Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 47 - 56)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT- XH CỦA HUYỆN HÒA

2.1.3. Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang

[1] Hòa Sơn: đạt 12 tiêu chí (tăng 8 tiêu chí), Hòa Phước: đạt 14 tiêu chí (tăng 7 tiêu chí), Hòa Ninh: đạt 11 tiêu chí (tăng 6 tiêu chí), Hòa Khương: đạt 10 tiêu chí (tăng 5 tiêu chí), Hòa Châu: đạt 18 tiêu chí (tăng 5 tiêu chí so với 2010), Hòa Bắc: đạt 10 tiêu chí (tăng 5 tiêu chí), Hòa Phong: đạt 13 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí), Hòa Phú: đạt 13 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí), Hòa Liên: đạt 10 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí), Hòa Tiến: đạt 16 tiêu chí (tăng 1 tiêu chí), Hòa Nhơn: đạt 11 tiêu chí (tăng 3 tiêu chí).

Nhất quán với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành “Thành phố Môi trường”, Hòa Vang đang rất chú trọng đến công tác BVMT để trở thành một điểm sáng trong công tác BVMT của toàn thành phố và cùng với các quận, huyện khác trong thành phố thực hiện nhiệm vụ môi trường chung đã đặt ra.

Đó là phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với sự phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm cho mọi ngươi dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do nhà nước quy định.

Tuy nhiên, với các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường đã được chính quyền các cấp triển khai thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn. Môi trường của Hòa Vang cũng đang xuất hiện nhiều vấn đề mới và tồn đọng những vấn đề cũ chưa được giải quyết triệt để.

a. Môi trường nước

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, hầu hết các nước trên thế giới vẫn quan niệm nước là nguồn tài nguyên vô tận, do vậy không sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, chỉ đến khi xảy ra các vấn đề khiến cho nguồn nước sạch trên thế giới bị đe dọa một cách nghiêm trọng, lúc đó con người mới bắt đầu tìm cách bảo vệ nguồn nước và môi trường nước.

Môi trường nước ở Việt nam cũng đang trong tình trạng báo động bởi nước thải công nghiệp đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước cung cấp cho cuộc sống người dân. Mặc dù đã thực hiện rất nhiều biện pháp, từ công tác

quản lý nhà nước về môi trường, cho đến áp dụng các biện pháp công nghệ cao vào xử lý và bảo vệ môi trường, tuy nhiên kết quả cũng chưa khả quan.

Nguồn nước ở Hòa Vang gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Hòa Vang là nơi có trữ lượng nước cao hơn so với các khu vự khác trên địa bàn thành phố. Trong khi nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp thì chất lượng nguồn nước ngầm hiện vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm, đảm bảo dùng cho sinh hoạt và công nghiệp. Do vậy cần phải đánh giá đúng thực trạng môi trường nước và tìm cách bảo vệ những nguồn nước sạch và giải quyết nguồn nước nào đã bị ô nhiễm.

v Chất lượng nguồn nước mặt

ã Nguồn nước sụng: Như đó đề cập ở chương 1, Hũa Vang cú hai con sông chính chảy qua là sông Cu Đê và sông Cẩm Lệ (gồm sông Túy Loan và sông Yên). Ngoài ra còn 1 số khe mương, ao hồ nên nguồn nước ngọt sinh hoạt và tưới tiêu khoảng 2,33 tỷ m3 / năm. Trong đó nước sông Túy Loan- Cầu Đỏ nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, qua kết quả đánh giá chất lượng đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên có xu hướng vượt chuẩn cho phép và nước có dấu hiệu ô nhiễm.

Do việc quản lý chất thải sinh hoạt, dịch vụ và đặc biệt là công nghiệp, nước rỉ rác chưa được xử lý triệt để đã ảnh hưởng không nhỏ đến ô nhiễm nguồn nước mặt ở đây. Nguồn nước ở nhánh sông Vu gia và sông Yên cũng có nguy cơ bị ô nhiễm. Sông Cu Đê, chất lượng nước ở hạ lưu bị ô nhiễm do nước thải từ khu công nghiệp Hòa Khánh đổ ra. Nông dân các thôn của xã Hòa Liên cho rằng chính nước thải công nghiệp từ KCN Hòa Khánh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cá chết, cây trồng chết, ruộng đồng và vườn tược bỏ hoang, khiến cuộc sống của nông dân ngày càng khốn khó.

ã Chất lượng nước hồ: Mực nước hồ chủ yếu được khai thỏc để nuụi trồng thủy sản và tưới tiêu. Một số đối tượng ở các khu vực lân cận huyện

Hòa Vang sử dụng các thiết bị như xung điện, thuốc trừ sâu để đánh bắt tôm, cá. Tính đến hiện tại chất lượng nước hồ vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm nào nghiêm trọng.

v Chất lượng nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm trên địa bàn rất phong phú, phục vụ cho việc khai thác nước sinh hoạt cho hơn 60% dân số trên địa bàn huyện. Chất lượng nước ngầm ở tầng sâu, đa phần đảm bảo tiêu chuẩn.

Bên cạnh những điểm sáng còn có một số khu vực nước ngầm bị ô nhiễm cục bộ như: Thôn Đông Hòa, thôn Giáng Đông xã Hòa Châu; thôn Phước Nhơn xã Hòa Khương; thôn Phước Thuận, Phước Hậu xã Hòa Nhơn;

các khu dân cư xã Hòa Sơn gần khu vực nghĩa trang thành phố, khu công nghiệp Hòa Khánh; các thôn Vân Dương và khu vực lân cận Cụm Công Nghiệp Thanh Vinh và Khu Công nghiệp Hòa Khánh. Tuy nhiên những khu vực này nếu có hướng xử lý tốt thì có thể giải quyết triệt để bởi vì chỉ bị ô nhiễm cục bộ.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 chợ được xây dựng theo quy hoạch và 5 chợ tạm. Những chợ theo quy hoạch đều được trang bị hệ thống thu gom rác và xử lý nước thải nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân, những người buôn bán ở chợ và cả người đi chợ, việc xả thải ra môi trường không đúng theo quy định đã gây mùi hôi ra xung quanh và người dân cũng đã nhiều lần phản hồi, chính quyền đã can thiệp và có nhiều biện pháp xử lý nhưng có một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để như việc xử lý nước thải ra môi trường.

5 chợ tạm được hình thành tự phát do nhu cầu của người dân, chịu sự quản lý của chính quyền. Vì đây là nơi sinh hoạt của rất đông dân cư nên việc đảm bảo vệ sinh môi trường được chính quyền địa phương rất xem trọng,

Mặc dù được trang bị hệ thống thu gom và xử lý nước thải nhưng vẫn có sự ô nhiễm môi trường trong những khu vực này, do người dân không tuân thủ đúng quy trình, quy định của việc xử lý chất thải.

Theo số liệu thống kê lại hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số hộ dân có 112.024 người đã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 96,57

%. Và có 27.215 hộ có công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 91,41%

b. Môi trường không khí

Áp lực về tác động về ô nhiễm không khí ngày càng nhiều. Điểm nóng cục bộ về ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp đã, đang và sẽ hình thành. Như trong thời gian qua 2 Đơn vị sản xuất thép DaNa Ý – Thái Bình Dương thuộc Cụm Công nghiệp Thanh Vinh mở rộng chưa đảm bảo khoảng cách an toàn và gây ô nhiễm khu dân cư đã tạo ra những bức xúc về ô nhiểm môi trường về khói, bụi, tiếng ồn. Tuy vậy, môi trường không khí ở Hòa Vang còn tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm CO, NO2, SO2.

- Đối với mùi hôi thối, thường xảy ra ở các trang trại chăn nuôi tập trung và các kênh mương, hệ thống cống rãnh và thu gom nước thải.Các hộ gia đình, trại chăn nuôi tập trung thật sự chưa đảm bảo về môi trường vì chưa đầu tư hệ thống số lượng chăn nuôi hộ gia đình với quy mô 40 con trở lên nhưng số lượng hầm Bioga còn hạn chế.

- Hòa Vang là một huyện có lượng xe giao thông trên đường tương đối nhiều, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là những trục đường giao thông nối với các khu công nghiệp. Hòa Vang có các trục đường chính là đường tỉnh :DT601, đường DT602, đường DT604, đường DT605, đường QL14B; quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam.

Bng 2.3: Mt độ trung bình giao thông trên các tuyến đường ti Hòa Vang (km/km2)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Đường quốc lộ 0.09 0.09 0.105 0.107 0.107 Đường tỉnh 0.1 0.103 0.103 0.106 0.104 Đường huyện 0.05 0.053 0.053 0.05 0.052 Đường xã 0.031 0.031 0.031 0.031 0.031

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hòa Vang Sự ô nhiễm bụi và tiếng ồn xảy ra ở các khu công nghiệp, nút giao thông và lân cận các cơ sở công nghiệp. Ô nhiễm bụi trong không khí xung quanh còn phổ biến ở các trục giao thông lớn, với mức ô nhiễm nhẹ (hàm lượng bụi vượt quy chuẩn cho phép trong khoảng từ 01 đến 03 lần).

Theo kết quả quan trắc tháng 1/2013 cho thấy tại các khu vực xung quanh vị trí quan trắc có chất lượng không khí khá tốt.

Bng 2.4: Kết qu phân tích cht lượng không khí môi trường lao động và môi trường xung quanh ti v trí các ct bơm xăng du

ca công ty xăng du Ngc Sơn Kết quả

Chỉ tiêu ĐVT

K1

TCVSLĐ QCVN

Hơi xăng dầu Mg/m3 4,14 300 5

Bụi tổng số Mg/m3 0,28 8 0,3

Tiếng ồn dBA 60,65 85 70

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường Qua kết quả phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn mức cho phép của Tiêu chuẩn, vì mặt bằng khu vực cấp phát xăng dầu rất thoáng, mức độ kinh doanh còn rất thấp vì chưa có nhiều khách hàng nên chất ô nhiễm phát sinh trong khu vực dễ dàng phát tán.

Môi trường không khí xung quanh cũng rất đảm bảo, chỉ tiêu ô nhiễm không khí chỉ thị trong ngành kinh doanh xăng dầu là hơi dầu cho kết quả thấp hơn QCVN nhiều lần.

Sự phát triển của các làng nghề cũng làm gia tăng ô nhiễm. Đa số các làng nghề truyền thống đều có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động xen lẫn khu dân cư, phân tán và manh mún chưa có hệ thống xử lý môi trường chất thải được xả trực tiếp ra môi trường. 96 hộ làng đá chẻ Hòa Sơn môi trường sản xuất chưa đảm bảo do bụi và nước thải chưa được khắc phục được. Tình trạng ô nhiễm môi trường về tiếng ồn, khói bụi, chất thải trong quá trình chẻ đá cần sớm được xử lý. Những chất thải làng nghề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sản xuất và dân cư xung quanh. Bụi sinh ra trong hoạt động chế tác đá là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường và gây các bệnh về da, mắt, tiêu hóa, đường hô hấp trên, bệnh bụi phổi...Mặc khác, kết quả đo đạc tiếng ồn tại các cơ sở cho thấy khu vực sản xuất mức ồn có giá trị từ 85 – 1110dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép (3733/2002 QĐ-BYT). Riêng khu vực gần nhà dân, mức ồn đo được là 75-85 dBA, mức ồn này cũng vượt quá ngưỡng chịu đựng của người dân. Ô nhiễm tiếng ồn trong sản xuất là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và cả khu vực xung quanh khu sản xuất.

c. Môi trường đất

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tâng,...Hòa Vang không những làm thay đổi diện tích các loại đất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đất, tình trạng xói mòn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, khai thác khoáng sản, san lấp để xây dựng... Đặc biệt, do quá trình quản lý không tốt nước thải, khí thải nguy hiểm, được tích tụ trong đất trng một thời gian dài là mối nguy cơ tiềm tàng cho môi trường.

Bng 2.5: Phân loi đất t năm 2010-2012 huyn Hòa Vang Năm

(ha) 2010 2011 2012

Tổng diện tích 73488,7 73488,7 73488,7

Đất Nông nghiệp 66758 65316 60323,6 Đất phi nông nghiệp 5757,5 7271 12342,1 Đất chưa sử dụng 973,2 901,7 823

Nguồn: Phòng kinh tế - Huyện Hòa Vang Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, năm 2012 diện tích đất nông nghiệp giảm 9,64% so với năm 2010, tình hình bạc màu và suy thoái tài nguyên đất đai diễn ra trên diện rộng. Thay vào đó, diện tích được san lấp để xây dựng các công trình, nhà ở, hay cơ sở kinh doanh, sản xuất. Biết được tác hại của việc quản lý môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt trong quá trình phát triển KT – XH, huyện đã bố trí 0,23% diện tích đất phi nông nghiệp dành cho xử lý chất thải rắn.

Việc chôn lấp rác thải, bao ni long khó phân hủy ở các khu vực chưa có tuyến thu gom rác thải đang diễn ra .Môi trường đất xung quanh các khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm và nhiễm các loại kim loại nặng nghiêm trọng

Một số xã miền núi như Hòa Bắc chưa triển khai phối hợp với Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang về công tác thu gom, vận chuyển rác thải do địa bàn xa, địa hình phức tạp chia cắt, đồi núi, độ dốc lớn. Rác thải vứt bừa bãi không được thu gom, gây ô nhiễm môi trường ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng: Một bãi rác tự phát nằm ngang nhiên bên vệ đường. Rác thải ứ đọng nhiều ngày chất lên thành đống nhưng không được công ty môi trường thu gom triệt để. Tình trạng này khiến cả khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Việc quản lý chất thải rắn và nước thải không tốt làm ô nhiễm MT đất ở

một số nơi như gần bãi rác, lân cận các trạm xử lý nước thải, khu vực có kho xăng dầu/ trạm cấp phát xăng dầu, KCN, cơ sở CN, điển hình là xã Hòa Liên thường xuyên bị ô nhiễm do chất thải từ KCN Hòa Khánh, khiến cho đời sống của người dân không đảm bảo sức khỏe cũng như kinh doanh, làm ăn.

Các chất thải rắn từ trung tâm y tế được đưa ra môi trường với số lượng nhiều và rất nguy hiểm cho con người, vì thế trong thời gian qua, chính quyền huyện Hòa Vang đã đưa ra các giải pháp xử lý, tập trung thu gom tại điểm, đảm bảo thu gom hiệu quả và chuyển đến nơi tiêu hiểu nhanh và triệt để.

Khi nông nghiệp là nghề chính của người dân Hòa Vang, thì việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu là rất phổ biến. Bên cạnh việc ô nhiễm đất do các bãi rác, nguồn nước thải công nghiệp độc hại chưa được xử lý trước khi đưa ra môi trường thì việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm đất trầm trọng ở Hòa Vang.

Hình 2.2: Tình hình s dng thuc BVTV ti Hòa Vang trong giai đon 2009-2012

Nguồn: Phòng Kinh tế, huyện Hòa Vang

Hòa Vang chiếm đến 85,13% diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố.

Lượng thuốc BVTV sử dụng trong quá trình canh tác nông nghiệp rất lớn, năm 2012 lượng thuốc BVTV đưa vào sử dụng lên đến 6,2 tấn. Diện tích nông nghiệp giảm qua các năm lại làm tăng lượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp.

Trung bình, diện tích nông nghiệp giảm 1% thì lượng thuốc BVTV tăng 0,8%.

Năm 2012, lượng thuốc BVTV sử dụng tăng hơn 32% so với năm 2009.

Trước tình hình đó, công tác quản lý và sử dụng đối với phân bón, thuốc trừ sâu trong nhân dân qua các năm được thực hiện khá chặt chẽ, cụ thể là: chú trọng bảo vệ sức khỏe khi sử dụng phân bón hóa học, phát động tìm các biện pháp, mô hình nông nghiệp an toàn, thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)