Nhận thức tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng trong triển khai thực thi chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn Hải Thạch (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG BSC TRONG TRIỂN KHAI THỰC THI CHIẾN LƯỢC

1.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BSC PHỤC VỤ TRIỂN KHAI THỰC

1.3.1. Nhận thức tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị

Một tuyên bố sứ mệnh xác định mục đích cốt lõi của tổ chức, tại sao nó tồn tại? Bản tuyên bố sứ mệnh là một mệnh lệnh then chốt về cách thức mà một tổ chức nhìn nhận về đòi hỏi của các bên hữu quan. Tuyên ngôn về sứ mệnh nêu lên những niềm tin cốt lõi, nhân diện thị trường mục tiêu cũng như sản phẩm cốt lõi. Đó là một bản tuyên bố phục vụ cho nhiều người nghe. Đối với bên trong, nó cung cấp một kim chỉ nam để tổ chức tập trung hướng tới.

Đối với giới hữu quan, nó phải đáp ứng được những mong muốn của họ để có được sự hỗ trợ. Không giống như các chiến lược và mục tiêu vốn có thể đạt

THẺ ĐIỂM

CÂN BẰNG

Sứ mệnh Tại sao chúng ta tồn tại

Dẫn dắt các nguyên lý

Bức tranh bằng lời của tương lai Phân biệt các hoạt động

Các giá trị Tầm nhìn Chiến lược

được qua thời gian, bao không bao giờ thực sự hoàn thành được sứ mệnh của mình. Sứ mệnh đóng vai trò như chiếc đèn hiệu, là kim chỉ nam cho công việc, bạn sẽ không ngừng theo đuổi nó. [1, tr. 73]

Sứ mệnh giữ một trọng trách đối với thẻ điểm. Thẻ điểm được thiết kế không phải để trở thành một công cụ quản lý biệt lập. Thay vào đó, nó là một phần của một phương pháp phối hợp để kiểm soát công việc kinh doanh và cung cấp cho chúng ta phương tiện trong việc đánh giá thành công tổng thể của mình. Thẻ điểm cân bằng đảm bảo rằng hoạt động của tất cả nhân viên thống nhất với sứ mệnh và hướng tới sứ mệnh đó. Sứ mệnh là nơi chúng ta bắt đầu hoạt động diễn giải của mình. Một Thẻ điểm cân bằng tốt phải đảm bảo các thước đo mà chúng ta theo dõi phù hợp với những khát vọng cuối cùng của chúng ta, là một chiếc la bàn để dẫn đường cho con tim và khối óc của các nhân viên đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Ví dụ một công ty xây dựng một sứ mệnh là người dẫn đầu về chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp thì thước đo mà họ sử dụng là cắt giảm chi phí hỗ trợ sau bán hàng trở nên thật vô nghĩa. [5, tr. 147]

b) Các giá tr

Các giá trị là nguyên tắc tồn tại mãi mãi để dẫn dắt một tổ chức. Chúng đại diện cho những niềm tin sâu sắc trong tổ chức và được thể hiện thông qua cách hành xử hàng ngày của tất cả các nhân viên. Không có một nguyên tắc chung nào để xác định các giá trị là đúng hay sai, thay vào đó, mỗi tổ chức phải xác định hay khám phá ra các giá trị cốt lõi tạo nên bản chất của mình và coi trọng những giá trị đó. Các tổ chức thường có rất ít giá trị cốt lõi phản ánh chân thực bản chất của họ, phần nhiều những giá trị còn lại có thể là sự lẫn lộn giữa giá trị và cách thức. Các cách thức, quy trình và chiến lược có thể thay đổi theo thời gian để phản ứng lại rất nhiều thách thức xuất hiện trên con đường phát triển. Tuy nhiên các giá trị cốt lõi được giữ nguyên vẹn theo thời

gian, giữ vai trò là nguồn sức mạnh và hiểu biết lâu dài.

Thẻ điểm cân bằng là giải pháp tốt nhất cho việc tuyên truyền giá trị, xem xét lại chúng qua thời gian và tạo ra sự nhất quán từ trên xuống dưới trong tổ chức. Điểm mấu chốt chính là sự nhất quán, đó là yếu tố giúp mọi nhân viên thấy được hành động hàng ngày của họ phù hợp với các giá trị của công ty như thế nào và việc thực hiện những giá trị đó sẽ đóng góp cho sự thành công chung ra sao. Các thước đo trong thẻ điểm cân bằng được lựa chọn phải phù hợp với các giá trị của tổ chức để đảm bảo rằng mọi người đều hướng tới những mục tiêu chung. [5, tr. 157]

c) Tm nhìn

Một tuyên bố tầm nhìn cho ta thấy bức tranh toàn cảnh của những gì mà tổ chức dự định đạt được trong tương lai – có thể là 5, 10 hay 20 năm sau. Tuyên bố này không nên trừu tượng, nó phải thể hiện càng cụ thể càng tốt tình trạng mong muốn và tạo dựng cơ sở cho việc hình thành các chiến lược và mục tiêu. Tầm nhìn luôn theo sau sứ mệnh (mục đích) và các giá trị.

[5, tr. 160]

Những thành phần điển hình trong một tuyên bố tầm nhìn gồm có phạm vi mong muốn của các hoạt động kinh doanh, suy nghĩ của những bên có lợi ích liên quan (khách hàng, nhân viên, nhà cũng cấp, người quản lý…) về công ty, các lĩnh vực lãnh đạo hay khả năng đặc thù, những giá trị được tin tưởng mạnh mẽ. Tầm nhìn phải cân bằng được lợi ích của tất cả các nhóm và phác họa một tương lai sẽ dẫn tới những thắng lợi cho bất kỳ ai có liên quan.

Thẻ điểm cân bằng là cơ chế chúng ta sử dụng để theo dõi quá trình đạt được mục tiêu cao nhất này. ‘Tôn chỉ’ của Thẻ điểm là sự cân bằng, chính xác hơn là sử dụng các thước đo để nắm bắt sự cân bằng đúng đắn của các kỹ năng, quy trình và các yêu cầu của khách hàng – những yếu tố sẽ dẫn tới tương lai tài chính mà chúng ta mong muốn và phản ánh trong tuyên bố tầm

nhìn. Thách thức của việc biến tầm nhìn thành hiện thực vẫn là điều trọng yếu và kiến trúc của Thẻ điểm cân bằng được thiết kế chính là để giúp chúng ta làm việc đó. [5, tr. 170]

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng trong triển khai thực thi chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn Hải Thạch (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)