CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Dịch vụ làm đại lý cho tàu: Trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế như
hiện nay, dịch vụ này đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến tình trạng doanh thu của dịch vụ này ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, do quan hệ tốt với các hãng tàu, cùng với bề dày trong lĩnh vực kinh doanh nên lĩnh vực này vẫn là thế mạnh của công ty. Đại lý làm các nhiệm vụ sau:
- Thông báo cho chủ tàu về tình hình các tàu tại Cảng - Áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho chủ tàu
- Thu xếp thủ tục cho cả tàu đến và rời Cảng theo đúng luật nước CHXHCN Việt Nam.
- Thu xếp hoa tiêu đưa đón tàu, thu xếp cầu tàu, bốc dỡ hàng, nhận giao và kiểm đếm hàng.
- Theo yêu cầu của chủ tàu, thu xếp giám định để làm kiểm tra hàng hóa, hầm tàu thiết bị máy móc vỏ tàu và các thủ tục giấy tờ cần thiết khác.
- Thu xếp thủ tục cho tàu sửa chữa, hun trùng, rữa dọn các hầm tàu, cấp nước ngọt, thực phẩm, nguyên liệu.
- Thu xếp việc bốc xếp hàng hóa
- Thu xếp thủ tục, vận chuyển hành lý của khách hàng.
- Thay mặt chủ tàu quan hệ với tất cả những người nhận hàng, người gửi hàng, cảng.
- Làm thủ tục dỡ tàu khi xảy ra tai nạn, tính thu chuyển cước phí cho chủ tàu.
- Thu xếp thủ tục cho thuyền viên hồi hương.
Dịch vụ đại lý giao nhận vận tải: Đây là một loại hình dịch vụ kinh doanh tiềm năng mà công ty đang chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Thông báo cho các chủ hàng về tình hình hàng hóa. Thay mặt chủ hàng liên hệ chủ tàu để nhận hàng hóa. Sản lượng doanh thu tăng liên tục trong những năm gần đây. Loại hàng phục vụ cũng rất đa dạng và phong phú.
Các loại hình giao nhận vận tải thực hiện tại công ty
- Giao nhận hàng SEAFREIGHT gồm cả hàng nguyên container và hàng lẻ (FCL), đây là loại hình dịch vụ chủ yếu và mang lại doanh thu lớn của phòng đại lý vận tải.
- Giao nhận hàng AIRFREIGHT cũng nhận được lô hàng ủy thác - Dịch vụ hải quan khác
- Dịch vụ vận chuyển hàng nội địa và hàng dự án.
Dịch vụ vận tải container: Từ ngày đầu thành lập, vận tải container là dịch vụ được Vietfracht tập trung phát triển. Vì thế, dịch vụ vận tải container của công ty đã đạt được những vị thế đáng kể trên thị trường hàng hải trong nước cũng như quốc tế. Những bước cơ bản trong loại hình dịch vụ này gồm:
- Tiến hành các loại dịch vụ chuyên chở theo nhu cầu ủy thác
- Chuyển đến cho người ủy thác những thông tin chi tiết về dịch vụ vận tải - Thúc đẩy nhân viên nỗ lực tiếp thị và gia tăng lượng bàn những dịch vụ chuyên chở.
- Cung cấp thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ khi nhận được sự yêu cầu từ khách hàng.
- Cùng với chính quyền hay đại lý thục hiện chức năng nhiệm vụ giao nhận và chuyên chở.
Trong những năm gần đây, ngành vận tải phát triển nhanh chóng và hàng hóa được vận chuyển cũng thay đổi về số lượng, chủng loại cũng như tính chất.
Trước đây hàng hóa chủ yếu xuất khẩu là nguyên liệu thô, các hàng nông sản, lâm sản. Giờ đây đã thay thế bang hàng công nghiệp và sản phẩm đã qua chế biến. Tỷ trọng vận tải bằng container tăng lên, với lý do đó vận tải container ngày càng phát triển. Đứng trước tình hình đó, Vietfract DaNang đã mở rộng loại hình dịch vụ này và ký kết hợp đồng với nhiều hãng vận tải lớn trên thế giới.
Vì vậy, đây có thể được xem là dịch vụ sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Dịch vụ môi giới hàng hải: Dịch vụ này bao gồm công tác tìm hàng cho tàu và tìm tàu chở hàng cho người gởi hàng, công tác môi giới mua bán tàu, môi giới cung cấp lương thực, nước ngọt, nhiên liệu, vật liệu cho tàu…
Hoạt động môi giới của công ty ngày càng phát triển, đóng một phần đáng kể cho doanh thu của công ty. Tuy nhiên công tác này gặp nhiều khó khăn và bị cạnh tranh về giá.
Dịch vụ làm thủ tục hải quan: Công ty đã có mối quan hệ tốt với các cơ quan hải quan, cũng như nắm bắt nhanh chóng, kịp thời những quy định của Nhà Nước về các thu tục Hải quan. Do đó, công ty đã tạo được nhiều thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ này.
Trên đây là những hoạt động truyền thống của Vietfracht DaNang.
Trong đó, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường không, đường bộ và đường biển mang lại thu nhập khá cao cho công ty và đang dần trở thành dịch vụ chính của công ty. Vì vậy, công ty vẫn tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng truyền thống như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ…
b. Khách hàng: Là một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực vận tải và môi giới thuê tàu, Vietfracht DaNang luôn có khách hàng quen thuộc của riêng mình.
Dịch vụ làm đại lý cho tàu: Khởi đầu làm đại lý cho các hãng tàu container hàng đầu thế giới như: Heung-A Shipping Lines (Hàn Quốc), Mistui O.S.K Lines (Nhật Bản), American President Lines (Singapore) và Steamers Feederships (Singapore), Vietfracht DaNang tự hào trở thành người tiên phong trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng container trong khu vực.
Dịch vụ đại lý giao nhận vận tải: Công ty thay mặt chủ hàng làm tất cả các thủ tục giao nhận hàng hóa.
Hàng nhập gồm: nguyên liệu dệt của công ty TNHH Việt Nam
Knitwear, công ty TNHH May Mặc Ba Sao, công ty dệt may 29-3, công ty dệt Hòa Thọ, công ty dệt Huế, nhà máy lọc dầu Dung Quốc….
Hàng xuất gồm: hàng thành phẩm áo len của công ty Knitwear, công ty dệt may 29-3, công ty dệt Hòa Thọ, thành phẩm quần áo vest của công ty TNHH May Mặc Ba Sao, Công ty nhựa ABC, công ty giày hữu nghị, các sản phẩm bàn ghế gỗ…
Dịch vụ vận tải container: KH chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu tại thị trường Miền Trung và là những khách hàng thường xuyên của công ty.
Các công ty này có vai trò chi phối khá lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Khách hàng trong nước chủ yếu là các công ty xuât nhập khẩu như Dananmeco, Foodinco, Lafienvia, Forexto, Keng-toy, công ty gạch men Đồng Tâm, công ty dệt may Hòa Thọ, công ty Hữu Nghị, công ty May Mặc Ba Sao, VietNam các hãng vận tải chuyên tuyến và vận tải container …
Dịch vụ môi giới hàng hải: Môi giới hàng hải là một nghề truyền thống của Vietfracht. Với kinh nghiệm lâu năm và mối quan hệ rộng rãi với chủ tàu, người vận chuyển và người thuê vận chuyển công ty đã môi giới thành công nhiều chuyến tàu và nhiều lô hàng (hàng khô, hàng đông lạnh, hàng lỏng), môi giới thuê tàu định hạn ở trong và ngoài nước.
Dịch vụ làm thủ tục hải quan: Việt Nam đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên tục trong nhưng năm qua và hàng hóa Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới cũng như hàng hóa nước ngoài ngày càng tràn ngập vào thị trường Việt Nam.
Việc hàng hóa ra vào ngày càng tăng thúc đẩy dịch vụ này phát triển.
Không chỉ thu hút được lượng khách trọng nội bộ khu vực, số lượng khách hàng nước ngoài của công ty cũng tăng nhanh và Vietfracht DaNang đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy đối với họ. Những đối tác có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty là các đối tác lớn ở Nhật Bản, Hongkong,
Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
c. Các đối thủ cạnh tranh
Trước đây, đa số các giao nhận là các công ty của nhà nước nên số lượng công ty trong ngành này rất hạn chế và mức độ cạnh tranh thấp. Hiện nay, cùng với sự mở cửa trong lĩnh vực giao nhận của nhà nước và ngành này được xem như một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao để tạo điều kiện cho các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận ra đời. Hơn nữa, với việc cam kết gia nhập WTO cho phép các doanh nghiệp nước được kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt Nam đã làm cho tình hình cạnh tranh trong ngành này ngày càng gay gắt.
Ở thị trường miền Trung, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty Vietfracht DaNang là các công ty cùng làm đại lý cho các hãng tàu có cùng tuyến vận chuyển. Các đối thủ này đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Hầu hết họ đều xây dựng chiến lược trọng điểm là nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành để đáp ứng nhu cầu KH ngày càng tốt hơn.
Trong hoạt động đại lý và môi giới hàng hải, đối thủ cạnh tranh là các đơn vị Gematrans Danang –đại lý cho hãng tàu Hanjin của Hàn Quốc, OOCL, MSC của Châu Âu, InLaco SaiGon- đại lý cho hãng tàu Wanhai Lines, PAL Danang –đại lý cho hãng tàu Megarstar Lines và các công ty khác như Viconship, Transimex, Vinatrans, Danatrans,… các doanh nghiệp này có lợi thế cạnh tranh là đang làm đại lý cho một số hãng tàu lớn. Tuy nhiên công ty vẫn chiếm ưu thế về số lượng hãng tàu mà công ty làm đại lý.
Trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hóa, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là Viconship, Vinatrans, Gematrans, Wanhai lines… đây là những doanh nghiệp có lĩnh vực giao nhận hàng hóa là hoạt động chính và các chuyến vận tải đến các nước Đông Nam Á như: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tuy nhiên, công ty vẫn có thể cạnh tranh
được với các doanh nghiệp này nhờ cung cấp dịch vụ giao nhận trọn gói.
Gematrans Danang, APM là những hãng tàu rất mạnh trên các tuyến vận tải trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Wanhai Huyndai lại mạnh về tuyến vận chuyển Trung Quốc Nhật Bản, Nhật Bản. Ngược lại, PAL, STL lại mạnh về các tuyến đi Thái Lan, Indonesia. Bên cạnh đó, công ty Vinatrans, Viconship cũng là những đối thủ đáng nể của Vietfracht DaNang.
Ngoài những đối thủ đó, tương lai sẽ có những đối thủ mới gia nhập ngành, những đối thủ tiềm năng có thể kể đến là những hãng tàu cao khả năng thay đổi tuyến vận chuyển ví dụ như Hapaloy, NYK (thay đổi tuyến từ Châu Âu, Châu Mỹ sang Châu Á). Ngoài ra, một số hãng tàu nước ngoài khác trong tương lai sẽ nhảy vào thị trường Đà Nẵng vì đây được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng của khu vực miền Trung. Tóm lại, đối thủ cạnh tranh của công ty rất đa dạng, lợi thế cạnh tranh của họ là rất lớn, đòi hỏi đơn vị phải luôn có những nổ lực, cố gắng lớn để tạo khác biệt hóa quy trình quản trị quan hệ khách hàng . Do đó, thay vì chỉ tập trung nỗ lực phát triển các sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp nên tập trung vào phát triển các mối quan hệ khách hàng nhằm đánh giá được làm thế nào có thể khác biệt hóa để tạo lợi thế cạnh tranh, khắc phục và hạn chế những yếu kém, đồng thời phát huy những thế mạnh vốn có để có thể vững bước trên con đường hội nhập trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm Bảng 2.4: Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2010-2012
Đvt: kiện hàng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hàng xuất 21.548 25.845 30.120
Hàng nhập 15.573 18.632 20.548
Tổng 37.121 44.477 50.668
(Nguồn: Phòng kế toán-tài chính)
Nhận xét:
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm gần đây có bước chuyển biến đán kể số lượng hàng xuất nhập khẩu mà công ty đảm nhận liên tục tăng qua các năm (trong đó hàng xuất chiếm tỷ trọng cao trong cấu hàng hóa, thể hiện xu hướng phát triển của nền king tế Việt Nam), các mặt hàng mà công ty kinh doanh giao nhận gồm nhiều loại và phong phú như: hàng dệt may, giày da, thiết bị điện tử, thủ công mỹ nghệ… Đạt được kết quả này là công ty không ngừng ra sức duy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nước, làm đại lý cho nước ngoài… Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ chất lượng cung ứng dịch vụ giao nhận của công ty ngày càng hoàn thiện, phạm vi kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng.
Bảng 2.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu BH &
CCDV
28.599.092.379 30.814.458.519 56.342.100.519 Giá vốn 25.923.241.989 28.216.011.285 52.819.552.157 Lợi nhuận gộp 2.675.850.390 2.598.447.234 3.522.548.362 Doanh thu hoạt động
TC
897.380.870 1.553.029.694 1.190.422.115 Chi phí tài chính 145.786.780 152.504.384 150.138.362 Chi phí quản lí doanh
nghiệp
1.563.525.995 1.958.469.566 2.064.108.088 Lợi nhuận thuần 1.863.921.485 2.040.502.978 3.498.724.027 Thu nhập khác 147.000.000 168.505.000 249.577.922
Chi phí khác - 14.355.000 123.326
Lợi nhuận khác 147.000.000 154.150.000 249.454.596 Lợi nhuận trước thuế 2.010.921.485 2.194.652.978 2.748.178.632 Thuế thu nhập DN 281.529.008 384.064.271 687.044.656 Lợi nhuận sau thuế 1.729.392.477 1.810.588.707 2.061.133.967
Nhận xét:
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy những hoạt động kinh doanh của công ty có những chuyển biến tích cực. Năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự lạm phát của kinh tế Việt Nam đến các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và Vietfracht Đà Nẵng nói riêng nên tỷ trọng doanh thu chỉ tăng 7.75% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi và tốc độ phát triền kinh doanh của công ty rất khả quan tăng 82.8% và theo đó lợi nhuận của công ty cũng đã tăng 13.8% so với năm 2011.
Về phần chi phí quản lý doanh nghiệp thì chúng ta có thể thấy rằng khoản chi phí này qua các năm đều tăng lên. Điều này cho thấy điều rằng mức lương mà công ty trả cho cán bộ công nhân viên là rất cao và tăng qua các năm vì khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mà số lượng trong công ty thì không thay đổi qua các năm. Với mức lương tăng nhanh qua các năm như vậy sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn, đem lại doanh thu nhiều hơn cho công ty, gây ảnh hưởng tích cực đến hoạt đông kinh doanh.