Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Bình Định (Trang 107 - 114)

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.3. Đối với chính phủ

- Một khó khăn lớn nhất trong việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là mức độ tin cậy và sự chính xác của các thông tin mà các DN công bố. Chính vì vậy, để có sự thống nhất và tạo lòng tin cũng như giảm thời gian và áp lực tài chính của khách hàng, thì Bộ Tài chính cần đưa ra những quy định có tính bắt buộc tất cả các báo báo tài chính phải được kiểm toán độc lập trước khi công bố hoặc nộp cho các cơ quan thuế, ngân hàng.

- Cần quy định bắt buộc các đơn vị kinh tế không được sử dụng tiền mặt trong thanh toán, bất kể nội dung thanh toán nào đều phải thực hiện qua ngân hàng, mỗi cá nhân, đơn vị có một tài khoản thanh toán vãng lai duy nhất, điều này giúp ích rất lớn cho các TCTD trong việc quản lý luồng tiền cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị và việc sử dụng tiền tệ của đơn vị.

- Nghiên cứu sửa đổi chính sách giao dịch bảo đảm để nó hiệu lực hơn:

đang ký giao dịch bảo đảm đối với động sản hiện nay chỉ mang tính hình thức, giá trị pháp lý chưa thật sự cao. Vì vậy phải có sự thay đổi về chất đối với hoạt động này.

- Nghiên cứu cơ chế và các điều kiện hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm tài chính phái sinh, nhằm đa dạng hóa các công cụ và cách thức xử lý rủi ro hơn cho các tổ chức tín dụng.

- Nghiên cứu sửa đổi qui định về cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự/kinh tế trong quan hệ pháp luật về lĩnh vực này theo hướng mở; xây dựng một cơ chế hiệu lực hơn cho việc các bên tự xử lý tài sản theo thỏa thuận tại các hợp đồng dân sự/kinh tế trong trường hợp có vi phạm nhằm thúc đẩy quá trình xử lý tranh chấp và công nợ tồn đọng trong các tranh chấp dân sự/kinh tế được nhanh chóng và hiệu quả hơn, tiến tới lành mạnh hơn trong quan hệ pháp luật ở lĩnh vực phổ biến và khá đa dạng này. Đồng thời, có các biện pháp hữu hiệu hơn để tăng tính hiệu lực thực hiện các quyết định pháp luật, xóa bỏ tình trạng pháp luật dân sự/kinh tế không được thi hành nghiêm túc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Bình Định trong thời gian qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của Agribank Bình Định; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng, hỗ trợ thông tin…cho Agribank, góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống.

Đồng thời cũng kiến nghị Ngân hàng nhà nước, Chính phủ một số vấn đề để tạo lập môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của Agribank nói chung và Agribank Bình Định nói riêng đang có những dấu hiệu giảm sút. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Agribank Bình Định trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Bình Định, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Agribank Bình Định, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Agribank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Còn khá nhiều vấn đề vẫn chưa thể đi sâu như: Chất lượng nền khách hàng, chất lượng từng sản phẩm tín dụng, lĩnh vực tài trợ; Năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ nhân lực; Nghiên cứu các phương án giải quyết cụ thể cho tình hình nợ ngoại bảng…Do đó, còn khá nhiều nội dung nghiên cứu mà đề tài này có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu một cách chi tiết và sát với yêu cầu của thực tiễn hơn như: Nghiên cứu sâu vào quản trị rủi ro tín dụng đối với từng loại sản phẩm tín dụng cụ thể, hoặc từng nhóm đối tượng khách hàng;

Nghiên cứu về xử lý nợ ngoại bảng…

Tiếp tục phát triển các nội dung này bằng những nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và hệ thống qua các đề tài khoa học cụ thể khác sẽ tạo cơ sở vững chắc hơn cho việc xây dựng phương án nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị và quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao Thông vận tải.

[2] PGS.TS. Phan Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao Thông vận tải.

[3] PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thông kê.

[4] TS. Ngô Quang Huân (2008), Quản trị rủi ro, Đại học Kinh Tế Tp.HCM.

[5] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống Kê.

[6] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê.

[7] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

[8] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê.

Cá nhân/hộ Thuộc đối tượng chấm điểm

Không thuộc đối tượng chấm điểm Chua có mã KH

Có mã KH

Đăng ký thông tin KH trên module CIF

BC chấm điểm, XHKH

Vấn tin KH trên RM

Đăng ký thông tin KH trên RM

Kiểm tra đối tượng chấm điểm

Đăng ký KH không chấm điểm

Xác định loại khách hàng

Nhập thông tin tài chính

Chấm điểm, xếp hạng và phân loại nợ

Chuyển dữ liệu sang module LOAN để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Chấm điểm tài sản bảo đảm

BCTH KQ PLN và trích lập DPRRTD

PHÊ DUYỆT TẠI CHI NHÁNHKIỂM SOÁT TẠI TRỤ SỞ CHÍNH

Tổng hợp và ra quyết định

BC so sánh KQ trích lập định lượng và định tính

Tổng hợp, phân tích và cảnh báo TCKT/Định chế TC

Tại CN

Tại TSC

PHÂN NHÓM KHÁCH HÀNG THEO KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN DỤNG BẰNG CHƯƠNG TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ

Điểm Mức

xếp hạng Ý nghĩa

90 -

100 AAA Đây là khách hàng có mức độ xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng này là đặc biệt tốt.

80-90 AA Khách hàng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với AAA. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng này là rất tốt.

73-80 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ khá tốt.

70-73 BBB

Khách hàng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả các khoản nợ đầy đủ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

63-70 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có khả năng mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

60-63 B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng này vẫn có khả năng thanh toán khoản vay. Các điểu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Bình Định (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)