Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Thành phố Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 38 - 42)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN

1.2.1.1. Kinh nghiệm của KBNN Vĩnh Phúc

Trong những năm vừa qua, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý, kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý, kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản có những nét nổi trội sau:

Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được Trung ương ban hành, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cụ thể hóa các văn bản hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư. Trước mắt, tập trung hướng dẫn triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư, Đấu

thầu, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Kinh doanh bất động sản. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực XDCB của tỉnh, đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các văn bản của Sở , Ban, Ngành liên quan, và sự thống nhất giữa văn bản của TW với văn bản của địa phương, tránh tình trạng luật của Nhà nước quy định một kiểu, văn bản của địa phương lại ban hành không phù hợp, thống nhất với những quy định của nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư, cản trở công tác thi hành pháp luật tại địa phương. quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của tỉnh Vĩnh Phúc là đã thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng ở các cấp, các ngành về nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng hiện có và mới bổ sung, công tác quản lý chất lượng công trình, công tác quản lý đô thị đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng, hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư xây dựng cơ bản, và gắn với các bước trong trình tự đó là quy định rõ về thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm quyền hạn của người quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành cấp phát vốn đầu tư XDCB. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của tỉnh Vĩnh Phúc trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của KBNN Nam Định

Để có cơ sở đánh giá trình độ, năng lực cũng như có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, KBNN Nam Định đã tổ chức hội thi nghiệp vụ công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB. Nội dung thi gồm 2 phần: Thi lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm và thi thực hành thông qua việc xử lý các tình huống nghiệp vụ thực tế đã phát sinh tại các đơn vị KBNN trong địa bản tỉnh. Hội thi diễn ra nghiêm túc, chất lượng và thành công, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra chính là dịp để công chức làm công tác kiểm soát chi học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát huy lòng yêu ngành, yêu nghề nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ được giao.

Luôn khuyến khích cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học về các mảng nghiệp vụ KBNN nói chung, nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB nói riêng.

Các chương trình nghiên cứu khoa học giúp cán bộ đào sâu nghiên cứu về lĩnh vực mà mình làm việc, qua đó phân tích những hạn chế, vướng mắc từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB. Việc tham gia nghiên cứu sẽ giúp mỗi công chức nâng cao khả năng tư duy, hiểu sâu, hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị. Nghiên cứu khoa học giúp cán bộ KBNN có thể tham gia đóng góp, khuyến nghị với cấp trên trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách có liên qua trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi dự án đầu tư xây dựng cơ bản cho KBNN Thành phố Thái Nguyên

Qua kinh nghiệm của các TPTN lân cận, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tham khảo vận dụng trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN TPTN như sau:

Một là, phải có cơ chế kiểm soát chi ĐT XDCB được pháp luật quy định với mức độ tối thiểu là ở cấp Nghị định của Chính phủ; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ đầu tư về việc sử dụng vốn NSNN và vai trò của cán bộ kiểm soát chi;

gắn trách nhiệm, quyền lợi và các chế tài xử lý đối với chủ đầu tư và cán bộ kiểm soát chi.

Với mức độ pháp lý hoá này thì hiệu lực và trách nhiệm thi hành của các đơn vị sử dụng nguồn vốn NSNN và cơ quan kiểm soát chi sẽ thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn rất nhiều. Với phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng vốn NSNN phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí, để làm được việc khống chế chi phí đầu tư XDCB dự án không được phá vỡ hạn mức chi phí được duyệt ở mỗi giai đoạn. Điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể và sự giám sát lẫn nhau cũng như toàn xã hội. Từng bước hoà nhập thông lệ quốc tế, phù hợp với cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế hành nghề chuyên gia định giá, thành lập hiệp hội quản lý chi phí và giá xây dựng. Xu hướng là quản lý theo sản phẩm đầu ra với những kế hoạch dài, trung hạn và đầu tư theo chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư từ nguồn NSNN nói riêng.

Hai là, trình độ của cán bộ kiểm soát chi ĐT XDCB phải được chuyên môn hóa, đào tạo hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.

Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức, học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập như một sinh hoạt thường xuyên trong cơ quan.

Ba là, xây dựng bộ máy quản lý điều hành, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản NSNN phân định trách nhiệm rõ ràng, thực hiên nghiêm theo luật pháp quy định.

Đối với KBNN việc kiểm soát thanh toán trên cơ sở căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ. Quy định rõ về việc kiểm soát thanh toán theo những nội dung cụ thể theo dự toán năm, nghiệm thu, trách nhiệm chuyển tiền và thời hạn giải quyết công việc thanh toán. Nhìn chung trách nhiệm KBNN trong bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hợp lý, rõ ràng, thuận tiện và dễ thực hiện.

Bốn là, phải kiện toàn bộ máy làm công tác kiểm soát chi ĐTXDCB.

Đảm bảo bộ máy đủ biên chế, đáp ứng yêu cầu đề ra nhất là cán bộ ở KBNN cấp huyện, xây dựng nội dung kiểm soát chi chặt chẽ, hoàn thiện quy trình kiểm soát thống nhất và đồng bộ đáp ứng với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Năm là, định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiên nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biên pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ.

Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát chi đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.

Chương 2

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Thành phố Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)