CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VCB ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
3.2.3. Tăng cường sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cho các nội dung đa dạng của hoạt động tín dụng
Như đã phân tích trong Chương 2, VCB Đà Nẵng đã sử dụng kết quả XHTDNB cho những nội dung quan trọng của hoạt động tín dụng như: Định hướng cấp tín dụng, xác định GHTD và điều kiện về TSBĐ; Phân loại nợ và
tiến hành trích lập dự phòng trên cơ sở phân loại nợ…Tuy nhiên, luận văn cũng đã phân tích một số nội dung quan trọng trong sử dụng kết quả XHTDNB mà Chi nhánh chưa vận dụng hoặc vận dụng nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
a. Xây dựng và vận dụng những chính sách khách hàng khác nhau tương ứng với mức XHTDNB khác nhau
Chi nhánh cần có những chính sách khách hàng nhất quán và có hệ thống, trong đó quy định rõ các chính sách cụ thể cho từng hạng XHTD khác nhau. Mặc dù, VCB Đà Nẵng cũng đã xây dựng và vận dụng những chính sách riêng lẻ cho từng khách hàng căn cứ vào mức XHTDNB nhưng cần có chính sách khách hàng nhất quán cụ thể và có hệ thống. Chính sách này cần quy định cụ thể, rõ ràng chính sách cụ thể cho từng hạng. Đối với những khách hàng được xếp hạng cao cần có các chính sách ưu đãi và nới lỏng các điều kiện tín dụng. Chính sách ưu đãi đặc biệt sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp hội đủ các điều kiện: (i) XHTD tốt; (ii) Quy mô dư nợ lớn và ổn định và (iii) Có quan hệ vay vốn lâu dài, trung thành với ngân hàng.
b. Kết quả XHTDNB cần phải được sử dụng cho việc xác định phần bù rủi ro trong cấu trúc rủi ro của lãi suất
Lý tuyết cấu trúc rủi ro của lãi suất là cơ sở khoa học của việc xác định lãi suất căn cứ vào mức xếp hạng doanh nghiệp. Căn cứ vào lý thuyết này, lãi suất cho vay đối với từng khách hàng tương ứng với từng khoản vay sẽ được xác định bằng lãi suất phi rủi ro cộng phần bù rủi ro hay còn gọi là phí bù rủi ro. Phí bù rủi ro sẽ tương quan thuận với mức rủi ro cụ thể của khách hàng mà mức rủi ro này được đo lường qua kết quả XHTD.
Cách xác định lãi suất này đã được mô hình hóa trên thế giới chẳng hạn:
- Mô hình Copeland về xác định phần bù rủi ro cho các mức rủi ro được xếp hạng: Không có rủi ro: 0,00%; Rủi ro thấp : 0,25%; Rủi ro trung bình:
0,50%; Rủi ro cần chú ý: 1,50%; Dưới tiêu chuẩn: 2,50%; Đáng ngờ: 5,00%...
- Trong mô hình cấu trúc kỳ hạn của rủi ro tương quan giữa tỷ lệ tài sản bảo đảm/giá trị khoản vay với phần bù rủi ro được xem xét và định lượng.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng của các nước tiên tiến, cách tính lãi suất phân biệt theo mức độ XHTD đã được vận dụng triệt để. Kết quả XHTD khách hàng được sử dụng để ra quyết định về lãi suất có thể là kết quả XHTD từ các Công ty cung ứng dịch vụ đánh giá tín nhiệm độc lập hoặc từ kết quả XHTDNB của chính ngân hàng.
Trong điều kiện Việt Nam, để vận dụng được các mô hình sử dụng kết quả XHTDNB vào chính sách lãi suất theo mức độ RRTD, cần giải quyết tốt vấn đề lý luận, tổ chức tập huấn các kiến thức lý luận cho các bộ phận liên quan. Một công việc thuộc về kỹ thuật cũng cần được giải quyết tốt là vấn đề cụ thể hóa về định lượng mức bù rủi ro đối với từng hạng được xếp tương ứng với những điều kiện khác của từng KHDN.
c. Xây dựng định hướng tín dụng tại Chi nhánh căn cứ vào XHTDNB, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp
Căn cứ vào XHTDNB, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp Chi nhánh cần xây dựng định hướng tín dụng phù hợp với xu thế phát triển chung của địa bàn mà Chi nhánh đang hoạt động. Chi nhánh cần tích cực, mạnh dạn trong việc vận dụng các quy định về tỷ lệ TSBĐ tương ứng với mức XHTDNB mà VCB đã cho phép, tránh khuynh hướng tránh né, ngại rủi ro muốn an toàn nên dẫn đến không tăng được dư nợ kiềm hãm tăng trưởng tín dụng. Như đã phân tích ở Chương 2, vì nhiều lý do nên trong thực tế CBTD thường yêu cầu tỷ lệ TSBĐ cao nhất trong cho vay đối với KHDN đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó không phát huy được hết mục tiêu của công tác XHTDNB. Muốn triển khai có hiệu quả vấn đề trên, VCB Đà Nẵng nên có những quy định cụ thể hơn về từng trường hợp, vừa phù hợp với
XHTDNB vừa phù hợp với xu hướng của ngành, của thị trường, của địa phương mà Chi nhánh đang hoạt động.
d. Sử dụng kết quả XHTDNB trong việc thiết lập các điều khoản tín dụng đối với khách hàng
Theo lý thuyết, các điều khoản của hợp đồng tín dụng được xem như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro đạo đức do tình trạng thông tin bất đối xứng giữa Bên cho vay và Bên vay. Các điều khoản ràng buộc, hạn chế của hợp đồng được sử dụng làm cơ sở của các hoạt động giám sát sau vay. Vì vậy, các hợp đồng cần phải được thiết kế cá biệt hóa theo từng nhóm khách hàng hoặc từng khách hàng theo các căn cứ khác nhau. Một trong những căn cứ đó là kết quả XHTDNB.
Thực tế quản trị RRTD ở các nước tiên tiến, việc sử dụng kết quả XHTDNB vào việc quy định các điều khoản hạn chế trong hợp đồng tín dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, điều này lại không được quan tâm đúng mức tại các ngân hàng ở nước ta biểu hiện ở chỗ phần lớn các hợp đồng được làm theo mẫu, nhân viên và cán bộ quản lý tín dụng dụng ít quan tâm đầu tư cho nội dung bản hợp đồng. Đây cũng là một vấn đề Chi nhánh cần phải quan tâm, các CBTD ở các cấp độ khác nhau cần có nhận thức đúng về vai trò phòng ngừa rủi ro của hợp đồng tín dụng, coi công tác thiết kế các điều khoản hạn chế của hợp đồng tín dụng là một nội dung công tác cần được đầu tư nghiêm túc, kỹ lưỡng và xem đó là một công cụ quan trọng của hoạt động quản trị RRTD. Đồng thời, Chi nhánh cần triển khai nghiên cứu thiết kế các khung hợp đồng mẫu theo từng mức xếp hạng doanh nghiệp và theo các căn cứ khác.