Phân tích khách hàng

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (Trang 86 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO VIỆC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.1.4. Phân tích khách hàng

Khách hàng trong nước

Khách hàng tổ chức

Đối với sản phẩm chuyên dụng thì khách hàng chủ yếu của công ty là các tổ chức pháp nhân hoặc các nhà thầu công trình, dự án của tổ chức hay cá nhân,…Các khách hàng này thường tiêu thụ với số lượng lớn và cũng đòi hỏi nhiều ở công ty phải đáp ứng cho họ những chính sách về hoa hồng, chiết

khấu, thanh toán,…và yêu cầu khác đối với sản phẩm như tiêu chuẩn về sản phẩm để phục vụ cho tính đặc thù cho từng dự án của họ.

Khách hàng tiêu dùng

Đối với mặt hàng dân dụng thì khách hàng của loại này khá đa dạng, họ có thể là các tổ chức, các đại lý bán buôn, các nhà bán lẻ, hay các hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu. Các sản phẩm này thường đã tiêu chuẩn hóa theo khuôn mẫu. Các khách hàng loại này khá đa dạng, doanh thu các loại hàng này là không cao nhưng khách hàng lại chiếm số lượng nhiều trong danh sách khách hàng của công ty.

Khách hàng nước ngoài

Đối với khách hàng nước ngoài thì hiện nay công ty đã xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường các nước như: Pháp, Đức, Bỉ…Đối với khách hàng nước ngoài có công trình thi công tại Việt Nam thì công ty hướng tới phục vụ tốt nhất nhu cầu của tổ chức nhằm chiếm được lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với công ty.

Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp

Trong những năm qua công ty không ngừng củng cố và xây dựng quan hệ với khách hàng. Mỗi đối tượng khách hàng công ty có những chính sách riêng như:

Đại lý phân phối: tổ chức hội nghị khách hàng dành cho các đại lý phân phối, tặng lịch, thưởng cuối năm cùng với các chính sách chiết khấu, hoa hồng và hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa.

Khách hàng tổ chức: Tặng lịch, thăm hỏi trực tiếp, tặng quà ,chính sách chiết khấu, hoa hồng và hỗ trợ chi phí vận chuyển.

Đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất nhựa và các sản phẩm khác và đây là đối thủ cạnh tranh chính của Công ty hiện tại và tương lai sắp tới mà công ty cần quan tâm chú ý:

Bảng 3.1. Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty

STT Đối thủ cạnh tranh Sản phẩm cạnh tranh 1 Công ty nhựa Bình Minh Ống nhựa

2 Nhà máy nhựa Tân Tiến Bao dệt pp 3 Công ty vật liệu xây dựng Cần Thơ Bao dệt pp 4 Công ty nhựa Tiền Giang Ống nước 5 Công ty liên doanh Vinapac Bao dệt pp 6 Công ty nhựa Bạch Đằng Ống nhựa 7 Công ty bao bì Bỉm Sơn Bao bì 8 Công ty bao bì Hải Phòng Bao bì

9 Công ty liên doanh Batest TP.HCM Túi Shopping 10 Công ty nhựa Tiền Phong Ống nhựa

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)

Qua bảng danh sách các đối thủ cạnh tranh của công ty ta thấy thị trường mà công ty đang hoạt động đang chịu sự cạnh tranh rất lớn. Vì các sản phẩm nhựa là các sản phẩm thông dụng và có tính thay thế cao so với các sản phẩm khác trên thị trường nên sản phẩm nhựa có rất nhiều thị trường. Chính vì điều này mà thu hút được sự chú ý của các nhà sản xuất và đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh chính của công ty và các nhà đầu tư kinh doanh có nguồn tài chính hùng mạnh.

Tất cả các công ty trên ra đời đã rất lâu, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Ngoài ra công ty này còn có xu hướng thâm nhập vào thị trường Miền Trung như công ty nhụa tiền phong, nhà máy nhựa Bạch Đằng, công ty nhựa Bình Minh.Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty vì thị trường chủ yếu của công ty cũng gặp đối thủ cạnh tranh mạnh trong đó có Trung Quốc, do sản phẩm của Trung Quốc rẻ, mẫu mã đẹp.

Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng mạnh, số lượng đông, có tiềm năng tài chính cũng như trình độ máy móc, công nghệ lớn hơn nhiều so với Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. Do đó trong tương lai, công ty cần phải cố gắng đầu tư máy móc thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng để giữ vững và phát triển thị trường của mình.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)