Đặc điểm và tình hình nhân lực của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên – SATRA GROUP

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 41 - 62)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN

2.2. Đặc điểm và tình hình nhân lực của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên – SATRA GROUP

2.2.1. Đặc điểm tình hình

Những năm đầu thập niên 1990, đứng trước xu thế hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, phát triển kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị định 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội

35

đồng Bộ trưởng về việc thành lập các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là một bước ngoặc quan trọng hình thành nên Tổng công ty Thương mại Sài Gòn.

SATRA GROUP được thành lập theo Quyết định 7472/QĐ-UB-NCVX ngày 02 tháng 11 năm 1995 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, là một Tổng công ty được xếp hạng đặc biệt do có quy mô và nguồn vốn Nhà nước. Mục đích thành lập Tổng công ty là tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý doanh nghiệp; tạo đầu mối đại diện chủ sở hữu các nguồn vốn Nhà nước, nâng cao vai trò thương mại Nhà nước trên thị trường; thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước giao; thúc đẩy việc thực hiện sắp xếp doanh nghiệp do Thành phố quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Quyết định số 2361/QĐ-UB ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chuyển đổi, tổ chức lại Tổng công ty sang mô hình:

công ty mẹ, công ty con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, đảm nhiệm vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các đơn vị tham gia liên kết tạo điều kiện để phát triển thành lập tập đoàn kinh tế mạnh của thành phố và cả nước.

Để tiếp tục sắp xếp lại mô hình tổ chức của Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước phù hợp với yêu cầu hội nhập, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 854/CT-Ttg ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc triển khai thực hiện kết luận số 45/KL-TW ngày 10 tháng 4 năm 2009 của Bộ chính trị trong việc thí điểm mô hình kinh tế Nhà nước và bổ sung chính sách chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần; công văn số 1151/CV-Ttg về đổi mới doanh nghiệp ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc cụ thể thêm Chỉ thị nêu trên “Những doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa, đến thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2010 mà chưa thể thực hiện chuyển đổi được thì trước mắt chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu và sẽ cổ phần hóa sau năm 2010 đã định hướng rõ ràng mô hình hoạt

36

động của Tổng công ty và lộ trình thực hiện chuyển đổi trong thời gian tới và cũng chính từ thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2010 đến nay Tổng công ty Thương mại Sài Gòn được chuyển thành Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Tên đầy đủ: Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.

Tên giao dịch của Tổng công ty là SAIGON TRADING GROUP.

Tên viết tắt: SATRA Logo của Tổng Công Ty:

Trụ sở chính: 275B Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Website: satra.com.vn

Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty mẹ. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu theo quy định của pháp luật tại SATRA GROUP. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, trên cơ sở xác nhập các doanh nghiệp Nhà nước đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, thậm chí có những doanh nghiệp đã hình thành trước thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 1975 có nhiều uy tín về thương hiệu, thị trường, khách hàng truyền thống trong và ngoài nước.

Vào thời điểm mới thành lập, tổng vốn hoạt động của SATRA GROUP 893,56 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 541,07 tỷ đồng và vốn lưu động là 276,97 tỷ đồng; vốn ngân sách Nhà nước cấp là 541,07 tỷ đồng, vốn bổ sung là 332,152 tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn hoạt động bình quân đạt 12,05 %/năm. Đến cuối năm 2010, vốn chủ sở hữu cùa SATRA GROUP là 4258 tỷ đồng và tổng tài sản ước tính đạt 8046 tỷ đồng

Bảng 2.1: Vốn chủ sở hữu qua các năm (thời điểm 31/12)

Năm 1995 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn chủ sở hữu

(tỷ đồng) 893,56 3,018 3,411 3,809 4,057 4,258

Tỷ lệ tăng so với

năm trước (%) - - 13,02 11,67 6,51 4,95

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của SATRA GROUP

37

Là doanh nghiệp đa ngành đa chức năng và đa sở hữu về thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến với 46 doanh nghiệp thành viên trong đó bao gồm 14 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc công ty mẹ, 11 công ty con và 21 doanh nghiệp liên kết có vốn của Tổng công ty từ 50% trở xuống. Tổng công ty điều hành quản lý các doanh nghiệp thành viên thông qua phần trăm vốn cổ phần, điều lệ, quy chế và quy định. Tất cả 46 doanh nghiệp này đều có sự tham gia quản lý điều hành của Tổng công ty thông qua người đại diện vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, còn có 32 công ty, tổ chức tài chính có vốn góp của SATRA GROUP dưới dạng đầu tư tài chính, đơn vị có vốn góp của SATRA GROUP dưới dạng đầu tư tài chính lớn nhất hiện nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt với 180 tỷ đồng. Công ty liên kết có vốn góp của Tổng công ty dưới 50% nhưng mang lại doanh thu tài chính lớn nhất cho SATRA hiện nay đó là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà máy bia Việt Nam (VBL)(

góp 40% vốn). Số lượng thành viên góp vốn và đầu tư tài chính của SATRA GROUP như sau:

Sơ đồ 2.1: Số lượng thành viên góp vốn và đầu tư tài chính của SATRA GROUP

Nguồn: Chiến lược phát triển SATRA GROUP giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2020, tr16

TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN TNHH MTV

SATRA GROUP Các

thành viên hạch toán phụ thuộc:

14

Công ty cổ phần có vốn góp trên 50%: 11

Công ty cổ phần có vốn

góp 50% trở

xuống:

21

Các hình thức đầu tư

tài chính khác:

32

38

Chiến lược phát triển của SATRA GROUP theo đề án chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020, SATRA GROUP đặt mục tiêu trở thành Tâp đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam, hoạt động đa ngành, chuyên sâu trên lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Theo đó, SATRA GROUP sẽ chú trọng hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng đầu tư vào các ngành nghề thế mạnh, có lợi thế kinh doanh, phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, chú trọng đầu tư chiều sâu để luôn tạo được thế chủ động trong sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững.

Giai đoạn 2010-2011: củng cố và tái đầu tư hoạt động SATRA GROUP và các đơn vị thành viên.

Giai doạn 2012-2015: phát triển theo định hướng đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu và thế mạnh của SATRA GROUP và các doanh nghiệp thành viên.

Giai đoạn 2016-2020: Phát triển theo định hướng đầu tư chiều sâu và phát triển các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ổn định và bền vững.

Tất cả những chiến lược này đều hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo tăng trưởng doanh thu bình quân 10-15%, lợi nhuận tăng bình quân là 10%/năm trở lên và tăng trưởng xuất khẩu là 10%/năm trở lên.

2.2.2. Đặc điểm tình hình nhân lực của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn SATRA GROUP

Thứ nhất, quy mô, số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của SATRA GROUP:

Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống SATRA GROUP đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2016 là 13.635 người. Trong đó, cán bộ - công nhân viên thuộc diện công ty mẹ quản lý của 242 người. Số còn lại là 13.393 người do công ty thành viên quản lý. Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu đề tài, người viết chỉ đề cập đến lực lượng cán bộ - nhân viên thuộc công ty mẹ quản lý: 242 người.

Trong tổng số 242 cán bộ - nhân viên do tổng công ty quản lý, có 154 cán bộ - công nhân viên đang làm việc tại cơ quan của Tổng công ty và 88 cán bộ đang

39

được biệt phái xuống làm đại diện vốn Nhà nước hoặc tham gia điều hành tại các công ty thành viên.

Lực lượng cán bộ, nhân viên do Tổng công ty quản lý nhưng đang được cử tham gia đại diện vốn hoặc tham gia điều hành tại công ty thành viên gọi là cán bộ chuyên trách. Lương và các chế độ phúc lợi khác của cán bộ chuyên trách do chính các đơn vị mà cán bộ tham gia trả lương theo quy định và hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị. Đối với cán bộ đang làm việc tại cơ quan Tổng công ty nhưng được cử tham gia đại diện vốn tại các công ty thành viên hoặc các công ty, tổ chức tài chính có vốn góp của Tổng công ty thì được gọi là cán bộ không chuyên trách. Những cán bộ này đang làm việc tại cơ quan Tổng công ty nên hưởng lương và các chế độ phúc lợi khác tại Tổng công ty theo quy định và còn được hưởng thêm phần thù lao chức vụ do các đơn vị mà cán bộ được cử tham gia đại diện vốn chủ sở hữu trả.

Lực lượng lao động tại công ty mẹ có tính ổn định tương đối nhưng tại các công ty thành viên thì biến động thường xuyên do đặc thù của ngành nghề, bối cảnh kinh tế và quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động của Tổng công ty và các công ty thành viên.

Theo điều lệ của Tổng công ty do UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn, tổ chức bộ máy của công ty mẹ gồm: Hội đồng thành viên, các kiểm soát viên, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc gồm Phó Tổng Giám đốc, các phòng ban chức năng, các Ban, các đơn vị phụ thuộc công ty mẹ và các đại diện vốn của công ty mẹ tham gia góp vốn tại các doanh nghiệp khác.

40

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức SATRA GROUP hiện nay

Nguồn: Chiến lược phát triển SATRA GROUP giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2020, tr.36

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ TỔNG GIÁM

ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG KINH DOANH PHÒNG PHÁP CHẾ

PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN

-Các doanh nghiệp trực thuộc -Công ty cổ phần

- Công ty liên doanh

41

Thứ hai, tỷ lệ nam, nữ trong SATRA GROUP:

Trong số 242 cán bộ - công nhân viên SATRA GROUP quản lý có 64 nữ (chiếm 26,45%) và nam là 178 cán bộ (chiếm 73,55%). Với tỷ trọng nhân sự nữ chiếm gần 1/3 so với tổng số nhân sự của SATRA GROUP theo biểu đồ 1, chứng tỏ SATRA GROUP rất quan tâm, tạo điều kiện cho nhân lực nữ làm tốt công tác quản lý trong đó có người là cán bộ cấp cao trong Tổng công ty (Tổng giám đốc của SATRA GROUP là nữ)

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng nguồn nhân lực SATRA GROUP theo giới tính

Nguồn: Phòng Nhân sự SATRA GROUP Thứ ba, độ tuổi người lao động

Trong tổng số 242 cán bộ -công nhân viên thuộc diện SATRA GROUP quản lý, độ tuổi trên 50 là 114 người (chiếm 47,12%), từ 41-50 tuổi là 66 người (chiếm 27,27%), từ 31-40 tuổi là 48 người (chiếm 19,83%) và dưới 30 tuổi là 14 người (chiếm 5,78%). Tuổi bình quân 46,33 tuổi .

Với cơ cấu về tuổi đời như hiện nay của SATRA GROUP, độ tuổi trên 50 chiểm tỷ lệ đến 47,12%, trong khi đó độ tuổi dưới 30 chỉ có tỷ lệ 5,78%. Nếu không có kế hoạch đào tạo thêm lực lượng trẻ dưới 30 để tạo nguồn nhân lực cho SATRA GROUP trong thời gian tới thì nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn, thiếu lực lượng

42

thừa kế đội ngũ cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Nguồn nhân lực của Tổng công ty chia theo nhóm tuổi và giới tính theo bảng 2 sau đây

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng nguồn nhân lực SATRA GROUP theo giới tính

Nguồn: Phòng nhân sự SATRA GROUP Thứ tư, trình độ lực lượng lao động

Hiện nay, nguồn nhân lực Tổng công ty quản lý gồm cán bộ quản lý và chuyên viên, gồm 30 cán bộ có trình độ thạc sỹ (12,40%), 186 cán bộ có trình độ đại học (76,86%) và 26 nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở xuống (10,74%). Tuy nhiên, cán bộ có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn hạn chế, chỉ có 17 cán bộ

Nhóm tuổi Giới tính

Tổng số Tỷ lệ %

Nam Nữ

≤30 10 4 14 5,78

31-40 37 11 48 19,83

41-50 48 18 66 27,27

>50 83 31 114 47,12

Tổng cộng 178 64 242

Tỷ lệ 73,55% 26,46% 100,00

43

(7,02%) là thuần thục trong giao tiếp và sử dụng anh ngữ. Chuyên môn chính của các cán bộ chân viên tại Tổng công ty SATRA phần lớn tập trung vào lĩnh vực kinh tế, Được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.3. Nhân lực SATRA GROUP theo trình độ và lĩnh vực chuyên môn

Trình độ/chuyên môn Thạc sĩ Đại học Cao đẳng,

trung cấp Tổng cộng

Kinh tế 30 129 23 182

Luật 0 13 0 13

Cơ khí, điện máy 0 12 1 13

Kiến trúc, xây dựng 0 8 0 8

Công nghệ thực phẩm 0 7 0 7

Nông nghiệp, thú y 0 7 0 7

Ngoại ngữ 0 5 0 5

Khác(điều dưỡng, lái xe…) 0 5 2 7

Tổng cộng 30 186 26 242

Nguồn. Phòng nhân sự SATRA GROUP

Bên cạnh yêu cầu cán bộ do SATRA GROUP quản lý phải đạt trình độ nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, nguồn cán bộ của SATRA GROUP cũng được bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị. Theo số liệu của Phòng nhân sự, có 15 cán bộ đạt trình độ cử nhân chính trị (6,20%), 34 cán bộ có trình độ cao cấp chính trị (14,05%), 32 cán bộ có trình độ trung cấp chính trị (13,22%) và 09 cán bộ có trình độ sơ cấp chính trị (3,72%)

2.2.3. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển nguồn nhân lực tại SATRA GROUP

Nhận thức rõ về vai trò nguồn nhân lực đối với chất lượng và hiệu quả của công việc, Satra Group trong những năm qua không ngừng phát triển đội ngũ nhân sự cả về số lượng và chất lượng. Ngay sau khi Quyết định 1216/QĐ- TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ra đời, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí

44

Minh ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND về Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020, Satra Group căn cứ trên tình hình thực tế đưa ra chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Ngày 15 tháng 8 năm 2011, Satra Group đưa ra Quyết định 1630/QĐHDTV-TCT của Tổng giám đốc về phát triển nhân lực giai đoạn 2011- 2015 tầm nhìn đến năm 2020.

Mục tiêu tổng quát :

Phát triển nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời đại mới, hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của Tổng công ty, nâng cao thu nhập lao động của nhân sự.

Trong giai đoạn 2011- 2015, phát triển nhân lực được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là tiền đề quan trọng để giữ vững quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổng công ty từ công tác phân tích công việc và hoạch định nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đào thải. Đội ngũ nhân lực phải đạt các tiêu chí cơ bản như: có chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo và tư duy đổi mới; có đạo đức tốt, sức khỏe tốt; có ý thức tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong công việc;

yêu nghề và gắn bó lâu dài với Satra.

Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2015, tỷ lệ cán bộ quản lý và chuyên viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 15%, cụ thể là khoảng 35 cán bộ lãnh đạo và chuyên viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên.

Đến năm 2015, 70% chuyên viên và lãnh đạo các phòng ban có trình độ cao đẳng, đại học, cụ thể là khoảng 180 cán bộ lãnh đạo và chuyên viên phòng ban của Satra Group.

Đến năm 2015, 100% nhân sự của Satra đều có trình độ văn hóa 12/12 trở lên tức là tất cả các nhân viên đều phải tốt nghiệp 12 trở lên.

Chuyên viên phải được đào tạo và phải tham gia đầy đủ các lớp học ngắn hạn về quản trị kinh doanh, soạn thảo hợp đồng, năng lực cạnh tranh thị trường, kiểm soát nội bộ và các lớp học nâng cao anh ngữ, tin học, kỹ năng mềm…

45 Kết quả thực hiện mục tiêu:

Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2015, số cán bộ quản lý và chuyên viên có trình độ thạc sỹ trở lên làm việc trực tiếp tại Tổng công ty là 30 người chiếm 12,40%.

Cũng theo báo cáo trên, 100% nhân sự làm việc trực tiếp tại Tổng công ty có trình độ văn hóa 12/12, trong đó 70% có trình độ cao đẳng, đại học. 100% nhân sự được sắp xếp các lớp học ngắn hạn bồi dưỡng kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh.

2.2.4. Kết quả thực hiện các giải pháp và công cụ của chính sách phát triển nhân lực tại SATRA GROUP

Thứ nhất, kết quả của thực hiện chính sách về công tác hoạch định nhân lực và phân tích công việc

Công tác hoạch định nhân lực và phân tích công việc giúp mô tả công việc cho từng vị trí việc làm, đồng thời các vị trí chức danh có quy định tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng luôn được chú trọng trong Chính sách phát triển nhân lực của SATRA GROUP bởi theo quan điểm của Tổng Giám đốc: không lập kế hoạch đồng nghĩa với chuẩn bị cho thất bại (Bà Lê Minh Trang).

Công tác hoạch định nhằm dự báo về nguồn nhân lực theo sự phát triển của SATRA GROUP, dự báo 5 năm, dự báo 10 năm về tình hình phát triển của Tổng công ty ra đời trong đó có dự báo nhân lực giúp SATRA GROUP chủ động trong việc tổ chức và bố trí nhân sự. Tổng kết hoạt động của Tổng Công Ty trong 5 năm 2010-2015, công tác hoạch định nhân lực tại SATRA GROUP đạt mục tiêu 85%

(theo số liệu báo cáo 5 năm của Phòng Nhân sự).

Thứ hai, kết quả thực hiện Chính sách về tuyển dụng

Là một Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và đồng thời là một doanh nghiệp nhà nước, công tác tuyển dụng được phân cấp và quy định rõ trong các các văn bản, điều lệ hoạt động của SATRA GROUP và từng đơn vị thành viên theo hướng phân cấp và phải thực hiện đúng theo pháp luật nhà nước. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 41 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)