CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VCB ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
3.2.2. Bảo đảm chất lượng thu thập thông tin đầu vào đáp ứng các yêu cầu của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
Thông tin về doanh nghiệp được xếp hạng là vô cùng quan trọng. Nó quyết định chất lượng của công tác XHTDNB. Với bối cảnh mọi mặt của nước ta hiện nay, thông tin về doanh nghiệp thường phát sinh vấn đề về độ chuẩn xác, tin cậy. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của công tác XHTDNB cần phải ưu tiên nâng cao chất lượng của khâu thu thập thông tin đầu vào.
Đây là một giải pháp cốt lõi mà nếu không thực hiện tốt những giải pháp khác sẽ không phát huy hiệu quả.
Để việc thu thập, sàng lọc và lưu trữ thông tin đảm bảo đạt yêu cầu, có độ tin cậy cao thì công các thu thập thông tin nên thực hiện một số giải pháp sau:
a. Yêu cầu KHDN chủ động cập nhật thông tin đầu vào
Hiện nay, việc công tác XHTDNB được thực hiện theo định kỳ hàng quý. Để có cơ sở cho công tác XHTDNB được thực hiện kịp thời, các KHDN cần phải chủ động cung cấp kịp thời và đầy đủ các BCTC hay số liệu tài chính hàng quý. Thực tế, việc cung cấp thông tin tài chính hàng quý của KHDN vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Đặc biêt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc lập BCTC hay cung cấp số liệu tài chính thường không đáp ứng các yêu cầu về thời gian hoặc chất lượng của BCTC hay số liệu tài chính không cao.
Để giải quyết vấn đề nói trên, Chi nhánh cần xây dựng điều kiện ràng buộc về cung cấp thông tin, số liệu tài chính trong các điều khoản của Hợp đồng tín dụng hoặc các văn bản liên quan giữa ngân hàng và khách hàng. Đồng thời, cũng thỏa thuận những chế tài của ngân hàng khi khách hàng cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời hoặc thông tin không trung thực, minh bạch.
CBTD chuyên trách doanh nghiệp cũng cần phải tích cực theo dõi, đôn đốc, thực hiện các biện pháp tư vấn, hỗ trợ các khách hàng hoàn thành đúng tiến độ các BCTC bảo đảm yêu cầu về chất lượng. CBTD tín dụng cũng cần có biện pháp để xác minh và kiểm tra độ tin cậy, chuẩn xác của các số liệu tài chính hay thông tin đầu vào do khách hàng cung cấp.
b. Có biện pháp tăng tỷ lệ các doanh nghiệp được kiểm toán BCTC Hiện nay, đa số các KHDN vừa và nhỏ vẫn chưa thực hiện kiểm toán đối với BCTC. Vì vậy, để tăng cường độ tin cậy, chuẩn xác của các BCTC của doanh nghiệp xếp hạng, VCB Đà Nẵng cần có những biện pháp động viên, đề
nghị các KHDN chưa thực hiện kiểm toán nên tích cực triển khai thực hiện kiểm toán BCTC. Để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực thực hiện kiểm toán BCTC, ngân hàng cần phải trao đổi, giải thích để các KHDN thấy được những lợi ích đối với bản thân doanh nghiệp khi thực hiện kiểm toán các BCTC. Với những KHDN đủ điều kiện kiểm toán, VCB Đà Nẵng cũng cần đặt ra yêu cầu thực hiện kiểm toán BCTC như một điều khoản ràng buộc của hợp đồng tín dụng.
c. Tăng cường thu thập thông tin bằng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thu thập thông tin phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đối tác của khách hàng, tham quan trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh. Với cách thức thu thập thông tin này, CBTD sẽ có những kinh nghiệm tốt để hiểu sâu và đúng hơn những thông tin trên BCTC của doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp có biện pháp xác minh, phối kiểm, điều chỉnh những thông tin sai lệch, bổ sung, cập nhật những thông tin mới.
d. Phối hợp, khai thác các hiệu quả các nguồn thông tin từ bên ngoài - Trước hết, cần khai thác có hiệu quả các thông tin về doanh nghiệp xếp hạng từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC). Thông tin từ CIC có ưu điểm xuất phát từ lợi thế của CIC là có quan hệ với tất cả các ngân hàng thương mại trên cùng một địa bàn và toàn quốc do đó CIC có điều kiện để kiểm soát tất cả các quan hệ của một doanh nghiệp với nhiều ngân hàng, từ đó dễ dàng hơn trong việc kiểm chứng thông tin của doanh nghiệp. Mặt khác, về phía VCB Đà Nẵng cũng cần thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực với CIC trong việc cung cấp các thông tin cho CIC theo đúng yêu cầu.
- Bên cạnh việc khai thác và hợp tác với CIC, Chi nhánh cũng cần phối hợp thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước như Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Hải quan, Sở Thương mại, Cơ quan quản lý thị trường ... Đây là các cơ
quan với chức năng quản lý doanh nghiệp nên có thể cung cấp cho ngân hàng những thông tin hữu ích về doanh nghiệp, phục vụ tốt cho công tác XHTDNB.
Trong điều kiện hệ thống thông tin báo cáo của doanh nghiệp vẫn còn nhiều mặt bất cập, cần thiết phải kết hợp giữa việc dựa vào báo cáo của doanh nghiệp với việc sử dụng các đánh giá của các chuyên gia độc lập. Vì vậy, Chi nhánh có một đội ngũ các chuyên gia cả từ bên ngoài và bên trong ngân hàng để thực hiện việc thẩm định và đánh giá độc lập về tình hình của từng khách hàng mà ngân hàng thực hiện xếp hạng. Qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà có thể phải điều chỉnh một số chỉ tiêu nếu thấy có đủ căn cứ để tránh sự phụ thuộc hoàn toàn vào báo cáo của doanh nghiệp nhất là khi báo cáo đó chưa được kiểm toán. Việc lựa chọn các chuyên gia phải bảo đảm tính chất độc lập và nên hình thành theo từng ngành nghề kinh doanh.
- Trong thực tế kinh doanh ngân hàng hiện nay, một khách hàng có thể có quan hệ với đồng thời nhiều ngân hàng. Từ thực tế đó, có thể thấy nếu giữa các ngân hàng không có sự phối hợp, chia sẻ thông tin, mỗi ngân hàng sẽ rất khó lượng định được chính xác mức độ RRTD của những khách hàng này. Vì vậy, vì lợi ích của chính mình, các ngân hàng cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin trên cơ sở các bên đều có lợi bỏ qua yếu tố bí mật thông tin nếu lợi ích của việc chia sẻ thông tin là rõ ràng. Muốn vậy, các ngân hàng phải tiến hành bàn bạc, thương lượng để đi tới những thỏa thuận đúng đắn, cụ thể về việc hợp tác thông tin. Đối với VCB Đà Nẵng, cần xúc tiến tiến hành công việc hợp tác với các NHTM khác trên địa bàn để cùng trao đổi và chia sẻ thông tin về khách hàng có quan hệ với các bên cho nhau.
e. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ
- Việc thu thập thông tin qua các kỳ XHTD phải được lập thành văn bản, hồ sơ phục vụ công tác lưu trữ, tiện cho việc kiểm tra đối chiếu theo định kỳ, làm cơ sở thông tin tham khảo cho các kỳ xếp hạng tiếp theo.
- Chi nhánh cần có bộ phận chuyên trách thực hiện lưu trữ thông tin. Bộ phận này có thể trực thuộc Phòng QLN hoặc Phòng Khách Hàng với những cán bộ chuyên trách thực hiện tổng hợp ý kiến từ các CBTD, cập nhật, nghiên cứu, phân tích và dự báo thông tin một cách khách quan, chính xác để phục vụ công tác XHTDNB. Để thực hiện tốt việc thu thập, lưu trữ và xây dựng cơ sở thông tin, bộ phận này phải được trang bị đầy đủ cả về thiết bị phần cứng và các phần mềm chuyên dụng. Hoạt động chính của bộ phận này là thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, ngành kinh tế, thị trường, quy định và định hướng tín dụng của VCB, chính sách của nhà nước, đặc điểm vùng miền kinh tế…và thực hiện lưu trữ, xây dựng kho dữ liệu tập trung một cách khoa học, tạo thuận lợi và hỗ trợ cho CBKH trong việc tìm kiếm, sàng lọc và rà soát thông tin khách hàng trong quá trình chấm điểm XHTD.
f. Bộ phận phê duyệt chấm điểm xếp hạng cần thực hiện kiểm tra, sàng lọc lại thông tin
Trên cơ sở dữ liệu, đánh gía chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được CBKH và CB QLN nhập vào hệ thống và đẩy duyệt cho phụ trách phòng kèm theo bản in Phiếu chấm điểm XHTD khách hàng, phụ trách phòng phải thực hiện đối chiếu thông tin với dữ liệu do khách hàng cung cấp, với những thông tin lưu tại kho dữ liệu tập trung…để phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt nếu kết quả chưa đúng so với thông tin thực trạng của khách hàng, trả file và hồ sơ để CBKH hay CB QLN thực hiện lại việc chấm điểm xếp hạng theo quy trình.