CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT- XH CỦA HUYỆN HÒA
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tiếp tục gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với nền kinh tế với quy mô nhỏ như Hòa Vang.
Trong bối cảnh không thuận lợi đó, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên tỉnh ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, nền kinh tế đang trên đà phục hồi và luôn duy trì ở mức cao.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế và GDP/người giai đoạn 2008-2012 (theo giá thực tế)
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
% TT GDP - 18,45 22,4 11,43 8,71
%TT GDP/người - 12,3 13 11,8 14,7
%TT GDP trung bình 14,75
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Vang Trong những năm qua giá trị sản xuất của huyện tăng khá nhanh, giá trị sản xuất (giá thực tế) tăng từ 1.600,3 tỷ đồng năm 2008 lên 2.586,2 tỷ đồng năm 2011 và đến năm 2012 đạt 2.811,4 tỷ đồng, so với năm 2011 giá trị sản xuất năm 2012 tăng 8,71%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện bình quân giai đoạn 2008 - 2012 đạt 14,75%/năm, trong đó: ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 2,5%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%/năm và thương mại, dịch vụ tăng 27,75%/năm.
Tốc độ tăng giá trị GDP/người theo mỗi năm, GDP/người năm 2012 tăng 14,7% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 18,75 (triệu đồng/người), tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008 (thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 9,34 triệu đồng/người).
Thu ngân sách trên địa bàn tăng trưởng bình quân 13%/năm, hầu hết các chỉ tiêu thu đều đạt và vượt mức kế hoạch, trong đó thuế công thương nghiệp
ngoài quốc doanh tăng 27%/năm * Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 41% năm 2008 xuống còn 28,45% năm 2011 và đạt 25,17% năm 2012. Trong khi, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 38,14% năm 2008 lên 42,77% năm 2012, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 20,85% năm 2008 lên 32,07% năm 2012.
Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn 2008-2012
Theo báo cáo cuối năm 2012 của huyện Hòa Vang, GTSX của các ngành tăng lên rõ rệt (tính theo giá cố định 1994)
- GTSX Nông Lâm Thủy sản 706,3 tỷ đồng, đạt 110,7% KH TP, 100,5% KH huyện, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Tổng SL lương thực qui thóc đạt 35.302 tấn, đạt 103,7% so với KH huyện và 101,9% KH thành phố.
- GTSX Công nghiệp-TTCN, Xây dựng đạt 1202,4 tỷ đồng, đạt 93,6%KH huyện, tăng 10,2% so cùng kỳ, trong đó: giá trị công nghiệp tỷ đồng, tăng 14,2% so cùng kỳ.
- Giá trị Thương mại, Dịch vụ đạt 902,7 tỷ đồng, đạt 105,4% KH huyện, tăng 15,5% so với cùng kỳ.
v Đặc điểm xã hội và kết cấu hạ tầng
* Dân số và mật độ dân số
Năm 2012, dân số toàn huyện Hòa Vang là 124.237 người (tỷ lệ nam là 49,85 % và tỷ lệ nữ là 50,15%),
Tổng dân số trên địa bàn Huyện là 120,698 người, mật độ trung bình là 164 người/ km2. Mật độ dân số cao tập trung ở các xã đồng bằng và trung du, có nơi lên đến 1,615 người/km2 như ở Hòa Phước, cao gấp 10 lần mật độ trung bình của huyện.
* Lao động và việc làm
Nguồn lao động của huyện Hòa Vang khá dồi dào, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động cao.
Năm 2012, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63,05%, tương đương 78.331 người, trong đó lao động có việc làm là 63.827 người, chiếm 81,48%
dân số trong độ tuổi lao động.
Bảng 2.2: Lực lượng lao động phân theo ngành ở Hòa Vang
2008 2010 2011 2012
Năm
Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL %
TỔNG 56.298 100 61.132 100 62.717 100 63.827 100 Nông-Lâm-TS 31.721 56,34 27.876 45,60 24.146 38,50 20.941 32,81 CN-XD 11.169 19,84 14.916 24,39 17.008 27,12 19.645 30,78 Dịch vụ 13.408 23,82 18.340 30,01 21.563 34,38 23.241 36,41
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Vang Trong mấy năm gần đây, do quá trình đô thị hóa và do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nên lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm dần. Năm 2008 lao động trong ngành nông nghiệp là 31.721 người chiếm 56,34%, đến năm 2012 giảm xuống còn 20.941 người, chiếm 32,81% tổng số lao động. Trong khi lao động trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng lên, cụ thể lao động ngành công nghiệp - xây dựng năm 2008 là 11.169 người (chiếm 19,84%), đến năm 2012 tăng lên 19.645 người (chiếm 30,78%) và ngành dịch vụ tăng từ 23,82% năm 2008 lên 36,41% năm 2012.
Bên cạnh đó, những năm qua các cấp các ngành ở huyện Hòa Vang đã chủ trọng nâng cao trình độ cho lực lượng lao động bằng nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày một tăng lên, cụ thể lao động có trình độ công nhân kỹ thuật tăng từ 17,89% năm 2008 lên 22,36%
năm 2012, trung học chuyên nghiệp tăng từ 5,17% năm 2008 lên 9,03% năm 2012, trong khi đó, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm dần, giảm từ 71,81%
năm 2008 xuống còn 61,79% năm 2012.
* Trường học , bệnh viện, trạm y tế: Trên địa bàn huyện có 42 trường học các cấp, 1 bệnh viện đa khoa, 11 trạm y tế.
* Các khu sản xuất kinh doanh , khu chăn nuôi tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề: Hiện nay trên địa bàn huyện có 867 cơ sỏ sản xuất kinh doanh đang hoạt động. 175 trang tại, trong đó 16 trang trại nuôi trồng thủy sản, 59 trang trại chăn nuôi, 49 trang trại trồng rừng, 59 trang trại sản xuất kinh doanh.
* Chợ nông thôn: Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 chợ được xây dựng theo quy hoạch, và 5 chợ tạm
* Cơ sở hạ tầng giao thông: Hệ thống giao thông liên thôn xóm đã được bê tông hóa và phủ kín hầu khắp hết trên địa bàn huyện. Các tuyến đường xã, liên xã với tổng chiều dài 116,08km trong đó có 96,78km đã thảm nhựa, bê tông. Đường thôn, xóm có chiều dài 187,93km đã trải nhựa, hoặc bê tông hóa 158,65km đạt 84,42%. Ngoài đường bộ, trên địa bàn huyện còn có hệ thống giao thông đường thủy trên các con sông lớn như: sông Cu Đê, sông Túy Loan, sông Vu Gia...
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống giao thông phục vụ du lịch văn hóa ở Hòa Vang chưa được đầu tư nhiều. Chỉ có tuyến đường lên tham quan khu du lịch Bà Nà là được đầu tư mở rộng đường và hệ thống chiếu sáng đầy đủ. Các tuyến đường khác như: đường ĐT604 ngang qua đình Túy Loan, Ngầm Đôi, khu du lịch Suối Hoa... có lượng xe lưu thông lớn, nhưng chưa được đầu tư tương xứng, làn đường hẹp, mặt đường xấu dễ gây ra tai nạn giao thông;
đường ĐH8 dẫn đến nước khoáng nóng Phước Nhơn, hồ Đồng Nghệ có lòng đường hẹp, hay bị ngập lụt. Các tuyến xe buýt lưu thông trên địa bàn huyện Hòa Vang thì lại cách xa các điểm du lịch, thậm chí cách các điểm du lịch vốn thu hút khá nhiều du khách như khu du lịch Suối Hoa, điểm du lịch Ngầm Đôi... đến 10km.
v Hệ thống thoát nước: Hiện nay, trong quá trình phát triển chỉnh trang và quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện đã hình thành mạng lưới thoát nước tương đối đa dạng với nhiều hình thức khác nhau.
Trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện, tuy nhiên do kinh phí đầu tư còn hạn hẹp cho nên tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch còn thấp. Tính đến năm 2012 mới có 9/11 xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, chỉ khoảng 45% hộ dân được sử dụng nước sạch công nghiệp và nước tự chảy, còn lại là sử dụng nước giếng khoan và giếng đào với chất lượng nước ở các mức khác nhau.
Ngoài việc góp phần cải thiện điều kiện nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư, nâng cao sức khỏe, đã triển khai nhiều chương trình nâng cao một bước nhận thức của nhân dân ở nông thôn về sử dụng nước sạch.
v Chương trình xây dựng nông thôn mới: Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới ,UBND huyện, xã đã chỉ đạo điều hành phát động phong trào xây dựng nông thôn mới với 11/11 xã trong toàn huyện. Trong ba năm Hòa Vang triển khai chương trình NTM, địa bàn
huyện cũng đã đạt được những kết quả rất quan trọng, đặc biệt là những kết quả về bảo vệ môi trường.
Tập trung hệ thống chính trị xây dựng nông thôn mới theo Chỉ thị số 18- CT/TU ngày 19/3/2012 của Ban thường vụ Thành ủy về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố”, bước đầu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, các cấp, ngành. Phối hợp với Mặt trận TQVN, các ban, ngành, hội đoàn thể tổ chức phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; bằng nhiều hình thức phong phú như xây dựng chuyên mục nông thôn mới, lắp đặt các bảng pano, áp phích, thông qua các tiểu phẩm kịch, dân ca do Đội Thông tin lưu động để đẩy mạnh tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp với Ban dân vận thành phố, Đảng ủy khối cơ quan và Ban chỉ đạo đề án 61 thành phố tổ chức 03 hội nghị ký kết giúp đỡ thực hiện chương trình nông thôn mới. Đến nay, có 59 đơn vị đăng ký thực hiện lồng ghép các chương trình của ngành về xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí trên 91 tỷ đồng.
Tiếp tục duy trì các mô hình sản xuất đã khẳng định hiệu quả như: sản xuất lúa giống, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, trồng nấm, dưa hấu, chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng gia trại, trang trại gắn với an toàn sinh học. Phát triển các mô hình sản xuất mới như: trồng nấm sò, dưa lưới, mô hình nuôi cá lóc lồng, sản xuất rau an toàn tiêu chuẩn VietGap, chăn nuôi dê thâm canh, trồng hoa lily... Xây dựng và triển khai một số đề án phát triển sản xuất như quy hoạch phát triển nuôi tôm Trường Định, cải tạo nuôi trồng thủy sản Bàu Tràm-Hòa Phong, sản xuất lúa giống, dồn điền đổi thửa ở một số vùng sản xuất chuyên canh, cải tạo vườn tạp. Thành lập mới 05 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế tập thể, thực hiện đầu mối trong tiêu thụ và phát triển sản xuất.
Triển khai xây dựng các tuyến đường văn minh và thí điểm 04 thôn không rác, xây dựng chợ Túy Loan, Miếu Bông thành chợ văn minh thương mại. Rà soát, đánh giá các tiêu chí, kết quả so với năm 2010 có 3 xã tăng từ 6 đến 8 tiêu chí, 3 xã tăng 5 tiêu chí, 5 xã tăng từ 1 đến 4 tiêu chí1.
- Có hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ được cấp Giấy Chứng nhận Cam kết bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các hoạt động phát triển Môi trường xanh, sạch, đẹp và không có các hoạt động suy giảm môi trường.
- Đang triển khai thực hiện Đề án Thu gom rác thải trên địa bàn huyện.
Hiện có 11 thôn tham gia mô hình “Thôn không rác”, tiếp tục nhân rộng mô hình này. Đã lắp đặt 766 thùng thu gom, hỗ trợ 17 xe ba gác về các xã.
- Cụm CN Thanh Vinh mở rộng đã được đấu nối hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.