CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức QLMT huyện Hòa Vang
Nguồn: Điều tra, xử lý số liệu UBND Thành phố Đà Nẵng
(Sở Tài nguyên môi trường)
UBND huyện Hòa Vang
UBND phường/xã
Bộ phận MT phường/xã Tổ thu gom rác
Phòng Tài nguyên môi trường
Phòng quản lý đô thị
Phòng kinh tế
v Chức năng của và nhiệm vụ của các đơn vị - UBND huyện Hòa Vang
Đơn vị đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý chung, chỉ đạo điều hành mọi mặt công tác của Thường trực UBND huyện. Về công tác BVMT, UBND huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ UBND thành phố Đà Nẵng (dựa trên tham mưu của Sở Tài nguyên môi trường). UBND huyện có trách nhiệm định ra các kế hoạch, chính sách của huyện về kinh tế- tài chính và xã hội gắn liền với công tác BVMT.
- Phòng tài nguyên môi trường
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Tài nguyên môi trường và UBND huyện Hòa Vang.
+ Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương theo định kỳ; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền;
+ Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập
các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
+ Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (nếu có) theo phân công của Uỷ bân nhân dân dân cấp tỉnh;
+ Hướng dẫn xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương;
- Phòng quản lý đô thị
+ Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra xây dựng theo giấy phép trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của UBND tỉnh, phát hiện, báo cáo để UBND thành phố xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong xây dựng và quản lý đô thị.
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý, khai thác sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh.
+ Phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường, phát hiện, xử lý các đối tượng gây nguy hại đến cảnh quan môi trường đô thị.
- Phòng kinh tế
Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, thương mại, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, khoa học công nghệ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra còn có Công ty môi trường do Thành phố quản lý, và chỉ đạo thực hiện giải quyết các vấn đề môi trường trên địa bàn huyện.
Chuyên về vấn đề dịch vụ vệ sinh môi trường; quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước công cộng, lề đường; trồng cây, duy tu, bảo dưỡng, bảo quản cây xanh; xây dựng quản lý công viên, vườn hoa, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng công cộng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nghĩa trang, nghĩa địa.
Thu gom xử lý rác thải, thu gom phân, rác, tẩy trùng tại các nhà vệ sinh công cộng, quản lý cây xanh đô thị, quản lý điện chiếu sáng công cộng.
b. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về bảo vệ môi trường Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về BVMT được tổ chức dưới nhiều hình thức: tập huấn, phong trào – chiến dịch, xây dựng các mô hình BVMT.
Công tác tổ chức tập huấn được thực hiện rất thường xuyên. Trung bình cứ 2,5 tháng sẽ có một đợt tập huấn (năm 2012). Tính đến tháng 10 năm 2013, huyện đã tổ chức 5 đợt tập huấn về BVMT. Các nội dung tập huấn như:
- Tổ chức các lớp tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cho nông dân đê nông dân biết được các vấn đề môi trường chính trên địa bàn; hiểu được các nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường; biết được các giải pháp cơ bản, các biện pháp quản lý môi trường đang áp dụng tại huyện; biết được các hoạt động khai thác tài nguyên và ảnh hưởng của nó;
biết được các biện pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
- Tổ chức các buổi nói tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên và môi trường trong cộng đồng dân cư:
UBND phường tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền kết hợp tại các cuộc họp Tổ dân phố nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong khu vực; vận động nhân dân tham gia giám
sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm theo quy định.
- Tổ chức các buổi tập huấn các vấn đề về nước sạch, phân loại rác tại nhà một cách hiệu quả, xả thải ra môi trường, sạch từ nhà ra ngõ...
Các phong trào, chiến dịch BVMT được thực hiện rất hiệu quả. Năm 2012, một chiến dịch môi trường được tổ chức rộng lớn đó là huy động các ban ngành, đoàn thể tổ chức tham gia dọn vệ sinh môi trường đường phố, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở làng nghề. Đây là cuộc chiến dịch rất lớn, với sự tham gia của toàn dân.
Mô hình BVMT bước đầu thực hiện có hiệu quả ở các tổ dân phố, cụm dân cư và được thực hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên với số lượng còn ít, chưa đồng bộ, chưa tập trung vào các khu dân cư có điểm nóng môi trường cho nên việc thực hiện còn mang tính rời rạc, hình thức.
Tuy nhiên công tác thông tin giáo dục tuyên truyền về môi trường, các địa phương hầu như chỉ mới quan tâm đến số lượng người được cung cấp thông tin mà chưa chú ý đến họ sẽ tiếp thu được những thông tin này.
- Tổ chức các hoạt động quản lý môi trường v Quản lý và cung cấp nước
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển hiện nay ở nước ta về quản lý cung cấp nước sạch nông thôn là phải đi sâu vào kinh doanh nước sạch, phát triển chuyên ngành trên cơ sở hình thành dịch vụ người bán - người quản lý và người mua nước, để dần dần loại bỏ bao cấp trong nước sạch và cơ bản hình thành thị trường nước sạch nông thôn trên phạm vi toàn quốc vào năm 2020. Chính phủ đã có chủ trương về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, các dự án, công trình cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho cộng đồng. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, quản
lý khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ về nước sạch nông thôn sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai, về thuế, được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động vốn, được hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn. Các tổ chức, cá nhân phải có các mô hình quản lý cung cấp và khai thác nước sạch hợp lý, phải có các phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao công nghệ;
có năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn phù hợp.
Quy mô công trình cung cấp nước trong các thôn nhỏ (công suất từ 50 - 300 m3/ngày đêm), và trung bình (công suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm).
Phạm vi cấp nước cho một thôn hoặc liên thôn, xã, áp dụng phù hợp cho vùng đồng bằng dân cư tập trung. Khả năng quản lý vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao. Mô hình này có sự phối hợp quản lý giữa Nhà nước và các hợp tác xã nên giá nước khá ổn định và phù hợp với khả năng chi trả của người dân, có sự gắn kết giữa Ban quản trị hợp tác xã với người dân cho nên chất lượng nước được đảm bảo. Tuy nhiên, mô hình còn gặp khó khăn vì cần có nguồn vốn đầu tư lớn do hệ thống cấp nước dàn trải và mật độ dân cư phân bố không đều, việc quản lý còn lỏng lẻo mà ý thức của người dân trong việc bảo vệ cơ sở vật chất còn hạn chế.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước cục bộ xảy ra ở một số điểm nóng của Huyên Hòa Vang, cụ thể là 160 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc.
Việc thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới, hiện nay tình trạng quản lý và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện đã có những bước chuyển biến và bước đầu đạt được những kết quả tích cực
v Thu gom rác thải
Chính quyền các xã triển khai mô hình xã hội hóa thu gom rác, bước đầu giải quyết căn bản về vệ sinh môi trường. Theo đó, các hộ dân, doanh
nghiệp ở các xã, thị trấn ký hợp đồng thu gom rác với Công ty Môi trường đô thị. Với cách làm này, tình trạng rác thải vứt dọc tuyến giao thông, đã giảm hẳn. Để hỗ trợ các xã triển khai mô hình hiệu quả, Công ty Môi trường đô thị đảm nhận phần vận chuyển, xử lý rác hằng ngày; các xã, thị trấn đảm nhận khâu tổ chức thu gom rác.. Các tổ thu gom phối hợp chặt chẽ với Công ty Môi trường đô thị thực hiện hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn. Hằng ngày, rác sinh hoạt trong dân được thu gom và tập kết về ga rác tập trung, sau đó được vận chuyển đi tiêu hủy trong ngày. Với nỗ lực này, rác thải được thu gom kịp thời, vận chuyển về nơi xử lý theo quy định, đường làng ngõ xóm phong quang, sạch đẹp hơn. Năm 2012 trên cơ sở nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện chương trình thu gom xử lý chất thải nông thôn thành phố phân bổ, huyện trang bị 64 xe đẩy tay cho 11 xã, xây dựng 16 ga rác, 2 bãi chôn lấp rác tạm thời,hỗ trợ 100 triệu đồng kinh phí vận chuyển rác cho các xã có tổ thu gom, vận chuyển rác. Nhờ vậy, các địa phương có điều kiện thực hiện tốt hơn công tác thu gom rác thải
Qua giai đoạn 2008 - 2012, trên địa bàn toàn huyện đã xây dựng hơn 44 điểm thu gom rác thải trên các cánh đồng ở huyện, đặt 35 bi thu gom rác thải trên đồng ruộng ở các thôn.
Từ khi các điểm bi gom chai lọ, vỏ bao thuốc BVTV do HND huyện triển khai, tình hình ô nhiễm trên đồng ruộng địa phương giảm hẳn.
v Đất đai và rừng
Năm 2011, Hòa Vang cũng được thành phố chọn làm điểm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học và Năm Quốc tế về rừng. “Là huyện nông thôn duy nhất của Đà Nẵng, Hòa Vang có trên 51 ngàn ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm hơn 72% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cần bảo tồn, gìn giữ và phát triển.” Bất chấp những lợi ích to lớn của rừng về môi sinh, môi trường…, rừng vẫn đang bị tàn phá, nhất là rừng phòng hộ, rừng
đầu nguồn. Tại một số xã khu vực miền núi, hiện nay có một số chủ rừng khai thác rừng xong đốt thực bì nên có nguy cơ gây cháy rừng ở mức cao hoặc chặt phá rừng bừa bãi. Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay.
Huyện Hòa Vang đã thực hiện nhiều chính sách để trồng mới rừng như giao khoán và sử dụng đất đến từng hộ nông dân.
Do diện tích lớn, không có ranh giới rõ ràng, địa bàn phân bố rộng nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Hiện tại việc chôn cất mồ mã trên địa bàn ở một số xã trước đây còn rải rác, xen kẽ trong khu dân cư, không tập trung gây khó khăn trong công tác quản lý.
Chính quyền cùng các chủ rừng đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, quan tâm đến tư tưởng cán bộ mới luân chuyển, duy trì phối hợp trong công tác với các đơn vị có liên quan, cài cắm thông tin tại cơ sở để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, xử lý kiên quyết các hành vi phá rừng. Đồng thời tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng, phức tạp và sẽ hỗ trợ thêm lực lượng, phương tiện khi đơn vị có yêu cầu nhằm chung tay bảo vệ tốt nguồn tài nguyên của Đất nước. Chính những điều này đã giúp cho hoạt động bảo vệ rừng được rộng rãi và đi vào đời sống của người dân nhiều hơn.
v Lĩnh vực khai khoáng
Là huyện nông thôn duy nhất của Đà Nẵng, Hòa Vang có diện tích hơn 70.000ha. Trên địa bàn huyện có 76 doanh nghiệp và hơn 800 hộ cá thể hoạt động trong các lĩnh vực khai thác mỏ đá, khai thác đất đồi, đất sét, các cơ sở chăn nuôi... Đây cũng là địa phương tập trung các lò gạch tuy - nen, các khu
chăn nuôi tập trung, nhiều sông hồ và nhiều dự án. Thực tế này đã tạo ra áp lực lớn cho Hòa Vang trong công tác quản lý và BVMT, nhất là tình trạng ô nhiễm bụi, khai thác cát sông, đất đồi và quặng mỏ trái phép. Tình trạng khai thác trái phép khoáng sản, vàng, đá thạch anh hồng ở các cánh rừng đầu nguồn đag xảy ra, phá hủy hệ sinh thái, gây mất trật tự an ninh xã hội.