Tăng cường năng lực quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ MT

3.2.4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế địa phương, môi trường cũng ngày càng được chú trọng hơn, hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường từ Trung ương đến địa phương cũng ngày càng lớn mạnh cả về quy mô tổ chức bộ máy quản lý nhà nước lẫn nguồn nhân lực, đã phần nào đáp ứng được những nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Song, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và phát triển, rất nhiều vấn đề phức tạp, nóng bỏng, nhạy cảm về môi trường đã nảy sinh đòi hỏi ngành môi trường phải có chiến lược phát triển phù hợp đáp ứng kịp thời với xu thế phát triển chung của xã hội. Thực tế này đòi hỏi ngành môi trường phải có tầm nhìn xa hơn, phải nhìn nhận, đánh giá đúng xu thế phát triển kinh tế - xã hội để từ đó đưa ra được những chiến lược phát triển lâu dài của ngành. Một trong những mục tiêu đó là tăng cường năng lực quản lý môi trường, phát triển đội ngũ nhân sự quản lý môi trường chất lượng cao.

a. Các bin pháp tăng cường năng lc qun lý môi trường

- Phát huy vai trò lãnh đạo và tăng cường năng lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương và năng lực thực tiễn của các đoàn thể quần chúng chủ chốt về môi trường (Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh). Nơi nào Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức quần chúng hoạt động tốt thì sẽ đạt được nhiều kết quả trong quản lý môi trường.

- Phân cấp trách nhiệm và có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong viêc tăng cường các hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường. Mỗi đoàn thể, đơn vị chính quyền phải thực hiện đúng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra về việc chấp hành các quy định bảo vệ môi trường của hội mình, hội viên, nhân dân. Nếu vi

phạm xuất hiện, dựa vào mức độ vi phạm, có thể khuyên bảo, nếu vi phạm nghiêm trọng cần báo cáo kịp thời với cán bộ môi trường huyện để đưa ra biện pháp xử lý chính xác như cảnh cáo, trình báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Trong trường hợp hành vi vi phạm về bảo vệ MT phải xử phạt ở mức cao hơn mức xử phạt quy định đối với người có thẩm quyền đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền ở mức cao hơn quyết định.

- Tất cả các hành vi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đều phải được đưa ra làm sáng tỏ, không giữ lại các vụ vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường có dấu hiệu phạm tội để xử phạt hành chính.

- Không tham ô, nhận hối lộ của các đối tượng gây ô nhiễm môi trường, dung túng cho các hành vi gây ÔNMT. Bất kể đối tượng nào có các hành vi tham nhũng đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhân dân, và phải chịu xử phạt theo quy định.

- Quản lý môi trường địa phương phải dựa trên một tầm nhìn dài hạn về quyền sử dụng tài nguyên của cộng đồng. Nhân dân sẽ không tham gia bảo vệ môi trường nếu họ không có được lợi ích cũng như khả năng an toàn khi sử dụng tài nguyên. Bảo vệ môi trường cũng cần dựa vào nỗ lực của chính bản thân người dân, điều này không chỉ đảm bảo kết quả cho dự án đang triển khai mà còn tạo tiềm lực cho các chương trình dự án trong tương lai.

- Tăng cường và hỗ trợ các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia hoạt động bảo vệ môi trường (phụ nữ, nông dân, thanh niên)

Trong xã hội, phụ nữ là những người tạo nên các mối quan hệ với môi trường bởi họ không chỉ trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, môi trường trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất ô nhiễm trong sinh hoạt, sản xuất. Còn trong gia đình, phụ nữ vừa là người nội trợ chính chăm lo chất lượng của từng bữa ăn, đảm bảo vệ

sinh thực phẩm và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình. Phụ nữ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm qua, ở địa phương phụ nữ chính là người ưu giữ nhiều tri thức bản địa, chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng người gia và trẻ em. Vai trò của phụ nữ cũng có ảnh hưởng quyết định sự thay đổi thái độ của cộng đồng đối với môi trường cả ngắn hạn và dài hạn. Chính vì thế, các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường đã thu hút sự tham gia của đông đảo chị em phụ nữ trong tỉnh và đã thu được những hiệu quả thiết thực.

- Phát huy vai trò quan trọng của nông dân trong bảo vệ môi trường ở địa phươngNông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và là ngành chủ đạo trong kinh tế của huyện Hòa Vang. Nông dân, họ là người quản lý nhiều nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, nghề nông có thể dễ bị tổn thương trước sự khai thác quá mức và quản lý không đúng đắn ở các vùng đất dễ bị phá vỡ và khó trồng trọt. Họ còn bị hạn chế về tài nguyên và phương tiện sản xuất.

Các công việc cần làm để có thể phát huy được vai trò của họ trong công tác bảo vệ môi trường, đó là:

+ Nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thay đổi hành vi bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện chương trình xây dựng đô thị văn minh sạch đẹp trong cán bộ hội, hội viên, phụ nữ nhằm thay đổi những hành vi, phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, có ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, xây dựng nếp sống văn minh vì sự phát triển bền vững của đất nước.

+ Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với ban ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường, gắn với việc củng cố và nhân rộng mô hình câu lạc bộ phụ nữ, nông dân, thanh niên tham gia bảo vệ môi trường ở cấp hội, đặc biệt chú trọng ở những nơi có vấn đề môi trường bức xúc, góp phần phòng, chống ô nhiễm,

suy thoái môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các nơi công cộng, quản lý rác thải và chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư nhằm cải thiện môi trường sống và làm việc của cộng đồng.

+ Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên phối hợp cùng các ban, ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường trong phân loại rác từ nguồn, về quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từng bước hỗ trợ, tiếp cận công nghệ mới trong cán bộ hội và từng nhóm đối tượng. Xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên có đủ kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động đối tượng (phụ nữ, nông dân, thanh niên), cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường trong các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.

+ Tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm và xây dựng giải pháp về bảo vệ môi trường, gắn nội dung “3 sạch” (sạch nhà - sạch bếp - sạch ngõ) với các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức hướng dẫn, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay để nâng cao hiệu quả cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

+ Phát động đến cán bộ hội, hội viên và nhân dân tham gia các cuộc thi hiến kế giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức hội nghị sơ, tổng kết.

b. Các bin pháp nâng cao cht lượng ca đội ngũ bo v môi trường - Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới.

- Trang bị thêm cho các cán bộ công chức, viên chức các kỹ năng phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước, kỹ năng phân tích, mô tả vị trí việc

làm, kỹ năng tổng hợp và xây dựng báo cáo trong quá trình thực thi công vụ.

Đây là nội dung rất quan trọng mà mỗi cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức cần được trang bị để được vận dụng nhuần nhuyễn trong quá trình thực thị nhiệm vụ QLNN về bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)