CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.3. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định
Trong những năm qua, mặc dù hoạt động mở rộng cho vay, tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn. Nhưng không phải vì vậy mà Chi nhánh phải tăng trưởng dư nợ bằng mọi giá, bỏ qua an toàn vốn. Vấn đề chất lượng tín dụng luôn được nêu cao, Chi nhánh luôn ý thức rằng tăng trưởng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước là dưới 5%. Thời giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, nợ xấu tại Chi nhánh qua các năm luôn trên 3%, và mục tiêu của Chi nhánh là giảm nợ xấu xuống dưới 3%.
Nhận thấy, trong những năm gần đây Agribank Bình Định đã và đang cố gắng trong việc quản lý nợ xấu, đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay, được thể hiện qua số liệu trong Bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Bảng phân loại nhóm nợ tại Agribank Bình Định từ năm 2008 đến 2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % 1. Tổng dư nợ 2.688.778 100 3.324.964 100 3.878.754 100 3.831.014 100
- Nhóm 1 2.553.801 94,98 3.165.033 95,19 3.658.829 94,33 3.518.404 91,84 - Nhóm 2 48.936 1,82 43.557 1,31 58.181 1,50 167.032 4,36 - Nhóm 3 29.577 1,10 37.572 1,13 67.878 1,75 61.296 1,60 - Nhóm 4 25.812 0,96 29.925 0,90 46.545 1,20 38.310 1,00 - Nhóm 5 30.652 1,14 48.877 1,47 47.321 1,22 45.972 1,20 2. Tổng nợ
quá hạn 134.977 5,02 159.931 4,81 219.925 5,67 312.610 8,16 3. Tổng nợ
xấu 86.041 3,20 116.374 3,50 161.744 4,17 145.578 3,80
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Agribank Bình Định)
Qua bảng phân loại nợ ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm, nợ nhóm 2 liên tục tăng là nguy cơ cho nợ xấu xuất hiện, đặc biệt năm 2011 nợ nhóm 2 là 167.032 triệu đồng, tăng gần gấp 3 lần nợ nhóm 2 năm 2010, chiềm tỷ trọng 4,36% tổng dư nợ năm 2011.
Năm 2011, nợ nhóm 1 là 3.518.404 triệu đồng, chiếm 91,84% tổng dư nợ, nợ nhóm 2 là 167.032 triệu đồng, chiếm 4,36%, nợ nhóm 3 là 61.296 triệu đồng, chiếm 1,60%, nợ nhóm 4 là 38.310 triệu đồng chiếm 1,00 %, nợ nhóm 5 là 45.972 triệu đồng, chiếm 1,20%.
ĐVT: Triệu đồng
Hình 2.6: Đồ thị biểu diễn cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm tại Agribank Bình Định
Nợ nhóm 3,4 và 5 được kiểm soát ở mức khoảng 1% cho mỗi nhóm.
Nợ xấu qua các năm đều trên 3%, và có xu hướng tăng, vào năm 2008 chỉ chiếm 3,2% dư nợ, tăng đều qua các năm, đến năm 2010 là 4,17% và năm 2011 giảm còn 3,8%. Điều nay cho thấy nhiệm vụ của chi nhánh là tỷ lệ nợ xấu dưới 3% vẫn chưa đạt được.
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Bình Định
* Nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Agibank Bình Định:
Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài:
Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn.
Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay.
Ba là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm.
Bốn là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra đối với các khoản vay sau:
Năm là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch.
Sáu là, do thay đổi chính sách thường xảy ra ở các khoản vay:
- Kinh doanh thương mại nhập hàng về bán trong nước (ô tô, xe máy, gỗ tròn…)
- Đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Bảy là, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn.
Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng:
Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng chủ yếu và đáng quan tâm nhất đó là tâm lý chủ quan, chậm luân chuyển cán bộ quản lý để tăng cường kiểm tra chéo, thẩm định, xem xét nhu cầu vay chưa kỹ càng, buông lỏng quản lý khách hàng, nhất là khâu sử dụng vốn vay…
+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế.
+ Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ.
+ Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng xác định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay ồ ạt, có tâm lý chủ quan.
+ Đầu tư tín dụng ồ ạt, chạy theo phong trào, theo những đòi hỏi khách hàng mà không có sự thận trọng cần thiết.
+ Chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn và một chiến lược kiểm soát rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.
+ Tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng và nới lỏng kiểm soát cho vay.
+ Chưa hoàn tất được các công cụ, các quy trình phân tích tín dụng hiệu quả phù hợp với những nhóm khách hàng có liên quan.
* Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng:
Trong giai đoạn 2008-2011 nợ được xử lý bằng dự phòng rủi ro tại Agribank Bình Định tăng liên tục, số nợ mất vốn này ngày càng nhiều. Năm 2008 nợ được xử lý bằng dự phòng rủi ro là 22.682 triệu đồng, năm 2009 tăng lên đến 39.102 triệu đồng, sang năm 2010 tiếp tục tăng lên đến 37.857 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 35.858 triệu đồng. Trong giai đoạn này, tỷ lệ mất vốn nằm trong khoảng 0,91% đến 1,3%. Điều này là do tình hình rủi ro tín dụng tại Agribank Bình Định trong những năm gần đây đang diễn biến xấu. Cho thấy chất lượng tín dụng tại Agribank Bình Định chưa tốt, tín dụng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mất vốn. Nợ xấu gia tăng chưa kiểm soát được, rủi ro mất vốn đang tiềm ẩn, trong khi biện pháp tài trợ rủi ro chính là bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, nên ngày càng làm cho sức ép lên khả năng duy trì hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thêm nặng nề.
Bảng 2.4: Các chỉ số đánh giá tình hình rủi ro tín dụng và khả năng bù đắp ĐVT: %
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 0,84 1,18 0,98 0,94
2 Tỷ lệ mất vốn 0,91 1,30 1,05 0,93
3 Khả năng bù đắp các khoản CV bị
mất vốn 86,41 30,69 36,06 26,49
4 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 26,16 36,93 28,55 26,43 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm
của Agribank Bình Định)