Mối quan hệ giữa bán hàng và marketing

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp marketing để nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty tnhh thương mại dịch vụ ebs (Trang 61 - 64)

Bán hàng và marketing có mối quan hệ chặt chẽ: một doanh nghiệp muốn đạt được doanh số bán hàng cao cần phải có sự phối hợp tốt giữa bộ phận bán hàng và marketing. Bởi danh sách khách hàng tiềm năng - được coi là sản phẩm của bộ phận marketing nếu có chất lượng cao sẽ hỗ trợ rất tốt và tiết kiệm thời gian cho bộ phận bán hàng, ngược lại, khi bộ phận bán hàng khai thác tốt danh sách này, sẽ tăng hiệu quả của một chiến dịch marketing.

Và trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, hai bộ phận này càng cần phối hợp tốt với nhau nhằm tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh. Đây chính là những tính năng một giải pháp CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao hiệu quả kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.

Bằng việc ứng dụng hệ thống CRM nhằm hỗ trợ cho sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận bán hàng và marketing, các doanh nghiệp có thể đảm bảo đội ngũ marketing sẽ nhận được những phản hồi có tính xây dựng từ bộ phận bán hàng về chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng, đồng thời danh sách này cũng được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước hết, CRM cho phép theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng và thực hiện các phép đo. Bằng cách liên tục kiểm tra danh sách, đồng thời rà soát các mối liên hệ với khách hàng, nhân viên sẽ chủ động trong việc phát hiện xu hướng mua sắm của khách hàng, chăm lo cho hoạt động marketing, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội bán hàng.

Bên cạnh đó, ngoài khả năng theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng, CRM cũng cho phép kiểm soát nguồn dữ liệu chiến lược về chiến dịch marketing và bán hàng. Tại bất cứ thời điểm nào, doanh nghiệp cũng có thể

cập nhật thông tin không chỉ về tình trạng mới nhất của danh sách khách hàng tiềm năng, mà còn thông tin về tỷ lệ khách mua hàng cũng như doanh thu có được. Từ những phép đo này, doanh nghiệp có cơ sở phân tích, tìm ra phương pháp cải thiện hơn nữa hoạt động marketing và bán hàng, đưa ra những điều chỉnh phù hợp và kịp thời cho chiến dịch marketing hay chiến lược bán hàng, nâng cao kĩ năng bán hàng và kĩ năng phục vụ cho nhân viên.

Không chỉ vậy, sự tích hợp giữa hai công đoạn marketing và bán hàng còn tạo tính chia sẻ thông tin cao. Một ví dụ đơn giản như khi nhân viên bán hàng cảm thấy đặc điểm những khách hàng tiềm năng trong danh sách gửi tới họ không phù hợp, họ có thể đưa ra lý do và chuyển lại danh sách này cho bộ phận marketing, yêu cầu tìm nhóm bán hàng phù họp hơn. Ngoài ra, có trường họp khách hàng có thể rất tiềm năng nhưng lại chưa sẵn sàng mua hàng tại thời điểm hiện tại, khi đó, thay vì bỏ lỡ cơ hội bán hàng, CRM cho phép lưu lại danh sách và bộ phận marketing có thêm thời gian nghiên cứu, xây dựng lòng tin đối với đối tượng khách hàng này, thúc đẩy nhu cầu mua hàng.

Như vậy, khi có công cụ tốt và với những tính năng thiết thực như trên, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn, rút ngắn chu kỳ bán hàng, cho phép theo dõi ROI của mỗi chiến dịch marketing, và quan trọng hơn, có thể tìm ra phương pháp bán hàng hiệu quả, chủ động thiết kế các chiến dịch marketing đảm bảo thu được kết quả tốt hơn trong tương lai.

Hoạt động bán hàng và các giải pháp marketing luôn tồn tại một mắt xích nếu biết cách xây dựng một quảng cáo hiệu quả, ta sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn. Nếu nắm được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì việc thỏa mãn cho họ cũng không phải vấn đề quá khó.

Marketing đòi hỏi phải hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng, xác định giá cả phù hợp.. ..đó có điều kiện cần và đủ để bán hàng có hiệu quả.

Vì vậy, để cải thiện tình hình bán hàng của một Công ty thì trước hết phải có các giải pháp marketing đúng đắn và phù hợp.

Để xuất giải pháp marketing để nâng cao hiêu quả bán hàng của Công ty TNHH Thương M ạ! Dịch Vụ EBS

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp marketing để nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty tnhh thương mại dịch vụ ebs (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)