Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Bình Định (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Hoạt động cho vay

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thực hiện kế hoạch kinh doanh được Agribank giao, những năm qua Agribank Bình Định luôn đáp ứng đủ yêu cầu về vốn cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Số liệu từ Bảng 2.1 cho thấy, hoạt động cho vay trong những năm qua có xu hướng tăng trưởng phù hợp với đặc điểm kinh tế của tỉnh. Nhu cầu đầu tư vốn cho các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ,

xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương ngày càng đòi hỏi lượng vốn lớn. Mức tăng trưởng về đầu tư tín dụng tại Chi nhánh được đánh giá là phù hợp với tăng trưởng kinh tế tại địa phương.

Bảng 2.1. Bảng phân tích tổng hợp dư nợ tại Agribank Bình Định từ năm 2008 đến 2011

ĐVT: triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Theo thời hạn

- Ngắn hạn 1.698.543 63,17 2.237.594 67,3 2.669.892 68,83 2.751.862 71,83 - Trung dài

hạn 990.235 36,83 1.087.370 32,7 1.208.862 31,17 1.079.153 28,17 Theo loại tiền

- VND 2.378.224 88,45 3.029.707 91,12 3.598.708 92,78 3.507.677 91,56 - USD 310.554 11,55 295.257 8,88 280.046 7,22 323.338 8,44 Theo thành

phần kinh tế

- Hộ 1.757.654 65,37 2.236.371 67,26 2.609.238 67,27 2.588.617 67,57 - CTY, DN,

HTX 931.124 34,63 1.088.593 32,74 1.269.516 32,73 1.242.398 32,43 - Theo ngành

kinh tế

- Nông nghiệp 1.329.870 49,46 1.944.439 58,48 2.336.561 60,24 2.364.119 61,71 - Công nghiệp,

XD 310.016 11,53 393.343 11,83 533.717 13,76 583.847 15,24 - Thương mại 660.364 24,56 645.708 19,42 745.109 19,21 604.151 15,77 - Khác 388.528 14,45 341.474 10,27 263.367 6,79 278.898 7,28 Tổng dư nợ 2.688.778 3.324.964 3.878.754 3.831.015 Tốc độ tăng

trưởng (%) 20,30 23,66 16,66 -1,23

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Agribank Bình Định) Tăng trưởng dư nợ qua các năm cho thấy xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là năm 2011 dư nợ bị giảm, cho thấy những nỗ lực của

chi nhánh trong việc tăng trưởng dư nợ, cung cấp nguồn vốn cho thị trường vẫn không thể chống nổi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát. Thời gian qua tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng rơi vào tình trạng khủng hoảng, các nhà đầu tư lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn hoặc thua lỗ, giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh; mặt khác do tình hình lãi suất biến động tăng, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất tiền vay nên đã giảm mức vay tại ngân hàng.

Năm 2008, dư nợ tại Chi nhánh là 2.688.778 triệu đồng tăng 20,3% so với năm 2007, năm 2009 tăng 23,66% so năm 2008 đạt 3.324.964 triệu đồng.

Năm 2010 đánh dấu sự giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng, năm 2010 chỉ tăng 16,66% so với năm 2009, đạt 3.878.754 triệu đồng và năm 2011 dư nợ giảm 1,23% so với năm 2010, dư nợ giảm xuống còn 3.831.015 triệu đồng.

Mặc dù Chi nhánh có chính sách tăng trưởng dư nợ trong năm 2011, nhưng tác động của suy thoái kinh tế vẫn còn, tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh gặp khó khăn, doanh nghiệp và hộ kinh doanh thu mình để bảo toàn vốn là chính, bởi vì lãi suất cao nên khách hàng vay khó có thể chịu nổi mức lãi suất cao như năm vừa qua. Một lý do khác nữa là những năm vừa qua, các ngân hàng thương mại cổ phần lần lượt đến Bình Định mở Chi nhánh tại Quy Nhơn và các phòng giao dịch tại các huyện, vì thế Agribank Bình Định buộc phải chia sẻ khách hàng với những ngân hàng này, vì họ mới ra nên có chính sách khách hàng quyết liệt để tìm kiếm khách hàng. Thị trường đã nhỏ nay lại bị chia sẻ nên việc tăng trưởng dư nợ càng gặp khó khăn. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho Agribank Bình Định trong công tác chăm sóc khách hàng, chính sách tín dụng… nhằm giữ khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới, không để các ngân hàng TMCP giành lấy khách hàng truyền thống của mình.

Nhìn vào bảng phân tích dư nợ ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, điều đó là do Bình Định là tỉnh mà công nghiệp chưa

phát triển như các địa phương khác nên nhu cầu vay vốn đầu tư dự án không nhiều. Tại Agribank Bình Định khách hàng vay vốn chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ, những ngành nghề này có nhu cầu vay vốn ngắn hạn nhiều hơn.

Năm 2008, dư nợ ngắn hạn tại Chi nhánh là 1.698.453 triệu đồng chiếm 63,17% tổng dư nợ, dư nợ trung hạn là 990.235 triệu đồng, chiếm 36,83%, sang năm 2009 thì dư nợ trung hạn đạt 1.087.370 triệu đồng nhưng tỷ lệ giảm xuống còn 32,7% trong tổng dư nợ. Đến năm 2011 thì tỷ lệ dư nợ trung hạn giảm xuống chỉ còn 28,17%. Trong những năm qua tỷ lệ dư nợ trung hạn có xu hướng giảm xuống còn tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng lên. Mặc dù Chi nhánh luôn khuyến khích đầu tư cho dự án trung hạn nhưng nợ trung hạn vẫn giảm. Thời gian đến, nhiệm vụ của Chi nhánh vẫn phải cố gắng tăng tỷ lệ nợ trung hạn lên, bởi vì nợ trung hạn mang tính ổn định hơn ngắn hạn, lãi suất cao hơn góp phần tăng thu nhập cho Chi nhánh.

ĐVT: Triệu đồng

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng tại Agribank Bình Định

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thì tỉnh Bình Định với đặc điểm là một tỉnh có ít doanh nghiệp chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, sản

xuất nông, lâm, ngư nghiệp nên khách hàng vay đa số là hộ sản xuất, thương mại và cá nhân vì thế tỷ trọng dư nợ của Hộ cao hơn doanh nghiệp.

ĐVT: Triệu đồng

Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại Agribank Bình Định

Tại Agribank Bình Định, khách hàng chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình, nên dư nợ của hộ gia đình và cá nhân luôn cao hơn so với doanh nghiệp, hợp tác xã. Năm 2008 dư nợ của cá nhân và hộ gia đình là 1.757.654 triệu đồng, chiếm 65,37% và qua các năm 2009, 2010, 2011 dư nợ của nhóm này luôn trên 60%, riêng năm 2011 thì dư nợ của cá nhân và hộ gia đình là 2.588.617 triệu đồng, chiếm 67,57%. Tỷ trọng dư nợ của nhóm cá nhân và hộ luôn tăng qua các năm. Các doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Bình Định những năm vừa qua hoạt động trong các lĩnh vực như: doanh nghiệp xây dựng, chế biến lâm hải sản và một số doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Các doanh nghiệp xây dựng thì bị ảnh hưởng bởi chính sách cắt giảm đầu tư công nên có ít hợp đồng xây dựng, các doanh nghiệp chế biến gỗ thì năm vừa qua gặp phải tình trạng hàng tồn kho, khách hàng nước ngoài hủy hợp đồng do tình hình kinh tế khủng hoảng ở Châu Âu, vì thế thị trường xuất khẩu gỗ bị giảm đáng kể. Các doanh nghiệp thương mại thì cố gắng cắt giảm chi phí, giảm giá bán nhằm giữ chân khách hàng trong thời kỳ bão giá, người tiêu dùng rất cân nhắc khi mua

sắm. Một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả buộc phải giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động. Với những điều kiện như trên thì Agribank Bình Định gặp nhiều khó khăn trong việc tăng dư nợ nhóm doanh nghiệp. Khách hàng hộ, cá nhân với lợi thế là số lượng khách hàng hộ và cá nhân lớn, thủ tục vay đơn giản hơn, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp khó khăn, không dám mở rộng quy mô, khó đáp ứng đủ điều kiện vay để phát triển thì việc Agribank Bình Định có lượng khách hàng các nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ là điều kiện tốt để mở rộng cho vay từ nhóm khách hàng này.

Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế: Những năm qua Agribank luôn xác định nhiệm vụ chính của ngân hàng nông nghiệp là phục vụ nông nghiệp và nông thôn, hướng đến tỷ trọng dư nợ dành cho ngành nông nghiệp là 70% dư nợ toàn ngành và thời gian qua ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ theo ngành.

ĐVT: Triệu đồng

Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Agribank Bình Định

Ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ tại Bình Định so với những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng… còn ở quy mô nhỏ, số lượng ít, hiệu quả hoạt động không cao. Ngành nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế chính của tỉnh. Với số lượng người dân làm kinh tế nông nghiệp tại nông thôn đông như Bình Định thì lượng vốn ngân hàng cho vay phục vụ lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng cao.

Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Agribank Bình Định năm 2011

Năm 2008, dư nợ của ngành nông nghiệp tại Agribank Bình Định là 1.329.870 triệu đồng, chiếm 49,46% tổng dư nợ, ngành xây dựng, công nghiệp là 310.016 triệu đồng, chiếm 11,53%, ngành thương mại đạt 660.364 triệu đồng, chiếm 24,56%, dư nợ của các ngành khác là 388.528 triệu đồng chiếm 14,45%. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn, nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp được ưu tiên hàng đầu cho nông nghiệp và nông thôn, và đây cũng là nhiệm vụ chính của Agribank. Đến năm 2011, dư nợ ngành nông nghiệp là 2.364.119 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61,71% tổng dư nợ cho vay, hướng đến tỷ lệ 70% mà cấp trên đề ra. Ngành công nghiệp chiếm 15,24%, đạt 583.847 triệu đồng. Ngành thương mại đạt 604.151 triệu đồng, chiếm 15,7% tổng dư nợ, còn lại là các ngành khác chiếm 7,28% tương đương 278.898 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Bình Định (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)