Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN
2.1. Chính sách phát triển nhân lực của nước ta hiện nay
Nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với đất nước, đặc biệt là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập, Đảng và Nhà nước Việt Nam ta đã đưa ra rất nhiều văn bản pháp luật mang tính định hướng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Điều này thể hiện cụ thể qua Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 tại Đại hội XI của Đảng (tháng 11 năm 2011). Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020 đã được Chính phủ thông qua Quyết định số 579/QĐ- TTg, ngày 19 tháng 04 năm 2011. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 cũng được Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 07 năm 2011.
Phát triển nhân lực là một bước đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, đảm bảo đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu trên, Đảng đã đề ra những định hướng cho phát triển Khoa học công nghệ xuất phát từ những quan điểm của Đảng về Khoa học và công nghệ.
Quan điểm 1: phát triển và ứng dụng Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển Kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của Ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ Khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển Khoa học và công nghệ.
30
Quan điểm 2: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của tổ chức Khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm 3: đầu tư nhân lực cho Khoa học và công nghệ là đầu tư cho sự phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ Khoa học và công nghệ.
Quan điểm 4: ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển Khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa hoc tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới và chuyển giao cộng nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường Khoa học và công nghệ.
Quan điểm 5: chủ động tích cực hội nhập quốc tế để cập nhập trí thức Khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án Khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.
Phát triển nhân lực là quá trình tạo sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của doanh nghiệp, của ngành, của vùng và của đất nước. Phát triển nhân lực nhằm tạo một đội ngũ nhân lực có chất lượng, tạo nền tảng và lợi thế cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của đất nước. Phát triển nhân lực nghĩa là xây dựng một đội ngũ nhân lực không những có
“tâm” mà cần phải có “tầm” tức có năng lực chuyên môn, trang bị kỹ năng về Khoa học và công nghệ. Phát triển nhân lực là xây dựng đội ngũ nhân lực có tay nghề, có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao sánh được với các nước tiên tiến trong khu vực,
31
xây dựng đội ngũ lãnh đạo Nhà nước các cán bộ công chức phẩm chất đẹp, đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, xây dựng đội ngũ doanh nhân có năng lực tổ chức, quản lý và cạnh tranh trên thị trường, xây dựng hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực tiến bộ, hiện đại, đưa mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, giáo dục đào tạo phải song hành cùng định hướng phát triển nhân lực, phối kết hợp thống nhất giữa giáo dục đào tạo con người, sử dụng con người và đào tạo môi trường làm việc tốt để con người phát huy hết được khả năng, đáp ứng đươc yêu cầu của sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
2.1.2. Mục tiêu của chính sách phát triển nhân lực
Chất lượng của nguồn nhân lực luôn được chú trọng quan tâm tại Việt Nam nhất là trong giai đoạn đất nước đang trên đà hội nhập, đẩy mạnh tiến độ để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tỷ lệ đào tạo nhân lực qua đào tạo lĩnh vực tăng nhanh thể hiện rõ nhất là lĩnh vực kinh tế. Theo Quyết định số 1261/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, cần tăng nhanh nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý.
Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là 30,5 triệu người, chiếm khoảng 55% tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế của đất nước. Và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu người, chiếm khoảng 70% trong tổng số 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế.
Về cơ cấu bậc đào tạo, năm 2015, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 18 triệu người, chiếm khoảng 59% tổng số nhân lực đã qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp khoảng 7 triệu người, chiếm khoảng 23% , bậc cao đẳng gần 2 triệu người, khoảng 6%; bậc đại học khoảng 3,3 triệu người, khoảng 11%; bậc trên đại học khoảng 200 nghìn người, khoảng 0,7%. Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 24 triệu người, khoảng 54%, trên tổng số nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp nghề khoảng 12 triệu người, khoảng 27%;
32
bậc cao đẳng hơn 3 triệu người, khoảng 7%; bậc đại học khoảng 5 triệu người, khoảng 11%, và bậc sau đại học khoảng 300 nghìn người, khoảng 0,7%.
Phát triển nhân lực đến 2020 của các ngành, lĩnh vực, khu vực như công nghiệp; xây dựng; dịch vụ; nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông vận tải; tài nguyên môi trường; du lịch; ngân hàng; tài chính; công nghệ thông tin; năng lượng hạt nhân và phát triển nhân lực theo một số chủ thể tham gia phát triển cụ thể là cán bộ lãnh đạo, đội ngũ công nhân viên chức, đội ngũ doanh nhân, giáo viên, giảng viên; kết hợp cùng với phát triển nhân lực vùng kinh tế xã hội.
2.1.3. Hệ thống văn bản pháp luật về chính sách phát triển nhân lực hiện nay
Để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam chúng ta luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Chính sách đổi mới trong giáo dục và đào tạo thông qua các nội dụng cụ thể như hoàn thiện hệ thống giáo dục, đổi mới chương trình học và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới chính sách đối với giáo viên; Chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao thu hút nhân tài không những trong và ngoài nước; kết hợp với cải cách Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội…..
2.1.4. Một số đánh giá về chính sách phát triển nhân lực ở nước ta hiện nay
Ưu điểm:
Chính sách phát triển nhân lực của nước ta trong thời gian qua, nhìn chung đã có những thành tựu đáng kể trong phát triển và đào tạo nhân lực. Giáo dục và đào tạo đã mang lại một số kết quả tích cực: số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 2.058.922 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp là 405.900 người (theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013). Về trình độ kĩ thuật chuyên môn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở nông thôn là 11,2%; phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ, tỷ
33
lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2013: 6,9%) (Theo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 – Tạp chí Nhà nước)
Lực lượng lao động có trình độ cao đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao. Trong báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa VIII, nền kinh tế đã tạo ra trong năm 2013 khoảng 1,58-1,6 triệu việc làm mới.
Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục…. và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận với trình độ quốc tế.
Chính sách cải cách tiền lương trong thời gian vừa qua đã phần nào góp phần động viên nhân sự trong tổ chức làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, vừa là phương tiện đảm bảo cuộc sống ngày một nâng cao, tác động qua lại giữa chính sách tiền lương phù hợp với năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ là yếu tố để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, ổn định phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, chính sách phát triển nhân lực của Việt Nam ta vẫn chưa thật sự hiệu quả là vì chưa khắc phục được những tồn tại và hạn chế:
Thứ nhất, chính sách bố trí và sử dụng nhân lực chưa hiệu quả, nhất là nhân lực có chất lượng cao không được phân bố đồng đều và mất cân đối, chủ yếu phân bố theo vùng, miền, địa phương chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.
Thứ hai, chính sách thu hút, sử dụng nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước chưa toàn diện và thiếu tính khoa học. Cần quan tâm chú trọng để giải pháp đầu ra trong sử dụng và đãi ngộ nhân tài.
34
Thứ ba, chính sách giáo dục – đào tạo và phát triển nhân lực chưa thực sự hiệu quả. Các cơ sở đào tạo tuy được quy hoạch nhưng còn chậm và chưa đồng bộ.
Chuẩn đào tạo giữa các cấp bậc học chưa xác định rõ ràng và hợp lý, thiếu sự liên kết với nhau. Người học thì thụ động do chưa được áp dụng kiến thức vào thực hành, vận dụng trong thực tế. Công tác đánh giá, thanh tra, kiểm tra trong giáo dục còn nể nang dẫn đến không thực tế. Đặc biệt, các nghiên cứu khoa học ở nước ta thì nhiều nhưng để áp dụng vào thực tiễn thì lại không khả thi bởi sự rời rạc và thiếu liên kết trong đào tạo – nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, nhu cầu thực tế của thị trường.
Thứ tư, chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều năm qua, ngân sách nhà nước đều có khoản chi ngân sách lên đến hàng chục tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương nhưng chất lượng đời sống của cán bộ, công nhân viên chức vẫn chưa được nâng cao, thậm chí còn giảm sút; chính sách bảo hiểm phức tạp ngay từ khi tham gia cho đến khi giải quyết các chế độ, gây phiền hà và nhiều rắc rối.
Thứ năm, chính sách tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực hiện nay nước ta đang tồn tại nhiều bất cập trong chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng và thăng tiến đối với nhân lực đặc biệt là đối với nhân lực chất lượng cao, nguyên nhân lớn là do nể nang, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, câu nệ tạo ra những lỗ hỏng trong công tác tuyển dụng, bên cạnh đó là do hình thức tuyển dụng chưa phù hợp, kém hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực thì các lãnh đạo, quản lý chưa nắm bắt được hết điểm mạnh và điểm yếu của nhân sự mình, từ đó không khai thác được hết tiềm năng, không khơi dậy được đam mê của mỗi người trong công việc.