Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp tổ chức thực hiện Chính sách phát triển nhân lực
1.3.1. Cách tiếp cận thực hiện Chính sách phát triển nhân lực
Để đảm bảo phù hợp với tình hình mới cũng như mục tiêu hướng đến chủ thể thực hiện chính sách, phương pháp tiếp cận phù hợp nhất khi thực hiện chính sách là tiếp cận theo chiều dọc (Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh – Tổng công ty Thương mại Sài Gòn SATRA GROUP, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn SATRA GROUP – hệ thống các công ty con), theo chiều ngang (có sự phối giữa
21
SATRA GROUP và các công ty liên kết), sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng, người dân, các tổ chức trong và ngoài nước.
Cùng với những dự kiến về các bước và chuẩn bị điều kiện để thực hiện chính sách phát triển nhân lực, các cơ quan nhà nước các cấp cần nghiên cứu lựa chọn hình thức triển khai thực hiện chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Hình thức triển khai thực hiện Chính sách phát triển nhân lực được hiểu là cách thức tổ chức để đưa chính sách vào đời sống xã hội nhằm giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách theo yêu cầu của quản lý. Trong thực tế để triển khai thực hiện chính sách việc làm có nhiều hình thức triển khai, xong tựu chung lại có một số hình thức chủ yếu sau:
Hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống: Khi chính sách phát triển nhân lực được Nhà nước ban hành, trước khi tiến hành triển khai, Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về vật chất, kỹ thuật, nhân sự để thực hiện chính sách.
Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực Nhà nước chủ động kiểm tra, đôn đốc bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có hay bằng đội ngũ cán bộ, công chức của mình. Khi phát hiện có sai lệch về nội dung chính sách, kế hoạch tổ chức thực hiện và công tác triển khai thực hiện, Nhà nước kịp thời điều chỉnh, bổ sung, làm cho hoạt động thực hiện chính sách diễn ra đúng định hướng. Nếu điều chỉnh, bổ sung có gặp khó khăn từ phía các đối tượng chính sách, thì Nhà nước vẫn có thể có quyền lực công để thực hiện. Cách đó tạo ra sự tập trung, thống nhất cao độ trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực.
Hình thức từ dưới lên: Với hình thức này, sau khi chính sách được ban hành, các cấp chính quyền tại địa phương sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để chủ động triển khai đưa chính sách vào cuộc sống theo yêu cầu phát triển của địa phương mình. Các bước tổ chức thực hiện cũng được tiến hành theo nguyên tắc chung, khoa học từ xây dựng kế hoạch thực hiện đến đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực.
22
Từ những ưu, nhược điểm của hai hình thức thực hiện chính sách phát triển nhân lực từ trên xuống và hình thức thực hiện chính sách việc làm từ dưới lên trên, trong thực tiễn thực hiện việc làm ở nước ta hiện nay là hình thức kết hợp. Đó là sự kết hợp của hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống và từ dưới lên nhằm làm cho quá trình chính sách vừa đảm bảo được các yếu tố quản lý, điều hành được thông suốt từ trên xuống, vừa làm cho quá trình thực hiện chính sách việc làm phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của cơ quan nơi tổ chức thực hiện chính sách.
Để thực hiện có hiệu quả hình thức triển khai này cần có điều kiện, trong đó có điều kiện tiên quyết là trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu nhất định và sư tham gia tích cực, chủ động, có hiệu quả của chính các đối tượng chính sách.
1.3.2. Các bước thực hiện chính sách phát triển nhân lực Thực hiện chính sách phát triển nhân lực gồm các bước sau đây
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển nhân lực.
Đây là nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức phát triển nhân lực. Hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực phụ thuộc vào chất lượng, tính chính xác, tính khả thi của bản kế hoạch thực hiện chính sách. Cần phải đầu tư thời gian và công sức để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển nhân lực. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách cần được xây dựng trước khi đưa vào cuộc sống. Các cơ quan có nhiệm vụ triển khai thực thi chính sách phát triển nhân lực từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện.
Thứ hai, phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển nhân lực.
Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển nhân lực giúp các đối tượng thụ hưởng chính sách hiểu rõ được mục đích, yêu cầu của chính sách phát triển nhân lực mà còn giúp các cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức có trách nhiệm thực thi chính sách nhận thức đầy đủ, tính chất, tầm quan trọng, quy mô của chính
23
sách đối với xã hội. Cơ quan truyền thông cũng như cơ quan sử dụng nhân lực có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền chính sách giáo dục, đào tạo cũng như chính sách thu hút tạo động lực nhằm nâng cao chất lượng nhân lực.
Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách phát triển nhân lực được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thực hiện, để mọi đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi vời các khách thể quản lý qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình.
Thứ ba, phân công phối hợp thực hiện chính sách phát triển nhân lực
Trong tổ chức và thực hiện chính sách phát triển nhân lực thì phối hợp thực hiện chính sách có ý nghĩa quan trọng trong tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách. Muốn tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp một cách chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ở Trung Ương và các cấp chính quyền địa phương. Cần phải phân công nghiệm vụ cụ thể của các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.
Thứ tư, duy trì thực hiện chính sách phát triển nhân lực
Duy trì thực hiện chính sách phát triển nhân lực là làm cho chính sách được tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Cần đảm bảo thực hiện các chính sách phát triển nhân lực được liên tục; chính sách phải được duy trì theo các quá trình trong việc thực hiện chính sách và cần có nhiều giải pháp đồng bộ để chính sách luôn được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Thứ năm, điều chỉnh chính sách phát triển nhân lực
Điều chỉnh chính sách phát triển nhân lực là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực nhằm mục đích phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế của đất nước.
24
Thứ sáu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực
Kiểm tra việc chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, Ngành, cơ quan của Trung ương đối với việc thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình phát triển nhân lực, sự phối hợp của các đơn vị tại cơ quan khi thực hiện. Đồng thời kiểm tra theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp nâng cao hiệu cao kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương.
Thứ bảy, đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực để kiểm định xem liệu các mục tiêu của chính sách phát triển nhân lực đã được triển khai có đạt hay không nhờ cách đánh giá dựa vào các bên tham gia cụ thể là tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội; đánh giá dựa vào cộng đồng….