Tình hình sử dụng các nguồn lực

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cảng Chân Mây (Trang 44 - 51)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY

2.1.2. Tình hình sử dụng các nguồn lực

Luồng vào cảng, cỡ tàu tiếp nhận, vị trí Cảng:

+ Tổng chiều dài: 2,7 km + Độ sâu luồng: -12m.

+ Chênh lệch thủy triều: 0,8m + Chênh lệch bình quân : 0,4m.

+ Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào: 12,5m.

+ Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: tàu 50.000 DWT.

+ Vị trí cảng: 16o20’00’’ N; 108o00’00’’E.

+ Điểm đón trả hoa tiêu: 16o21’17’’ N; 108o00’00’’E.

Cơ sở hạ tầng và thiết bị:

Bng 2.1: Cu bến

Tên/Số hiệu Dài Độ sâu Loại tàu/hàng

Bến Số 1 Chân Mây 300m -12,5m Tàu hàng trọng tải 50.000 DWT, tàu du lịch

Bến kéo dài 120m - 6 m Tàu 3.200 DWT

Cầu cảng tạm -11,5m Tàu 20.000 DWT

(Nguồn : Phòng Hành chính – Tổng hợp)

Bng 2.2: Thiết b chính

Loại/kiểu Số lượng Sức nâng/tải/công suất

Cẩu bờ di động 1 63 MT

Cẩu bánh lốp 1 30 MT

Cẩu bánh xích 3 50-80 MT

Xe nâng 4 3~5 MT

Xe đầu kéo rơ-mooc 2 45 MT

Tàu lai dắt 2 1.020HP - 1.800 HP

Xe xúc lật 3 1~3 m3

Xe san ủi BD2F 1

Máy phát điện 2 5KVA-100KVA

Gàu ngoạm 3 8-5 -3,5 m3

(Nguồn : Phòng Hành chính – Tổng hợp) Kho bãi:

+ Tổng diện tích mặt bằng cảng: 82.000m2. + Kho: 2.000 m2, trong đó kho CFS: 2.000 m2

+ Bãi: 80.000 m2, trong đó bãi chứa container: 10.000 m2. Ngoài ra còn diện tích gần hơn 50.000m2 vẫn chưa được sử dụng.

Là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cảng biển, do đó yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối phức tạp, yêu cầu cần có hệ thống thiết bị, kho bãi và dây chuyền xếp dỡ hàng hóa hiện đại cũng như các phương tiện đảm bảo an toàn và yêu cầu kỹ thuật tương đối cao.

Tổng diện tích của công ty là 226.000 m2. Trong đó diện tích khobãi dùng để chứa hàng là176.000m2 . Công ty nằm tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, gần cửa ngõ giao thông của trung tâm khu vực Miền trung, là nơi trung chuyển của 02 thành phố lớn là Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẵng, lại cách tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1A không xa (khoảng 10 km) nên rất thuận tiện cho việc trung chuyển hành hóa từ đường bộ sang đường biển và ngược lại. Bên cạnh đó, với diện tích kho bãi tương đối lớn cũng là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu giữ hàng hóa.

Ngoài ra, máy móc thiết bị là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ bốc xếp_ là hoạt động kinh doanh chính của Công ty. Nhìn chung, hiện tại,máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là các loại cẩu, gầu ngoặm, xe nâng, xe xúc lật, hệ thống kho bãi…dùng để nâng hạ, bốc xếp, lưu giữ hành hóa. Tất cả các thiết bị đều đạt chất lượng và có nhiều thiết bị mới hay đã được sửa chữa, thay mới nên có thể hoạt động tương đối tốt và còn có thể được tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, điều này ý nghĩa trong việc giảm chi phí sửa chữa, cạnh tranh về giá, nâng cao chất lượng dịch vụ và thương hiệu của công ty.

b. Tình hình s dng ngun nhân lc

Bng 2.3: Tình hình ngun nhân lc

Phân loại lao động

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 245 100 260 100 264 100 Phân

theo tính chất lao

động

- Lao động trực tiếp 170 69,4 178 68,5 183 69,3 - Lao động quản lý 33 13,5 37 14,2 35 13,3 - Phục vụ, phụ trợ 42 17,1 45 17,3 46 17,4

Phân theo trình độ

- Đại học và trên đại học 43 17,6 48 18,5 52 19,7 - Trung cấp và cao đẳng 49 20,0 54 20,8 54 20,5 - Sơ cấp, nghề 102 41,6 103 39,6 104 39,4 - Lao động phổ thông 51 20,8 55 21,1 54 20,4 Phân

theo hợp đồng lao

động

- Không xác định thời hạn 180 73,5 190 73,1 194 73,5 - Thời hạn từ 1 đến 3 năm 61 24,9 66 25,4 66 25,0 - Thời vụ dưới 1 năm 4 1,6 4 1,5 04 1,5 Phân

theo giới tính

- Nam 208 84,9 222 85,4 226 85,6

- Nữ 37 15,1 38 14,6 38 14,4

(Nguồn : Phòng Hành chính – Tổng hợp) Trong những năm qua, tình hình nguồn lực của công ty đang sử dụng và đào tạo tương đối tốt, nếu như năm 2010, tổng số lao động chỉ là 245 người thì đến năm 2012 số lao động tăng lên 265 người (tăng tương ứng là 8,16%). Việc tuyển dụng thêm nguồn nhân lực này nhằm để đáp ứng yêu cầu

về mở rộng và phát triển quy mô sản xuất của công ty. Mặt khác, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lao động có trình độ đại học, sau đại học, cao đẳng ngày càng được nâng cao và theo thực tế, công ty cũng hiện đang có đội ngũ lực lượng lao động tương đối trẻ, lại chú trọng củng cố bộ máy quản lý và lao động có trình độ chuyên môn. Điều này phù hợp với xu hướng của quá trình hiện đại hóa, cải tiến máy móc, thiết bị và đổi mớivề trình độ, tri thức của giai đoạn phát triển mới.

- Về cơ cấu lao động: Công ty đã phân bổ cơ cấu lao động một cách hợp lý, theo đúng yêu cầu của việc tái cơ cấu và theo quy định phân bổ giữa lực lượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp qua các năm. Lao động quản lý, gián tiếp từ năm 2010 đến 2012, tỷ lệ không vượt mức 15%. Do đó, sự bố trí lao động như vậy là phù hợp với điều kiện làm việc và theo đặc trưng trong ngành Cảng biển của Công ty.

- Phân theo trình độ: Trình độ của lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất là sơ cấp, công nhân đã qua đào tạo nghề. Tuy nhiên, qua các năm, lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học đều có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng lên, cụ thể năm 2010 chỉ chiếm 17,6% thì đến năm 2012 đã chiếm tới 19,7% và đây là đội ngũ chủ yếu làm quản lý, chuyên viên văn phòng và đây là sự thay đổi tích cực về trình độ tri thức của đội ngũ lao động công ty trong thời đại mới.

- Phân theo hợp đồng lao động: Tỷ lệ lao động được ký kết hợp đồng không xác định thời hạn tương đối cao, luôn chiếm hơn 70%. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng đến tính bền vững của lực lượng lao động.

Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động có hợp đồng theo mùa vụ thời hạn dưới 1 năm qua mỗi năm chỉ có 04 người, chiếm tỷ lệ rất nhỏ (hơn 1.50%). Như vậy công ty đang có sự ổn định trong lực lượng lao động và tạo dễ dàng hơn trong việc quản lý.

c. Tình hình tài chính ca công ty

Bng 2.4: Bng cân đối kế toán rút gn qua các năm

(ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TÀI SẢN

I. Tài sản ngắn hạn 47.492 55.295 73.320

1. Tiền 24.736 41.182 58.891

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.931 2.060 1.804

3. Các KPT ngắn hạn 15.240 7.000 7.052

4. Hàng tồn kho 4.267 4.237 5.011

5. Tài sản ngắn hạn khác 318 816 562

II. Tài sản dài hạn 243.583 239.139 228.278

1. Tài sản cố định 241.462 236.521 226.292

2. Tài sản dài hạn khác 2.121 2.618 1.986

Cộng tài sản 291.075 294.434 301.598

NGUỒN VỐN

I. Nợ phải trả 90.082 87.964 91.498

1. Nợ ngắn hạn 15.165 15.546 21.945

2. Nợ dài hạn 74.917 72.418 69.553

II. Vốn chủ sở hữu 200.993 206.470 210.100

1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 200.993 206.470 210.100 2. Lợi nhuận chưa phân phối (4.861) 536 3.774

Cộng nguồn vốn 291.075 294.434 301.598

- Về xu hướng: Theo bảng 2.4, tổng tài sản hay tổng nguồn vốn mà công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây đang quản lý và sử dụng qua các năm đều có xu hướng tăng lên, nếu như tính tới năm 2010, tổng tài sản hay tổng

nguồn vốn của công ty là 291.075 triệu đồng thì đến năm 2012, tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của công ty là 301.598 triệu đồng, tăng 3,62% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ qua các năm từ 2010 đến 2012 thì hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện tương đối hiệu quả và điều này đặc biệt ý nghĩa khi đây là giai đoạn mà khủng hoảng kinh tế diễn ra ở mức độ trầm trọng nhất.

- Về cơ cấu: Trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ không quá 25% còn giá trị tài sản dài hạn trong tổng tài sản chiếm tỷ còn lại.

Sở dĩ có sự chênh lệch lớn trong tỷ lệ của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn này là do lượng tài sản cố định của công ty là rất lớn, giá trị tài sản cố định luôn chiếm hơn 98% trong tổng tải sản dài hạn và luôn chiếm hơn 75% trong tổng tài sản của công ty (do giá trị của các loại thiết bị, máy móc, bến bãi là rất lớn).

Trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm gần 70%, khoản nợ phải trả chiếm phần tỷ lệ còn lại. Tổng giá trị của khoản nợ phải trả có sự tương đồng qua các năm, ít thay đổi và có biến động không theo chiều hướng nhất định. Thay vào đó, tổng giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu lại thay đổi theo chiều hướng tăng lên qua mỗi năm. Xét trên khía cạnh thực tế, sở dĩ có sự khác biệt này là do những năm qua công ty đều làm ăn có lãi và lượng tiền lợi nhuận đó phần lớn được chuyển vào nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong chỉ tiêu nợ phải trả được tách riêng, giá trị của nợ dài hạn luôn gấp gần 4 lần so với nợ ngắn hạn. Điều này là do trong quá trình chuyển giao, lượng nợ rất lớn của nhà nước được chuyển thành khoản nợ dài hạn mà công ty buộc phải trả cho ngân hàng Trung ương.

Nhìn chung, theo các số liệu được phân tích, ta thấy rằng công ty đã tạo được thế chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình và ít nhiều không

còn lệ thuộc nhiều vào các nguồn vốn vay từ bên ngoài. Điều này trong giai đoạn hiện nay cực kỳ có ý nghĩa khi mà lượng vốn không những được bảo tồn mà còn được tăng lên, đây là tín hiệu tích cực trong vấn đề tài chính nói riêng và trong hiệu quả của hoạt động kinh doanh, bốc xếp hàng hóa của công ty nói chung.

Ngoài ra, một điều đáng lưu ý là trong thời gian trước năm 2010,khoản lợi nhuận chưa phân phối luôn ở mức âm (như năm 2010 là âm 4.861 triệu đồng) thì từ sau năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này đã tăng lên rất nhiều,đạt 536 triệu đồng và đến năm 2012 đạt 3.774 triệu đồng tăng gấp 703,92% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cảng Chân Mây (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)