CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VCB ĐÀ NẴNG
2.2.1. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB Đà Nẵng
a. Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp của VCB Đà Nẵng a1. Số lượng doanh nghiệp tiền vay
Hình 2.3. Số lượng doanh nghiệp tiền vay của VCB Đà Nẵng 2011 - 2013
Số lượng doanh nghiệp tiền vay tại Chi nhánh tăng dần qua các năm.
Cuối năm 2013, VCB Đà Nẵng có 297 doanh nghiệp tiền vay tăng 38 doanh nghiệp so với năm 2012 và tăng 108 doanh nghiệp so với năm 2011.
Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, dư nợ tín dụng doanh nghiệp cũng có sự gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 18%. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (bình quân khoảng 88%) trong tổng dư nợ của Chi nhánh.
Bảng 2.5. Tỷ trọng dư nợ theo đối tượng khách hàng 2011 - 2013 Đơn vị: %
2011 2012 2013 Bình quân
1. KHDN 90,27 88,08 84,99 87,78
2. Cá nhân 9,73 11,92 15,01 12,22
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Phòng Vốn - VCB Đà Nẵng)
a2. Cơ cấu doanh nghiệp tiền vay: Doanh nghiệp tiền vay tại VCB Đà Nẵng đa dạng theo quy mô, loại hình sở hữu và ngành nghề kinh doanh.
ỉ Theo quy mụ doanh nghiệp
Phân loại KHDN theo quy mô năm 2011- 2013 (Phụ lục 6)
Cả về số lượng và dư nợ của các doanh nghiệp quy mô lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ đều tăng dần qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013.
Trong số 297 doanh nghiệp tiền vay của Chi nhánh năm 2013, có 40 doanh nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng 13,47% số lượng KHDN và 40,71%
dư nợ KHDN, 35 doanh nghiệp quy mô trung bình chiếm tỷ trọng 11,78% về số lượng và 24,29% về dư nợ, 59 doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng 19,87% về số lượng và 8,52% về dư nợ và 102 doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ trọng 34,34% về số lượng và 2,49% về dư nợ. Ngoài ra, còn có 48
doanh nghiệp mới thành lập và 13 doanh nghiệp không xác định quy mô do thuộc đối tượng không bắt buộc chấm điểm xếp hạng.
Nhìn chung, trong cơ cấu KHDN của VCB Đà Nẵng thì doanh nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn nhất về dư nợ, doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ có tỷ trọng dư nợ thấp nhất nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng và doanh nghiệp quy mô trung bình có tỷ trọng thấp nhất về số lượng.
ỉ Theo loại hỡnh sở hữu
Phân loại KHDN theo loại hình sở hữu 2011 - 2013 (Phụ lục 7)
Dư nợ KHDN của Chi nhánh có sự phân bổ tương đối đồng đều đến các loại hình sở hữu.
Năm 2013, Chi nhánh có 27 khách hàng DNNN chiếm tỷ trọng 9,09% về số lượng KHDN và 19,85% về dư nợ KHDN. 5 khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nước thuộc khối OECD chiếm tỷ trọng khá thấp 1,68% về số lượng nhưng lại chiếm tỷ trọng cao về dư nợ 25,62%. 20 khách hàng là Công ty cổ phần đại chúng chiếm tỷ trọng 6,73% về số lượng và 23,70% về dư nợ. Còn lại hơn 200 khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là các Công ty TNHH và các công ty cổ phần khác chiếm tỷ trọng 82,15% về số lượng và 30,83% về dư nợ. VCB Đà Nẵng đã và đang đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đến các Công ty cổ phần và Công ty TNHH.
ỉ Theo ngành nghề kinh tế
Phân loại KHDN theo ngành nghề kinh tế 2011-2013 (Phụ lục 8)
Dư nợ KHDN của VCB Đà Nẵng được phân bổ cho 39 nhóm ngành trên tổng số 52 nhóm ngành nghề do VCB xây dựng theo hệ thống XHTDNB.
Năm 2013, dư nợ theo nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí chiếm tỷ trọng cao nhất 27,07% dư nợ KHDN của VCB Đà Nẵng với 13 doanh nghiệp trong tổng số 297 doanh nghiệp tiền vay, tập trung chủ yếu vào 3 khách hàng lớn là Công ty Cp Khu Du Lịch Biển Ngũ Hành Sơn (Dự án
Hyatt Regency Resort and Spa), Công ty TNHH Indochina Resort (Dự án The Nam Hải) và Công ty Cp Đầu Tư 559 (Dự án Fusion Maia Đà Nẵng). Nhóm ngành thương mại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 10,25% với 31 doanh nghiệp tiền vay. Nhóm ngành thủy hải sản chiếm tỷ trọng dư nợ 8,3% với 3 doanh nghiệp. Nhóm ngành sản xuất phôi thép và cán thép chiếm tỷ trọng dư nợ 6,85% với 4 doanh nghiệp, các nhóm ngành còn lại chiếm tỷ trọng dư nợ bình quân từ 2 - 4%.
Với định hướng phát triển kinh tế theo hướng chú trọng đẩy mạnh dịch vụ du lịch của thành phố Đà Nẵng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong ngoài nước cũng như dòng vốn của ngân hàng tham gia đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải, đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ trọng dư nợ của nhóm ngành này tại Chi nhánh luôn cao.
b. Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB
b1. Tổng quan hệ thống XHTDNB đối với KHDN của VCB
- Khái niệm: “Hệ thống XHTDNB là công cụ đo lường RRTD đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng” (QĐ 117).
Những quy định chung về hệ thống XHTDNB đối với KHDN do VCB ban hành và các chi nhánh của VCB đang thực hiện gồm:
- Mục đích sử dụng: Xét duyệt cấp tín dụng; Quản lý chất lượng tín dụng và Xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của ngân hàng.
- Đối tượng áp dụng: Khách hàng là doanh nghiệp. Trong đó, đối tượng KHDN bắt buộc phải thực hiện XHTDNB gồm:
+ Có dư nợ từ 5 tỷ quy VND trở lên; hoặc
+ Thuộc thẩm quyền rà soát của Phòng QLRRTD; hoặc
+ Có cam kết ngoại bảng giá trị trừ 5 tỷ quy VND trở lên sau khi đã trừ phần số dư ngoại bảng được bảo đảm toàn bộ bằng tài sản có tính thanh khoản cao; hoặc
+ KHDN mà VCB mua trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết, không gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà các bên ủy thác chịu rủi ro.
Các khách hàng còn lại: khuyến khích chấm điểm XHTD.
- Phạm vi áp dụng: Hội sở chính, Sở giao dịch và các chi nhánh trong VCB.
- Phương pháp xếp hạng: Sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê…
- Cấu trúc hệ thống: Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để xếp hạng bao gồm nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Mỗi nhóm chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cấp 1 và cấp 2. Trong đó, vai trò của từng chỉ tiêu được thể hiện ở trọng số thực chất là tỷ trọng của từng chỉ tiêu. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 1 bằng 100% trọng số tính điểm của nhóm chỉ tiêu và tổng trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 2 bằng 100% trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1 tương ứng. Trọng số của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành kinh tế, loại hình sở hữu doanh nghiệp…và phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu đến RRTD.
Thang điểm tối đa đối với khách hàng là 100 điểm. Tổng điểm của khách hàng là tổng các tích số giữa điểm tài chính, điểm phi tài chính theo trọng số của từng nhóm và có tính đến yếu tố kiểm toán BCTC của khách hàng.
Căn cứ vào tổng điểm, KHDN sẽ được xếp loại vào 1 trong 16 hạng.
- Kỳ chấm điểm XHTDNB: định kỳ hàng quý. Trong đó, thời hạn hoàn
thành chấm điểm xếp hạng: chậm nhất vào ngày 23 tháng thứ hai của quý tiếp theo (đối với các quý đánh giá 1, 2, 3) và chậm nhất ngày 14/03 (đối với quý đánh giá 4).
Riêng đối với những khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của Phòng QLRRTD: Chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm nhập thông tin với thời hạn hoàn thành: chậm nhất ngày cuối cùng tháng thứ nhất của quý tiếp theo (đối với các quý 1, 2, 3) và chậm nhất ngày 21/02 (đối với quý đánh giá 4).
Phòng QLRRTD sẽ chịu trách nhiệm rà soát thông tin và duyệt chấm điểm xếp hạng theo đúng thời hạn hoàn thành chấm điểm xếp hạng theo quy định nêu trên.
- Rà soát, chỉnh sửa hệ thống XHTDNB: định kỳ 06 tháng/ 01 lần VCB sẽ thực hiện rà soát để chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống XHTDNB, được thực hiện bởi các bộ phận: CSTD HSC và QLRRTD HSC.
b2. Mô hình và quy trình XHTDNB đối với KHDN của VCB KHDN thực hiện XHTDNB tại VCB được chia làm ba nhóm:
Doanh nghiệp thông thường: là doanh nghiệp đã có BCTC đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động SXKD (trong đó năm đầu tiên có ít nhất 09 tháng có doanh thu hoạt động SXKD) và có quan hệ tín dụng với VCB trong vòng 1 năm tính đến thời điểm quý đánh giá.
Doanh nghiệp tiềm năng: là doanh nghiệp chưa từng có quan hệ tín dụng với VCB hoặc đã từng có quan hệ tín dụng với VCB nhưng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên 1 năm tính đến thời điểm đánh giá.
Doanh nghiệp mới thành lập: là những doanh nghiệp chưa có BCTC đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động SXKD hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp có thu không có BCTC.
Mô hình thực hiện XHTDNB đối với doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp tiềm năng là giống nhau. Riêng đối với doanh nghiệp mới thành
lập áp dụng mô hình khác.
ỉ Đối với doanh nghiệp thụng thường và doanh nghiệp tiềm năng Mô hình: Mô hình chấm điểm XHTDNB đối với doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp tiềm năng (Phụ lục 10)
(i) Xác định ngành kinh tế: dựa vào hoạt động SXKD chính của khách hàng theo nguyên tắc: hoạt động SXKD chính là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm.
Doanh nghiệp có quy mô từ 6 - 32 điểm được chia theo 52 nhóm ngành kinh tế. Doanh nghiệp có quy mô dưới 6 điểm được chia theo 05 ngành SXKD khác nhau gồm: nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến, xây dựng, thương mại và dịch vụ vận tải.
(ii) Xác định quy mô: Quy mô doanh nghiệp được xác định dựa trên các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản.
Mỗi chỉ tiêu về quy mô có 8 giá trị chuẩn và thang điểm từ 1-8 mô tả chi tiết tại Phụ lục 1. Doanh nghiệp có điểm quy mô càng lớn thì quy mô của doanh nghiệp cũng càng lớn, được phân loại như sau:
- Từ 22 - 32 điểm : Quy mô lớn
- Từ 12 - 21 điểm : Quy mô trung bình - Từ 6 - 11 điểm : Quy mô nhỏ
- Dưới 6 điểm : Quy mô siêu nhỏ
(iii) Xác định loại hình sở hữu: Căn cứ vào đối tượng sở hữu, doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sở hữu sau: Doanh nghiệp Nhà nước;
Doanh nghiệp có vồn đầu tư của nước ngoài (gồm 2 loại doanh nghiệp: Có vốn đầu tư của các nước thuộc khối OECD và có vốn đầu tư nước ngoài khác - ngoài khối OECD); Công ty cổ phần đại chúng và Doanh nghiệp khác.
(iv) Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích BCTC
năm gần nhất. Có 4 nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét gồm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập.
Mỗi nhóm này có tỷ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế. Mỗi nhómbao gồm các chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu có giá trị chuẩn - thang điểm và tỷ trọng riêng. Bên cạnh đó, mỗi chỉ tiêu sẽ có tỷ trọng cụ thể phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu, phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Tổng điểm TC = ∑(điểm từng chỉ tiêu TC x trọng số của chỉ tiêu đó) (v) Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá chủ yếu bằng phương pháp định lượng, gồm 5 nhóm: khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý- môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi nhóm chỉ tiêu sẽ gồm các chỉ tiêu khác nhau, số lượng, giá trị chuẩn và tỷ trọng của các chỉ tiêu phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động và đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thông thường hay doanh nghiệp tiềm năng.
Tổng điểm PTC = ∑(điểm từng chỉ tiêu PTC x trọng số của chỉ tiêu đó) (vi) Tổng hợp điểm và xếp hạng
Điểm KHDN = Điểm TC x tỷ trọng phần TC + Điểm PTC x tỷ trọng phần PTC.
Trong đó, tỷ trọng phần tài chính phụ thuộc vào BCTC của doanh nghiệp đã được kiểm toán hay chưa, cụ thể Phụ lục 2.
Riêng đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, điểm doanh nghiệp có tính thêm hệ số rủi ro theo công thức:
Điểm doanh nghiệp = Điểm tài chính x tỷ trọng phần tài chính + Điểm phi tài chính x tỷ trọng phần phi tài chính x hệ số rủi ro
Hệ số rủi ro nhận giá trị từ 8,0 đến 1 căn cứ vào lịch sử trả nợ của doanh nghiệp trong 12 tháng qua theo Phụ lục 3.
Căn cứ vào điểm tổng hợp, doanh nghiệp được xếp vào 1 trong 16 hạng từ D đến AAA theo thang điểm tại Phụ lục 4.
ỉ Đối với doanh nghiệp mới thành lập
Mô hình: Mô hình chấm điểm XHTDNB đối với doanh nghiệp mới thành lập (Phụ lục 11)
Mô hình XHTDNB đối với doanh nghiệp mới thành lập có khác biệt so với doanh nghiệp thông thường và tiềm năng. Thay vì chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, mô hình này tập trung vào việc chấm điểm các rủi ro kinh doanh sau đó điều chỉnh bằng hệ số rủi ro.
(i) Chấm điểm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: thông qua 4 nhóm chỉ tiêu lớn: rủi ro liên quan đến vận hành của doanh nghiệp, khả năng suy giảm của phương án kinh doanh, rủi ro từ thị trường và rủi ro từ yếu tố tài chính của phương án kinh doanh. Mỗi nhóm chỉ tiêu lớn sẽ gồm nhiều chỉ tiêu con khác nhau.
Điểm tình hình kinh doanh = ∑(Điểm chỉ tiêu x Tỷ trọng của chỉ tiêu) (ii) Xác định hệ số rủi ro: hệ số rủi ro 1 & 2 được xác định theo Phụ lục 5.
(iii) Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp:
Điểm doanh nghiệp = Tổng điểm tình hình kinh doanh x hệ số rủi ro 1 x hệ số rủi ro 2.
Doanh nghiệp mới thành lập cũng được phân làm 16 hạng (từ D đến AAA) tương ứng với số điểm đạt được như các doanh nghiệp thông thường và tiềm năng.
b3. Đánh giá về hệ thống XHTDNB của VCB
Qua nội dung khái quát về hệ thống XHTDNB đối với KHDN của VCB
nêu trên, có thể thấy những mặt đạt được cơ bản của hệ thống XHTDNB đối với KHDN mà VCB đang áp dụng như sau:
- Hệ thống XHTDNB đối với KHDN của VCB đã tính đến yếu tố định tính và định lượng thông qua hệ thống chỉ tiêu sử dụng để XHTD gồm nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính với rất nhiều chỉ tiêu con trong từng nhóm chỉ tiêu. Trọng số tính điểm của từng chỉ tiêu con lại phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành kinh tế, loại hình sở hữu doanh nghiệp…và mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu đến RRTD. Ngoài ra, hệ thống XHTDNB đối với KHDN của VCB đã xây dựng 4 bộ chỉ tiêu chấm điểm khác nhau cho doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập nên hệ thống này khá bao quát và mang lại kết quả xếp hạng tương đối chính xác, phù hợp với đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp.
- Hệ thống XHTDNB đối với KHDN do VCB xây dựng, ban hành và đang áp dụng rộng rãi trong toàn hệ thống VCB thực tế rất dễ sử dụng, đơn giản, hệ thống áp dụng các phần mềm công nghệ hiện đại, mang tính tự động cao và hỗ trợ tối đa cho công tác nhập liệu và chấm điểm xếp hạng. Bên cạnh đó, hệ thống cũng đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin bởi chỉ có những cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác XHTD mới được đăng nhập vào hệ thống bằng User và Password được cấp.
- Hệ thống XHTD đối với KHDN là một chương trình, công cụ quan trọng phục vụ và hỗ trợ công tác XHTDNB đối với KHDN. Với hệ thống XHTD được xây dựng sẵn này sẽ giúp cho khâu chấm điểm xếp hạng khách hàng được VCB hoàn thành một cách nhanh chóng, khoa học và cho ra kết quả xếp hạng tương đối chuẩn xác.
Bên cạnh những mặt đạt được, thì hệ thống XHTDNB của VCB vẫn còn những hạn chế có thể nhìn nhận, gồm: