều. Cho đến năm 2014, số lượng người được tuyển dụng giảm gấp 3 đến 4 lần những năm trước. Điều này cũng phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường bởi vì số lượng học sinh,sinh viên giảm mạnh do vậy nhu cầu tăng thêm người lao động cũng giảm theo.

Hơn nữa phần đông số người được tuyển là giảng viên còn lại số lượng cán bộ, công nhân viên chỉ chiếm 1/3, điều này thể hiện rõ quan điểm trong công tác quản trị nguồn nhân lực của lãnh đạo nhà trường là tăng cường lực lượng lao động trực tiếp, giảm thiếu số lƣợng lao động phục vụ hay lao động gián tiếp trong quá

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn trình đào tạo.

Công tác tuyển dụng được thực hiện thường xuyên là một thuận lợi rất lớn của nhà trường, của các đơn vị trực thuộc, nó đảm bảo sự thay thế cần thiết khi có

lao động chuyển đi hoặc về hưu. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, hiện tượng cán bộ giảng viên đang công tác tại trường bỏ việc rất lớn. Chỉ tính từ 2011 đến 2014 ngoài số người về hưu là 18 người thì có 14 người bỏ việc trong đó có 11 người là

giảng viên và cơ bản có trình độ thạc sĩ. Đây là một thực tế khiến việc bố trí sắp xếp lao động trong đơn vị nhiều lúc gặp những khó khăn nhất định.

Mặt khác quá trình tuyển dụng tuy diễn ra hàng năm nhưng thường kéo dài.

Từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thi, phê duyệt kết quả thi đến khi tuyển dụng đƣợc lao động kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Nhƣ vậy khi đơn vị thiếu nhân lực phải đợi trong khoảng thời gian dài gây rất nhiều khó khăn trong việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực ở cơ sở, nhất là lực lƣợng bảo vệ chuyên trách. Không đủ nhân viên bảo vệ để bố trí trực 24/24 giờ/ngày, nên cán bộ nghiệp vụ khác nhiêu khi phải kiêm cả công tác bảo vệ nhà trường về ban đêm.

3.2.3. Đào tạo và phát triển nhân lực

Là một đơn vị giáo dục đào tạo, trường CĐCK - LK luôn quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng uy tín, thương hiệu của nhà

trường trước cộng đồng xã hội. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được nhà trường thực hiện qua các công đoạn sau đây:

3.2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Hàng năm Trường CĐCK - LK luôn xác định nhu cầu đào tạo trong năm để từ đó đặt ra các kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, việc xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào các nội dung sau:

- Tiêu chuẩn cán bộ công chức viên chức, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với từng vị trí công tác do Bộ chủ quản và nhà nước đề ra.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý và công tác phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường, của Bộ.

- Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ giảng viên

- Các chủ trương, chính sách hoặc các chương trình, đề án phát triển của nhà

trường trong ngắn và dài hạn.

- Các quy định bắt buộc của địa phương, của Bộ Công thương...

- Nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng phát triển hoặc khả năng áp dụng kiến thức đƣợc đào tạo vào trong công việc của mỗi cá nhân người lao động trong nhà trường.

3.2.3.2. Lập kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Trong những năm qua, đã có nhiều kế hoạch, đề án được xây dựng hướng tới mục tiêu phát triển NNL nhƣ: kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức hàng năm; đề án sắp xếp, tinh giảm biên chế; các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đánh giá, nhận xét kết quả công tác của công chức hàng năm theo quy định của các Bộ.

Hàng năm, trường CĐCK - LK xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng đối tƣợng đào tạo, lớp học, thời gian học… theo yêu cầu ngạch bậc, chức danh công chức hiện giữ và chức danh quy hoạch.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển NNL.

Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để công chức tham gia các khóa tập huấn, đào tạo tập trung, không tập trung để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ , tin học , ngoại ngữ , các kỹ năng cần thiết trong công việc…đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài theo lộ trình thực hiện chiến lược phát triển của trường .

3.2.3.3. Nội dung, lĩnh vực, đối tượng và hình thức đào tạo

Tùy thuộc vào từng đối tƣợng đƣợc đào tạo hoặc căn cứ vào quy hoạch cán bộ, mục tiêu đào tạo, Trường CĐCK - LK sẽ lựa chọn các nội dung, lĩnh vực cho phù hợp. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2014 nhà trường đã tập trung đào tạo một số

nội dung nhƣ sau:

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Đào tạo lý luận chính trị với trình độ trung cấp và cao cấp, kiến thức về quản lý nhà nước, về quốc phòng, an ninh, kiến thức pháp luật.

Đây là nội dung đào tạo dành cho những cán bộ giảng viên là trưởng phó các đơn vị hoặc là những người trong quy hoạch phát triển. Đây là nội dung bắt buộc mà nhà trường yêu cầu các cán bộ, giảng viên nói trên phải trang bị. Hình thức đào tạo của nội dung này cơ bản là học chính quy không tập trung tại Trường Chính trị tỉnh và các Học viện Chính trị Hành chính quốc gia.

Để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho người học, nhà trường thường bố

trí thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cụ thể: đối với trình độ trung cấp nhà trường hỗ trợ 50% tiền học phí, với trình độ cao cấp hỗ trợ 100%, ngoài ra người học vẫn được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

- Đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

Việc đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu là đội ngũ

cán bộ quản lý khoa, phòng, trung tâm và các giảng viên trong nhà trường. Nhu cầu đào tạo của họ cơ bản là trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

Hiện nay trong nhà trường đang duy trì hai hình thức:

+ Thứ nhất: Người lao động tự đề xuất nhu cầu đào tạo cá nhân phù hợp với căn cứ, điều kiện, tiêu chuẩn của nhà trường. Với hình thức này người học chỉ được hỗ trợ 50% tiền học phí, còn các chi phí khác thì người học phải tự chủ. Ngoài ra người lao động vẫn phải hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao thì mới được hưởng các quyền lợi khác.

+ Thứ hai: Người lao động được cử đi học theo yêu cầu của nhà trường thì

được bố trí thời gian, đài thọ 100% kinh phí đào tạo và được hưởng các chế độ khác theo quy định.

Về hình thức đào tạo: phần đông người lao động đi học tại các trường đại học, học viện trong nước với hình thức chính quy không tập trung, còn lại một số

trường hợp đi học tại nước ngoài thì học theo hình thức tập trung, - Đào tạo ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác.

Đây là yêu cầu bắt buộc của nhà trường đối với từng cán bộ giảng viên nhằm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Cơ khí Luyện kim (LV thạc sĩ) (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)