Thực trạng thực hiện các nội dung công tác XHTDNB đối với

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng (Trang 63 - 74)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VCB ĐÀ NẴNG

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung công tác XHTDNB đối với

Công tác XHTDNB tại VCB Đà Nẵng được thực hiện theo những nội dung sau:

a. V trin khai công tác XHTBNB đối vi KHDN

ỉ Xỏc định cỏc đối tượng khỏch hàng phải thực hiện XHTD

Trên cơ sở những quy định của VCB về hệ thống XHTDNB, VCB Đà Nẵng tiến hành xác định các KHDN thuộc đối tượng bắt buộc thực hiện XHTD. Đồng thời, Chi nhánh sẽ phân loại những KHDN thuộc thẩm quyền xếp hạng của Chi nhánh hay thuộc thẩm quyền xếp hạng của HSC và Chi nhánh chỉ có trách nhiệm khai báo nhập thông tin ban đầu.

Tại VCB Đà Nẵng, KHDN có mức GHTD được cấp trên 100 tỷ đồng và hoặc tổng giá trị cho vay đầu tư Dự án trên 40 tỷ đồng sẽ thuộc thẩm quyền XHTD của Phòng QLRTD HSC. Những KHDN còn lại thuộc thẩm quyền XHTD của Chi nhánh.

ỉ Thu thập, kiểm tra, sàng lọc và lưu trữ thụng tin về khỏch hàng

CBKH là người trực tiếp tiến hành thu thập, sàng lọc và lưu trữ thông tin. Thông tin được thu thập chủ yếu thông qua các nguồn:

- Do khách hàng cung cấp

- Cán bộ trực tiếp kiểm tra tại hiện trường, phỏng vấn khách hàng.

- Thông tin thu thập từ Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ các phương tiện truyền thông (báo chí, internet)…

Mặt tích cực của công tác thu thập, kiểm tra, xử lý và sàng lọc thông tin khách hàng của Chi nhánh là việc thu thập và sàng lọc thông tin do CBKH trực tiếp tiến hành nên có những thuận lợi nhất định bởi vì CBKH là người trực tiếp quản lý các khoản vay của khách hàng, theo dõi hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ nên việc thu thập và cập nhật thông tin của CBKH sẽ được nhanh chóng, thường xuyên và dễ dàng.

Tuy nhiên công tác thu thập, sàng lọc và lưu trữ thông tin còn những hạn chế. Hạn chế lớn nhất là các thông tin đầu vào chủ yếu dựa vào hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp. Các nguồn thông tin khác dùng để so sánh, đối chiếu, kiểm tra gần như là không có hoặc thiếu tính chuẩn xác khách quan.

Công tác thu thập, kiểm tra, xác minh độ tin cậy của thông tin đầu vào chủ yếu do CBKH chịu trách nhiệm. Trên thực tế, mức độ tin cậy của dữ liệu cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của cán bộ trực tiếp thực hiện. Vấn đề này có thể nói là có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của thông tin và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của công tác XHTDNB. Bên cạnh đó, công tác thu thập thông tin chưa được thể hiện rõ nét qua việc tạo lập thành hồ sơ và thực hiện lưu trữ. Theo đó, nếu được tạo lập thì các chứng từ, hồ sơ được tạo lập phải có các nội dung cơ bản như: quá trình thu thập, nội dung thông tin thu thập, sàng lọc thông tin, người kiểm soát thông tin và nhất là việc lưu trữ các chứng từ hồ sơ này. Hiện nay, tại VCB Đà Nẵng gần như không có lưu trữ các hồ sơ chứng từ thể hiện việc

thu thập thông tin qua các kỳ chấm điểm XHTDNB, độ chính xác của thông tin, thông tin do cấp nào kiểm tra…nên thông tin thu thập để đưa vào chấm điểm XHTD sẽ khó tránh khỏi mang tính chủ quan của CBKH trực tiếp thu thập thông tin.

ỉ Khai bỏo và nhập thụng tin vào hệ thống

Trên cơ sở nguồn thông tin đã được thu thập, kiểm tra và sàng lọc, việc khai báo và nhập thông tin vào hệ thống sẽ được thực hiện như sau:

- Bước 1: CBKH lập mẫu Thông tin định vị khách hàng để khai báo một số thông tin cơ bản về KHDN như: Tên KHDN; Loại hình KHDN: thông thường, tiềm năng hay mới thành lập; Ngành nghề hoạt động; Giá trị tổng tài sản, doanh thu hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu theo BCTC năm của khách hàng; Doanh thu hoạt động trong vòng 12 tháng qua tính từ thời điểm đánh giá; Công nợ phải thu tại thời điểm đánh giá và cùng kỳ năm trước; Dư nợ bình quân tại các TCTD trong vòng 12 tháng qua tính từ thời điểm đánh giá;

Xác định BCTC của khách hàng cung cấp đã được kiểm toán hay chưa.

Mẫu Thông tin định vị sau khi đã được phụ trách Phòng Khách hàng phê duyệt sẽ được chuyển sang Phòng QLN cùng với BCTC của khách hàng.

- Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ do Phòng Khách Hàng cung cấp, CB QLN thực hiện nhập khai báo thông tin khách hàng và BCTC vào hệ thống XHTDNB và chuyển phụ trách phòng QLN phê duyệt.

- Bước 3: Nhập liệu thông tin tài chính và phi tài chính

Thông tin tài chính sẽ được đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu tài chính thuộc 4 nhóm: (i) Chỉ tiêu khả năng thanh toán, (ii) Chỉ tiêu hoạt động, (iii) Chỉ tiêu kết cấu tài chính và (iv) Chỉ tiêu khả năng sinh lời.

Các chỉ tiêu này được phần mềm tự động xác định thông qua BCTC năm của khách hàng do CB QLN nhập vào hệ thống.

Thông tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu: (i) Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, (ii) Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, (iii) Quan hệ với ngân hàng, (iv) Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành và (v) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, các nhóm chỉ tiêu này được sắp xếp theo các nhóm màn hình từ nhóm 1 đến nhóm 4. Trong đó:

+ Nhóm 1 (gồm các chỉ tiêu nhập) và nhóm 2 (gồm các chỉ tiêu lựa chọn) là màn hình nhập liệu của Phòng Khách Hàng, do CBKH thực hiện và phụ trách Phòng Khách hàng phê duyệt.

+ Nhóm 3 (gồm các chỉ tiêu khai thác từ cơ sở dữ liệu khách hàng) và nhóm 4 (gồm các chỉ tiêu khai thác từ BCTC của khách hàng) là màn hình nhập liệu của Phòng QLN, do CB QLN thực hiện và phụ trách Phòng QLN phê duyệt.

Nhìn chung quy trình khai báo và nhập thông tin vào hệ thống XHTDNB về hình thức là đơn giản những vẫn đảm bảo tính khoa học. Việc nhập liệu thông tin tài chính và phi tài chính được phân công cho 2 bộ phận nhằm có sự san sẻ về khối lượng công việc cho các cán bộ tác nghiệp đồng thời nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ tạo được sự giám sát và kiểm tra chéo lẫn nhau, đảm bảo được tính chuẩn xác của kết quả XHTDNB. Ngoài ra, quy trình với 2 bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp trên các nhóm thông tin khác nhau sẽ giúp cho công tác xếp hạng được thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.

Tuy nhiên thực tế thực hiện công tác khai báo và nhập thông tin vào hệ thống tại VCB Đà Nẵng vẫn có hạn chế sau:

Các bộ phận tác nghiệp chưa có sự giám sát kiểm tra chéo lẫn nhau trong công tác chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Trên thực tế bộ phận QLN mới chỉ thực hiện chức năng là hỗ trợ tác nghiệp vào hệ thống giúp cho bộ phận Khách Hàng nhằm san sẻ bớt khối lượng công việc nên bộ phận QLN chỉ thực hiện khai báo và nhập liệu vào hệ thống theo mọi thông tin do bộ phận Khách

Hàng cung cấp mà không có sự kiểm tra, rà soát tính chính xác của nguồn thông tin hay phát hiện những bất hợp lý trong hồ sơ, dữ liệu của bộ phận Khách Hàng. Cách tác nghiệp này lại càng làm cho kết quả XHTDNB phụ thuộc và chịu ảnh hưởng nhiều vào ý chí chủ quan của CBKH hay bộ phận Khách Hàng.

Ngược lại bộ phận Khách Hàng sau khi đã cung cấp thông tin cho bộ phận QLN cũng không thực hiện kiểm tra dữ liệu mà bộ phận QLN đã nhập vào hệ thống có phù hợp với nguồn dữ liệu đã cung cấp hay không. Trường hợp bộ phận QLN khai báo nhầm thông tin về loại hình doanh nghiệp hay ngành nghề kinh doanh...của khách hàng thì bộ chỉ tiêu chấm điểm sẽ không phù hợp và phản ảnh đúng bản chất hoạt động của khách hàng.

ỉ Tớnh điểm xếp hạng khỏch hàng

- CB QLN hoàn tất việc nhập liệu thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhóm 3, nhóm 4 sẽ đẩy trình dữ liệu cho phụ trách Phòng QLN xem xét phê duyệt. Trường hợp thông tin CB QLN nhập vào hệ thống chưa đúng, phụ trách Phòng QLN từ chối phê duyệt và chuyển trả cho cán bộ để thực hiện điều chỉnh. Dữ liệu đã được điều chỉnh sẽ tiếp tục được đẩy trình cho phụ trách Phòng QLN thực hiện phê duyệt khi dữ liệu đã chính xác.

- CBKH sẽ thực hiện nhập liệu thông tin phi tài chính nhóm 1, nhóm 2 vào hệ thống sau khi thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhóm 3, nhóm 4 của khách hàng đã được nhập liệu đầy đủ và được phê duyệt bởi bộ phận QLN. Dữ liệu do CBKH nhập sẽ được đẩy trình cho phụ trách Phòng Khách hàng xem xét phê duyệt. Trường hợp thông tin CBKH nhập vào hệ thống chưa đúng, phụ trách Phòng Khách Hàng từ chối phê duyệt và chuyển trả cho cán bộ để thực hiện điều chỉnh. Dữ liệu đã được điều chỉnh sẽ tiếp tục được đẩy trình cho phụ trách Phòng Khách Hàng thực hiện phê duyệt khi dữ liệu đã chính xác.

Sau khi các thông tin tài chính và phi tài chính đã được phê duyệt đầy đủ, phụ trách Phòng Khách Hàng hoặc CBKH thực hiện tính điểm bằng cách chọn lệnh tính điểm trên màn hình hệ thống XHTDNB, hệ thống sẽ tự động tính điểm khách hàng và xếp hạng khách hàng vào một trong 16 hạng (từ D đến AAA) tương ứng với số điểm đạt được. Nếu đồng ý với kết quả xếp hạng, phụ trách Phòng Khách Hàng hoặc CBKH sẽ thực hiện bấm lệnh lưu điểm để lưu kết quả XHTD của khách hàng vào hệ thống.

Nhìn chung, công tác chấm điểm và XHTDNB đối với KHDN theo quy trình nêu trên là có tính đến vấn đề rà soát và kiểm tra tính phù hợp, chính xác của các dữ liệu nhập vào hệ thống, trách nhiệm này được giao cho cán bộ phụ trách bộ phận QLN và cán bộ phụ trách bộ phận Khách Hàng. Tuy nhiên trên thực tế, gần như mọi dữ liệu mà cấp cán bộ trình duyệt đều được phê duyệt mà không có sự kiểm tra, rà soát bởi cấp phụ trách Phòng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự hạn chế về nguồn thông tin và sự hạn chế về thời gian rà soát (trình bày cụ thể tại mục b dưới đây).

ỉ Rà soỏt việc chấm điểm xếp hạng khỏch hàng đối với những khỏch hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm của phòng QLRRTD HSC

Trường hợp KHDN thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của Phòng QLRRTD HSC thì phụ trách Phòng Khách Hàng sau khi chọn lệnh tính điểm trên màn hình hệ thống XHTDNB sẽ tiếp tục chọn lệnh đẩy duyệt để các dự liệu khách hàng đã được nhập vào hệ thống cũng như điểm và kết quả XHTD của khách hàng sẽ được chuyển sang bộ phận QLRRTD HSC xem xét, kiểm tra, rà soát và thực hiện chấm điểm lại đối với khách hàng.

Đối với những khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm XHTD của Phòng QLRRTD HSC, Chi nhánh phải gởi bản sao mẫu thông tin định vị khách hàng, BCTC và một số dữ liệu tài chính do khách hàng cung cấp cho Phòng QLRRTD HSC.

ỉ Về thời hạn thực hoàn tất thực hiện chấm XHTDNB

Việc chấm điểm XHTDNB đối với KHDN luôn được VCB Đà Nẵng hoàn thành theo đúng quy định về thời hạn thực hiện của VCB. Do hệ thống XHTDNB của VCB sẽ tự động đóng cổng xếp hạng khi quá thời hạn thực hiện theo quy định nên Chi nhánh luôn chủ động thực hiện XHTD đối với khách hàng đúng thời hạn, chưa để xảy ra tình trạng bỏ sót hay không chấm điểm đối với KHDN thuộc đối tượng bắt buộc chấm điểm XHTD tại bất kỳ quý chấm điểm nào.

Tuy nhiên từ trước đến nay việc thực hiện chấm điểm XHTD của VCB Đà nẵng đều theo quy định khung của VCB, bản thân Chi nhánh chưa có bất kỳ văn bản chỉ đạo hay hướng dẫn cụ thể về cách thức triển khai thực hiện công tác XHTDNB tại Chi nhánh, thời hạn hoàn tất nhập liệu, xử lý và phê duyệt thông tin trên hệ thống của từng cấp tác nghiệp. Vì vậy, tại Chi nhánh thực tế thường xảy ra tình trạng thời điểm thông tin và dữ liệu do cấp cán bộ nhập vào hệ thống đã gần sát với thời gian hết hạn chấm điểm do VCB quy định nên để kịp thời hạn chấm điểm cấp phụ trách phòng gần như chỉ thực hiện phê duyệt mọi thông tin và dữ liệu do cán bộ đẩy trình, việc rà soát, kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nhập vào hệ thống khá hạn chế.

b. S dng kết qu chm đim XHTDNB

Kết quả XHTDNB đối với KHDN có vai trò quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng và quản lý RRTD của ngân hàng, cụ thể Chi nhánh đã sử dụng kết quả chấm điểm XHTDNB như sau:

(i) Chính sách về cấp tín dụng

ỉ Định hướng tớn dụng đối với khỏch hàng

Căn cứ vào kết quả XHTD của KHDN cùng những thông tin về ngành, về tình hình kinh tế, chính trị, thị trường và môi trường kinh tế trên địa bàn, VCB Đà Nẵng thực hiện xây dựng định hướng tín dụng đối với khách hàng.

Hiện tại, định hướng tín dụng của Chi nhánh như sau:

- Đối với khách hàng có XHTD A, A+, AA, AA+, AAA: Chi nhánh xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, cần phải tăng cường mở rộng và phát triển tín dụng đến đối tượng khách hàng này, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững giữa khách hàng với ngân hàng.

- Đối với khách hàng có XHTD B+, BB, BB+, BBB: Ngân hàng duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu tín dụng phù hợp của khách hàng.

- Đối với khách hàng có XHTD D, C, C+, CC, CC+, CCC, B: Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng với đối tượng khách hàng này, không cấp tín dụng mới, chỉ xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ.

Xỏc định GHTD tham khảo

GHTD tham khảo đối với mỗi KHDN được Chi nhánh xác định trên công thức sau:

GHTD đối với khách hàng = (α × Vốn chủ sở hữu) + (β × Giá trị TSĐB) Với hệ số α, β được quy định cụ thể tại Quyết định số 206 ngày 19/05/2010 của VCB.

Trong đó:

- Hệ số α được ngân hàng xác định theo 2 yếu tố: XHTDNB của doanh nghiệp và ngành nghề kinh tế. Cụ thể, α được xác định theo ma trận gồm 10 hạng XHTD từ B đến AAA (các hạng từ CCC trở xuống không thuộc đối tượng khách hàng được xác định GHTD) và 52 ngành nghề kinh tế. Mỗi một hạng XHTD tương ứng với một ngành nghề sẽ có một hệ số α nhất định.

- Hệ số β được xác định theo loại TSĐB, là tỷ lệ tính trên giá trị TSĐB theo chất lượng của từng loại TSĐB đối với việc hạn chế rủi ro tín dụng.

Chẳng hạn, đối với số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng VND do VCB phát hành thì hệ số β = 1.

Như vậy, với các yếu tố khác như nhau thì doanh nghiệp có XHTDNB càng cao thì mức GHTD tham khảo càng lớn.

GHTD tham khảo là một trong những căn cứ quan trọng để Chi nhánh xây dựng mức GHTD cụ thể áp dụng đối với từng KHDN.

(ii) Chính sách về tài sản đảm bảo tiền vay

VCB Đà Nẵng xem xét cấp tín dụng có TSBĐ một phần hoặc toàn bộ hoặc không có TSBĐ đối với KHDN, cụ thể tại Phụ lục 12.

- Đối tượng KHDN Chi nhánh có thể xem xét cấp tín dụng không có TSBĐ: là doanh nghiệp có XHTDNB A+, AA, AA+, AAA.

- Đối tượng KHDN bắt buộc phải có TSBĐ khi cấp tín dụng: là những doanh nghiệp còn lại có XHTDNB từ A trở xuống D. Những khách hàng này chỉ được VCB Đà Nẵng xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ TSBĐ (bằng Giá trị TSBDD/Giá trị cấp tín dụng) với một giá trị tỷ lệ nhất định tùy theo XHTDNB của khách hàng. Cụ thể:

+ Khách hàng có XHTDNB A : Tỷ lệ TSBĐ tối thiểu 10%

+ Khách hàng có XHTDNB BB+, BBB: Tỷ lệ TSBĐ tối thiểu 20%

+ Khách hàng có XHTDNB B+, BB : Tỷ lệ TSBĐ tối thiểu 30%

+ Khách hàng có XHTDNB CCC, B : Tỷ lệ TSBĐ tối thiểu 40%

+ Khách hàng có XHTDNB C+, CC, CC+: Tỷ lệ TSBĐ tối thiểu 70%

+ Khách hàng có XHTDNB C : Tỷ lệ TSBĐ tối thiểu 100%

+ Khách hàng có XHTDNB D : Bảo đảm toàn bộ bằng tài sản.

Theo định hướng tín dụng của ngân hàng thì những khách hàng có XHTDNB từ D đến B thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng nên tỷ lệ về TSBĐ nêu trên là căn cứ để xem xét, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ, cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ.

(iii) Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)