Khái quát chung về KBNN Thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Thành phố Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 51 - 59)

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN KBNN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát chung về KBNN Thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN TPTN Thành phố Thái Nguyên Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập nha Ngân Khố trực thuộc Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên về sự thành lập của KBNN Việt Nam. Nha Ngân Khố có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung các khoản thu về thuế, đảm vụ quốc phòng, tiền thu công phiếu kháng chiến, quản lí và giám sát các khoản cấp Ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính, tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn quốc, đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp, loại bỏ ảnh hưởng của đồng Đông Dương và các loại tiền khác của địch và tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lí tài chính..

Năm 1951, cùng với sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, KBNN cũng được thành lập. Theo đó, KBNN là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lí thu chi quỹ NSNN.

Đến năm 1990, Quản lí và điều hành quỹ NSNN trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước.

Sau thời gian dài nghiên cứu, tổ chức thí điểm và điều chỉnh, KBNN đã được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Ngày 4-1-1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; Theo Quyết định Số 07/HÐBT, hệ thống KBNN được tổ chức thành 3 cấp: ở Trung ương có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục KBNN; ở huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh KBNN.

Ngày 1- 4 - 1990, ngày hệ thống KBNN được tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước.

Ngày 01/4/1990, KBNN Thái Nguyên chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định Số 07/HÐBT. KBNN Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của KBNN Thành phố Thái Nguyên 3.1.2.1. Chức năng

Chức năng, nhiệm vụ KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc TPTN: (Quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 Của Tổng Giám đốc KBNN)

KBNN Thành phố Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc KBNN TPTN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Thành Phố Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

KBNN Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, các khoản thu cho các cấp ngân sách.

- Thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác của nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.

- Quản lý ngân quỹ KBNN theo chế độ quy định.

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho, quỹ tại KBNN Thành Phố Thái Nguyên.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Thành phố Thái Nguyên.

- Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN Thành phố Thái Nguyên tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN Thành phố Thái Nguyên

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước, hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN thành phố Thái Nguyên quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ… theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, báo cáo về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền, thống kê báo cáo quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN Thành phố Thái Nguyên.

- Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN Thành phố Thái Nguyên.

- Tổ chức công tác tiếp dân tại KBNN Thành phố theo quy định.

- Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN Thành phố theo quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

- Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN Thành phố theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN TPTN giao.

3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của KBNN Thành phố Thái Nguyên

KBNN Thành phố Thái Nguyên trực thuộc KBNN Thái Nguyên, có cơ cấu tổ chức gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các tổ nghiệp vụ sau: Tổ Tổng hợp hành chính, Tổ Kế toán nhà nước.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Thành Phố Thái Nguyên

(Nguồn: KBNN Thành phố Thái Nguyên) - Giám đốc KBNN Thành phố Thái Nguyên chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN Thái Nguyên và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị.

- Phó Giám đốc KBNN Thành phố Thái Nguyên chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

- Tổ Tổng hợp-Hành chính: có trách nhiệm tham mưu, giúp Giám đốc KBNN trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chủ trì đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của KBNN; chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai công tác phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ; quản lý ngân quỹ KBNN theo chế độ quy định; Thực hiện quyết toán và kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo sự phân công của KBNN TPTN; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ, đột xuất cho KBNN TPTN, cơ quan tài chính địa phương và các cơ quan có thẩm quyền; Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính; là đầu mối đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo theo quy định.

- Tổ kế toán Nhà nước: Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN Thành phố Thái Nguyên trong việc tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định; Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN Thành phố quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, tiền, ấn

Giám đốc

Phó giám đốc

Tổ tổng hợp hành chính

Tổ kế toán Nhà nước

chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN Thành phố, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; thống kê, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN Thành phố; Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN Thành phố; Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi NSNN qua KBNN Thành phố; Thực hiện công tác thống kê, điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kế toán và báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực kế toán theo chế độ quy định; Quản lý kinh phí nội bộ, thực hiện hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do KBNN TPTN cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định.

Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; quản lý kho, quỹ tại KBNN Thành phố; Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá, ấn chỉ đặc biệt do KBNN Thành phố quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Tổ chức thực hiện việc vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá và ấn chỉ đặc biệt theo lệnh của cấp có thẩm quyền;

3.1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016

Trong những năm qua, Thành phố Thái Nguyên đã đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, đồng thời với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có khả năng giải quyết nhiều việc làm; Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp đầu vào cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thành phố Thái Nguyên chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo hướng hiện đại: đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động vốn và các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Lập và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn theo

định hướng phát triển hệ thống đô thị TPTN Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch, phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ; hỗ trợ các xã trong quy hoạch thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư nông thôn. Từng bước xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân.

* Những thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB

TPTN Thái Nguyên có các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho tổ chức thực hiện đầu tư XDCB như sắt thép: Trên địa bàn TPTN Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn. Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn), tập trung ở khu núi Voi, La Hiên khoảng 222 triệu tấn. Các nhà máy xi măng trên địa bàn TPTN cung cấp mỗi năm khoảng 3 triệu tấn/năm.

Thái Nguyên là đầu mối giao thông thuận tiện nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía bắc, các TPTN phía bắc và đông bắc nước ta như: quốc lộ 37, quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 18, các tuyến đường sắt đi các TPTN phía bắc, đường thuỷ.

Đây là một thế mạnh cho giao lưu hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

* Những hạn chế và thách thức

Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư song vẫn còn nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đủ vốn để hoàn thiện công trình, công tác duy tu, bảo dưỡng không được tiến hành thường xuyên dẫn đến nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều dự án thủy lợi do không được bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp, gây lãng phí nguồn nước và không bảo đảm trong quá trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tốc độ tăng dân số bình quân năm 2016 so với năm 2013 là 1,12 % (1.240 người), phần nào gây sức ép lớn về vấn đề đất đai do quỹ đất của Thành Phố Thái Nguyên không còn nhiều. Nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Thành Phố chưa phát huy được hết thế mạnh tiềm năng, nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và cấp quyền sử dụng đất, chính vì vậy ngân sách chưa đảm bảo được nhu cầu chi trên địa bàn và phải trợ cấp từ NSTW, ngân sách TPTN do đó việc bố trí vốn cho các dự án đầu tư XDCB còn gặp nhiều khó khăn.

3.1.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có những bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực kể cả đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Trong đó vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn toàn Thành phố Thái Nguyên đã triển khai tổng số 533 dự án với tổng kinh phí hơn 226 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

* Theo nguồn vốn đầu tư và đơn vị chủ đầu tư

Thực hiện kế hoạch trong 5 năm (2012- 2016), UBND Thành phố Thái Nguyên, tổng số có 533 dự án trong đó 479 dự án đã được triển khai với tổng số vốn thực hiện thanh toán qua KBNN Thành Phố Thái Nguyên là: 226,040 tỷ đồng.

Các dự án do các Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng cấp Thành phố, các xã làm chủ đầu tư gồm: Nguồn vốn ngân sách do cấp tỉnh quản lý 44 dự án với kinh phí thực hiện thanh toán là: 35,908 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách cấp Thành phố quản lý là: 142 dự án với tổng kinh phí thực hiện thanh toán là: 138,87 tỷ đồng;

nguồn vốn ngân sách cấp xã quản lý là: 347 dự án với tổng kinh phí thực hiện thanh toán là: 50,035 tỷ đồng.

Ngoài ra vốn huy động đóng góp của nhân dân, các đơn vị, tổ chức trên địa bàn phục vụ đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 4-5 tỷ đồng/năm, chủ yếu trong đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá thể thao phường, xã, các công trình di tích lịch sử văn hoá.

* Theo lĩnh vực đầu tư

Tổng số 533 dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn trên các lĩnh vực đầu tư với tổng số vốn thực hiện thanh toán qua KBNN Thành phố Thái Nguyên là:

226,040 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

- Về quy hoạch: có 27 dự án, tổng vốn thanh toán 9,041 tỷ đồng, trong đó đã cơ bản hoàn thành việc quy hoạch, chiếm 4% vốn đầu tư.

- Về hạ tầng kinh tế: Có 249 dự án với tổng kinh phí thực hiện là 103,978 tỷ đồng, chiếm 46% tổng vốn đầu tư. Trong đó đáng chú ý là đầu tư đường giao thông liên xã, liên xóm đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có điều kiện phát triển mở rộng sản suất, giao lưu buôn bán tăng thu nhập cho người dân vùng dự án đầu tư.

- Về hạ tầng xã hội: Giáo dục và đào tạo cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư không nhỏ. Nguồn vốn ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo bao gồm: hệ thống các trường học, tiểu học, mầm non, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng nhà văn hóa tổ, phường; Trong các năm qua đã đầu tư 212 dự án trong lĩnh vực giáo dục với tổng kinh phí 85,895 tỷ đồng, chiếm 45% tổng đầu tư.

Ngoài ra, còn đầu tư khoảng 45 dự án với số vốn là 27,124 tỷ đồng cho các dự án công trình khác, như về thương mại, dịch vụ, trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền, công an, quân sự,.. chiếm 12% tổng vốn đầu tư quản lý. Các dự án đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, hiện đại hoá các công sở, đảm bảo tốt công tác an ninh quốc phòng và hoạt động của hệ thống chính trị.

Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ NSĐP luôn được TPTN coi trọng và xác định tuy nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn vốn có tính quyết định đến định hướng phát triển của địa phương. TPTN đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách có hiệu quả hơn. Trong giai đoạn 2012 đến 2016, nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các dự án sử dụng vốn nhà nước tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2012 là 211 dự án với vốn đầu tư là 205,05 tỷ đồng, thì đến năm 2016 có 236 dự án với vốn đầu tư là 620,57 tỷ đồng, tăng 302 %.

Định hướng trong giai đoạn 2013-2016 là tập trung đầu tư vào hoàn thành các dự án thuộc các cụm công trình trọng điểm, giải quyết triệt để các vấn đề bức xúc trong quản lý đô thị và hạ tầng xã hội, trong đó công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng cần phải quan tâm, đi trước một bước để tạo tiền để cho việc triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư XDCB về sau.

Tóm lại, dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN có khối lượng ngày càng tăng, vì vậy cần được tập trung chỉ đạo và quản lý chặt chẽ để giải quyết những vấn đề ngắn hạn và dài hạn và định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Thành phố Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)