CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng công tác hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường
- Về thể chế chính sách
Thực hiện mục tiêu chung của thành phố Đà Nẵng là xây dựng “Thành phố môi trường”, Hòa Vang đang từng bước giữ gìn, cải thiện môi trường địa phương. Chính quyền huyện cũng đã xác định quản lý địa phương mình bằng pháp luật là vấn đề cần thiết.
+ Công tác quản lý môi trường huyện Hòa Vang được triển khai toàn diện trên nhiều mặt như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, quy định về đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình...Hầu hết các văn bản đều rất phù hợp với thực tế, góp phần giải quyết những vướng mắc và các vấn đề phát sinh có liên quan đến môi trường.
Họat động công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật huyện thông qua nhiều hình thức cụ thể:
+ Tổ chức giao lưu giữa phòng Tài nguyên và Môi trường với người dân và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; làng nghề trên địa bàn.
+ Tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật về đất đai và môi trường thông qua tờ rơi do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của người dân về Pháp Luật đất đai và môi trường.
+ Tuyên truyền trên thông tin đại chúng: Báo, Đài truyền hình.
+ Thông tin về Tài nguyên và môi trường trên trang VVebsite tại địa chỉ;
+ Tuyên truyền thông qua tủ sách Pháp luật.
+ Mở lớp tập huấn Pháp luật tài nguyên và môi trường tại các huyện.
Đối tượng học viên tham gia là cán bộ quản lý cấp hội nông dân trong huyện và cán bộ quản lý các ban ngành đoàn thể của huyện, những cán bộ lãnh đạo xã, phường, cán bộ địa chính cơ sở xã. Với nội dung tuyên truyền về các biện pháp quản lý chất thải tại khu vực nông thôn, những kiến thức cơ bản về môi trường và sức khỏe cộng đồng, một số quy định Pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến khu vực dân cư sinh sống trong vùng nông thôn…, hỏi đáp Pháp luật tài nguyên và môi trường.
Bên cạnh đó các chương trình, đề án, dự án có liên quan đến MT đều được UBND tiến hành kiểm tra, thẩm định, chú trọng đến vấn đề môi trường,
không để trường hợp dự án được thực hiện nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến MT. Những dự án, đề án liên quan đến việc BVMT được UBND phê duyệt nhằm thực hiện nhu cầu thực tiễn của địa phương. Trong tất cả các vấn đề môi trường, Hòa Vang chú ý nhất đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường nước. Hòa Vang đã thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường nước như:
+ Quyết định số 6222/QĐ-UBND ngày 2/8/2012 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án “Quản lý nhà nước về môi trường tại Thành phố Đà Nẵng” do chính phủ Canada tài trợ.
Hòa Vang là đối tượng được tham gia vào dự án này, đó là sự thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở địa phương khi được đào tạo, tập huấn về quản lý ô nhiễm công nghiệp, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động quan trắc môi trường công nghiệp, đề xuất các chính sách quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp nói chung và môi trường nói riêng một cách phù hợp và có hiệu quả hơn.
+ Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được ban hành từ năm 2005 sửa đổi năm 2010. Quy định dành cho tất cả các đối tượng bao gồm phí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nước tự khai thác.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, thực hiện các văn bản pháp luật về MT đã được thành phố quan tâm và đưa vào cuộc sống bằng nhiều hành động cụ thể.
- Các chương trình đề án giảm thiểu suy thoái MT
Các ban ngành, đoàn thể huyện Hòa Vang trong những năm qua đã nổ lực hết mình để giúp môi trường địa phương mình trở nên trong lành, sạch đẹp. Bằng việc đề xuất nhiều chương trình, dự án, đề án mang tính khả thi cao, và được UBND phê duyệt, và triển khai trong thời gian sớm đã mang lại hiệu quả tốt trong việc BVMT trong huyện. Như các chương trình quản lý và
kiểm tra thường xuyên chất lượng MT biển, quản lý ô nhiễm công nghiệp, xử lý triệt để các ơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố... huyện đã tích cực tham gia nhiều phong trào huy động cộng đồng tham gia BVMT biển như "Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp", chương trình thí điểm về phân loại rác thải tại nguồn, phân cấp quản lý hồ đầm trên thành phố...
- Xây dựng nguồn nhân lực quản lý môi trường
Trên cơ sở của Luật BVMT 2005, QLNN về môi trường ở Hòa Vang đã được xác định và phân cấp rõ ràng, phòng Tài nguyên và Môi trường được thiết lập với 1 lãnh đạo và từ 3-4 biên chế chuyên trách chuyên môn. Dưới phòng tài nguyên môi trường huyện, ở cấp xã có bộ phận môi trường đảm nhận các công tác BVMT địa phương.
Bảng 2.6: Số lượng cán bộ làm công tác QL và BVMT tại huyện Hòa Vang năm 2012
Cơ quan Phòng TN&MT
UBND phường, xã
Trạm Bảo vệ thực vật
Số lượng 3 24 3
Nguồn: Điều tra, xử lý số liệu Việc QLNN về môi trường được thực hiện chặt chẽ từ cấp huyện đến xã, phường. Đồng thời cũng có sự tham gia của nhiều ban ngành, đó là: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi trường được sâu sát với từng ngành, từng địa phương. Sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể và các ngành chức năng vừa chặt chẽ, vừa sáng tạo, nhất quán. Địa phương cũng đã tổ chức, phối hợp thanh tra công tác quản lý bảo vệ môi trường liên ngành đạt kết quả tốt, môi trường được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên số lượng nguồn nhân lực tham gia vào QLMT ít gây nhiều khó khăn cho vấn đề bảo vệ môi trường ở Hòa Vang. Đặc biệt ở cấp xã phường
không có cán bộ môi trường riêng biệt, mà cán bộ địa chính sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của các bộ môi trường, điều này không hợp lý, gây áp lực công việc cho cán bộ, cũng như giao việc không đúng chuyên môn, sở trường, do vậy chưa tạo ra các giải pháp thiết thực cho môi trường ở huyện. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động quản lý môi trường trong điều kiện chưa có cán bộ chuyên trách trình độ năng lực hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác giải quyết các vấn đề môi trường của huyện.
Công tác triển khai các hoạt động môi trường cũng như các chủ trương, chính sách về môi trường đến cơ sở và người dân còn chậm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý và BVMT. Mặt khác, cơ sở vật chất phục vụ công tác QLMT chưa được hoàn thiện, trang thiết bị đầu tư chưa được đầu tư đúng mức, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường ở Hòa Vang còn nhiêu hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Hợp tác trong việc BVMT
Phần lớn các biện pháp chỉ chú trọng việc kiểm tra, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tại khu vực ngoài các công ty du lịch đầu tư thực hiện, còn có các hộ dân, cơ sở tư nhân và cộng đồng dân cư sống trong khu vực cùng tham gia hoạt động du lịch.
Do đó, công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn do các hộ kinh doanh và người dân tham gia hoạt động du lịch đa số chưa nhận thức hoặc không quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Công tác cải thiện tình hình môi trường không thể xem là một hoạt động kỹ thuật hành chính đơn thuần, mà phải luôn gắn liền với chủ thể chịu tác động môi trường là cộng đồng dân cư, cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường thì khả năng cải thiện và quản lý môi trường mới thực sự bền vững.
Kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, quận trên thành phố để thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức BVMT: thực hiện các chương
trinhg liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành Tài Nguyên và MT và UBMT Tổ quốc, các cơ quan Hội Đoàn thể, nâng cao nhận thức cộng đồng và kế hoạch ứng phó với biến đồi khí hậu, tập huấn thường xuyên cho cán bộ phụ trách công tác MT…