Kinh nghiệm QLNN về MT ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

1.4.1. Kinh nghiệm QLNN về MT ở một số quốc gia trên thế giới

Singapore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đông Nam châu Á.

Sigapore được mệnh danh là thiên đường xanh, đất nước xinh đẹp và trong sạch nhất thế giới, nổi tiếng với một màu xanh cùng với lòng nhiệt huyết và việc tuân thủ pháp luật của người dân.

Singapore giành được quyền tự trị vào năm 1959 và được độc lập vào năm 1965. Thời kỳ mới độc lập, thu nhập bình quân đầu người chỉ 400 USD, phần lớn người dân sống trong khu ổ chuột và lều láng, xung đột sắc tộc và kỳ thị tôn giáo là những vấn đề thường xuyên xảy ra. Việc đầu tiên mà chính phủ Singapore nhận thấy là đất nước có qua nhiều hủ tục của những năm tháng bị chiếm đóng và ý thức của người dân còn rất hạn chế. Bắt đầu bằng việc khởi xướng các cuộc vận động nhằm nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho nhân dân; cuộc vận động chống khạc nhổ, cuộc vận động cấm vứt rác bừa bãi và thái độ cộc cằn của người dân và hướng dẫn người dân ý tứ, lịch sự hơn, cấm đốt pháo, nói không với thuốc lá và kẹo cao su...Không chỉ tạo ra các cuộc vận động nhân dân, chính phủ Singapore cũng biết rằng việc xây dựng ý thức

tự giác từ lúc còn trẻ là vấn đề rất quan trọng, nên cần đặc biệt quan tâm, trẻ em Singapore được dạy cách trồng cây, bảo vệ cây xanh và quan tâm đến môi trường sống, nhờ vậy mà trẻ em đã mang thông điệp đó về cho cha mẹ chúng dần hình thành ý thức trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh việc cải thiện, xây dựng ý thức cho người dân thì chính phủ Singapore còn lên kế hoạch quy hoạch thành phố một cách thông thể.

Singapore xây dựng lại gần như toàn bộ thành phố, phá bỏ những khu ổ chuột, đưa người dân ở đây về sống tại những khu chung cư, trồng cây xanhm tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đưa họ vào khuôn khổ, xây dựng lại các hệ thống giao thông, trường học được bố trí gần các khu công nghiệp để học sinh có thể vừa học vừa thực hành...

Song song với những biện pháp mềm dẻo, giúp đỡ nhân dân là hình thức cứng rắn, thẳng tay với những người cố tình không thi hành. Bất cứ ai nhìn thấy du khách hoặc người dân bản địa vứt rác ra đường họ có quyền gọi ngay cảnh sát đến xủa phạt và phạt rất nặng, chính phủ Singapore có nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý. Đó là các đạo luật liên quan đến môi trường và những biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường

b. Kinh nghim Nht Bn

Trước đây, ở Nhật Bản khi nói đến vấn đề môi trường người ta thường đề cập đến ô nhiễm môi trường tự nhiên, ở đó thiên nhiên bị phá huỷ do các doanh nghiệp khai thác thiếu kế hoạch và chỉ nhằm tới mục tiêu lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường được hiểu ở một mức độ lớn hơn, bao trùm hơn và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt Chính phủ Nhật Bản đã đề ra nhiều chính sách cải thiện môi trường Nhật Bản nói riêng và môi trường sống của toàn thế giới nói chung.

Năm 1967, Luật cơ bản phòng chống ô nhiễm môi trường bắt đầu có hiệu lực, đề ra những chính sách và nguyên tắc chung về kiểm soát ô nhiễm, đồng thời khuyến khích nỗ lực làm sạch môi trường.

Năm 1972, Luật Bảo tồn thiên nhiên được thông qua tạo cơ sở cho mọi biện pháp pháp lý bảo vệ môi trường.

Tháng 12/1994, kế hoạch Môi trường cơ bản ra đời, quy định rõ một cách hệ thống là cấp quốc gia, chính quyền địa phương, tập thể và cả cá nhân, cần thiết phải thực hiện các biện pháp, các hành động nào vào đầu thế kỷ 21, xác định những vai trò của các bên liên quan, những cách thức, biện pháp đề ra một cách hữu hiệu các chính sách về môi trường. Cụ thể:

ã Bảo vệ mụi trường khụng khớ, giảm hiệu ứng nhà kớnh và bảo vệ tầng ôzôn

ã Bảo vệ mụi trường nước

ã Bảo vệ mụi trường đất

ã Giảm thiểu và tỏi chế rỏc thải

ã Gia tăng hoạt động giỏo dục mụi trường và cỏc hoạt động khỏc nhằm cải thiện môi trường sống của người dân

Ngày nay, Cơ quan Môi trường Nhật bản đang tích cực đề ra các biện pháp hỗ trợ, trong đó có cả biện pháp được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc chuyển giao công nghệ thích hợp thông qua "Trung tâm quốc tế Công nghệ Môi trường của UNEP", cung cấp vốn ODA cho các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vì chúng ở gần với Nhật Bản, cụ thể bằng cách đối thoại gần gũi về các chính sách môi trường được thảo luận ở Hội nghị môi trường châu Á Thái Bình (ECO-ASIA).

Những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác và ý thức của những người dân Nhật Bản. Thực tế là Người Nhật rất chú trọng đến môi trường. Điều này hiển hiện ở mọi nơi,

từ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trong học đường đến việc kêu gọi cộng đồng gìn giữ cảnh quan. Ví dụ:

ã Cứ ra ngừ (hoặc khi ra khỏi cửa đi làm) đều mang theo tỳi rỏc để vứt

ã Đem nghệ thuật vào nhà mày thiờu hủy rỏc

ã Bước vào nhà mỏy rỏc phải cởi giầy

ã Vứt rỏc theo lịch

ã Phõn loại rỏc (bỡnh và nắp bỡnh phải ở hai tỳi rỏc khỏc nhau…)

ã Tuyờn truyền về giữ gỡn mụi trường cho trẻ em

ã Tranh nhau mua đồ tỏi chế

Với sự nỗ lực đáng lớn lao và sự đồng lòng giữa chính phủ và người dân, Nhật Bản đã đãt được một số thành tựu đáng kể:

ã Biến khớ CO2 thành khớ đốt tự nhiờn

ã Chế tạo vật liệu “nước cao su” mới

ã Sảm xuất tàu biển năng lượng mặt trời

ã Chế tạo Mỏy bay hoạt động bằng dầu lanh

ã Xõy dựng nhà mỏy điện Mặt Trời lớn nhất

Những điều mà chúng ta cần phải học hỏi ở Nhật Bản đó là: tăng cường tính thực thi các quy định về môi trường, đồng thời nâng cao tính tuân thủ luật Bảo vệ Môi trường của người dân và các cơ sở công nghiệp tại Việt Nam;

tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tạo nên những nguồn năng lượng mới – năng lượng sạch – năng lượng xanh; Giáo dục ý thức người dân “Bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh cuộc sống”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)