Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT- XH CỦA HUYỆN HÒA

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Hòa vang là huyện vùng ven duy nhất của thành phố Đà Nẵng, có diện tích tự nhiên là 73.488,76 ha; dân số 123.024 người, trong đó đại đa số là người nông thôn sống bằng nghề nông nghiệp.

a. V trí địa lý

Huyện Hòa Vang có diện tích: 736,91 km2, chiếm 57,4% diện tích toàn thành phố; dân số: 120.698 người, chiếm 13,03% số dân toàn thành phố, mật độ dân số: 163,79 người/km2. Huyện Hoà Vang bao gồm 11 xã: Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Phú, Hòa Châu, Hòa Tiến và Hòa Phước. (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010).

Là một huyện ngoại thành, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 7km, có toạ độ địa lý trải dài từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và 108o49’ đến 108o13’

kinh độ Đông và có vị trí địa lý tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;

- Phía Đông giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu;

- Phía Tây giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam.

Hòa Vang có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng của thành phố Đà Nẵng đặc biệt trong việc giao lưu,

hợp tác giao thương, trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và nhất là các địa phương trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC). Với vị trí địa lý, điều kiện giao thông thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Hoà Vang khai thác tốt hơn đối với ngành du lịch.

b. Điu kin t nhiên v Địa hình

Hoà Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng cả ba vùng đồi núi, trung du và đông bằng. Địa hình nghiêng từ tây sang đông, có nhiều đồi núi, cao nhất là đỉnh Bà Nà (1.845m). Địa hình có nhiều đồi dốc lớn bị chia cắt bởi hai con sông Cu Đê và sông Yên

- Vùng đồi núi: Phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng 79,84% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bốn xã miền núi, bao gồm Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1.487 m), độ dốc lớn >400, là nơi tập trung rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng ... phát triển trên các đá mẹ như mắc-ma, gra- phit…Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và du lịch.

- Vùng trung du: Chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100m, xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 % diện tích toàn huyện; phần lớn đất đai bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm ven khe suối.

- Vùng đồng bằng: Bao gồm ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước vớí tổng diện tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp 2-10 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là hai loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu.

Địa hình đa dạng của Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một nền kinh tế với thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, lũ lụt… cần phải giải quyết. Cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng như tiêu cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ môi trường sinh thái.

v Khí hậu: Hòa Vang là vùng mang đặc trưng khí hậu Duyên hải Nam Trung bộ, nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều hơn ( 2260 giờ nắng/ năm) , nhiệt độ cao và ít biến động.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C, cao nhất là vào các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình 28 - 30°C, thấp nhất là vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18 - 23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10 và 11, trung bình khoảng 85 - 87%, thấp nhất vào các tháng 6 và 7, trung bình khoảng 76 - 77%.

Lượng mưa trung bình trong các năm 2005 - 2010 khoảng 2.619,7 mm.

Mưa lớn thường tập trung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Có những năm lượng mưa thấp gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân như năm 2003 lượng mưa chỉ có 1.375,1 mm. Huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1 - 2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn gây thiệt hại lớn cho việc phát triển KT - XH của huyện.

Số giờ nắng bình quân trong khoảng 2005 - 2009 là 1984,9 giờ trong đó nhiều nhất là vào hai tháng 5 và 6, trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng, ít nhất là vào hai tháng 12 và 1 trung bình từ 58 đến 122 giờ/tháng.

v Nguồn nước, thủy văn: Trên địa bàn có hai con sông chính chảy qua, đó là sông Cu Đê và sông Yên.

- Sông Cu Đê bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã nằm ở ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Sông chính có chiều dài 38 km. Ở thượng nguồn có 2 nhánh là sông Bắc và sông Nam, tổng diện tích lưu vực là 426 km2. Tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0,6 tỷ m3.

- Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của hai con sông là sông Túy Loan và sông Yên, có chiều dài 12 km. Sông Túy Loan có lưu vực nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, còn sông Yên là hạ lưu của sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia.

c. Đặc đim v tài nguyên thiên nhiên

v Tài nguyên đất: Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên 73.488,76 ha;

trong đó đất nông nghiệp với diện tích 65.316,0071 ha chiếm tỉ lệ 88,88 đất phi nông nghiệp 7.271,0617 ha chiếm tỉ lệ 9,89% ; và vẫn chưa đưa vào sử dụng 901,6962 ha chiếm tỉ lệ 1,23% .( Theo số liệu thống kê đất đai 2012 của huyện Hòa Vang). Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc.

v Tài nguyên nguồn nước mặt: Nguồn nước cung cấp cho huyện Hòa Vang chủ yếu các sông như sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ… với trữ lượng nước ngọt rất lớn, là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng. Các hệ thống công trình thủy lợi là 2 hồ chứa nước ngọt Đồng Nghệ, Hòa Trung và 14 hồ chứa nước lớn nhỏ khác.

v Tài nguyên rừng:

- Hệ sinh thái rừng: Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là: 50.938,9933 ha; trong đó đất rừng sản xuất là 14.389,4933 ha, tập trung chủ yếu ở Hòa

Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú; đất rừng phòng hộ là : 8.519,5 ha; đất rừng đặc dụng là 28.030 ha, riêng khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà có tổng diện tích là 8.838 ha.

- Hệ thực vật và động vật rừng: Theo kết quả điều tra thống kê cho thấy hệ thực vật rừng huyện Hòa Vang có mức độ đa dạng loài khá cao. Trong đó, tài nguyên thực vật rừng có hơn 130 loài cho gỗ, khoảng 140 loài làm thuốc.

Hệ động vật rừng đặc trưng cho sự giao lưu giữa các loài thuộc khu hệ động vật nam Trường Sơn và bắc Trường Sơn với thành phần loài đa dạng và phong phú. Hệ sinh thái rừng của huyện bao gồm sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, sinh cảnh rừng phục hồi và sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi.

* Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa:

Hòa Vang có địa hình đa dạng với đồi núi, đồng bằng, sông suối, hồ, đầm…, có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp.Địa phương đã khai thác tài nguyên tốt , với nguồn lực sẵn có, nhiều phong cảnh thiên nhiên sạch đẹp, đa dạng phong phú, nối liền với các làng nghề truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển, thu hút nhiều khách đến với địa phương. Chính vì vậy, việc phát triển ngành du lịch có tác động rất lớn tới công tác bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái. Và ngược lại, chính việc quản lý môi trường chặt chẽ, tạo cảnh quan đẹp, sạch sẽ, môi trường trong lành là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch tại huyện Hòa Vang – Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)