Các ngành kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Đăk Lăk (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.3. Các ngành kinh tế chủ yếu

Từ năm 2010 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh Đắk Lắk vào khoảng 8,0%/năm (theo giá năm 1994), đóng góp vào đó có các Ngành kinh tế chủ yếu như: Nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Thương mại dịch vụ du lịch. Việc tập trung đầu tư vào những lĩnh vực này đóng vai trò then chốt đến sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Nông, lâm, ngư nghiệp: Năm 2014, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 33.073 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2014 đạt 3,8%/năm; trong đó nông nghiệp: 3,6%/năm, lâm nghiệp: 13,1%/năm, thủy sản: 9,5%/năm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 97,18% trong cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Bng 2.1. Giá tr và cơ cu sn xut nông lâm ngư nghip giai đon 2011- 2014 (giá so sánh 2010)

Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính

2010 2011 2012 2013 2014

Thời kỳ 2011-

2014

Tốc độ bình quân

(%) A. Giá trị Tỷ đồng 28.473 31.295 29.56 32.076 33.073 126.300 3,8 I. Nông nghiệp " 27.857 30.444 28.979 31.181 32.131 122.735 3,6 + Trồng trọt " 21.313 23.868 22.268 24.341 24.726 95.203 3,8 + Chăn nuôi " 5.435 5.585 5.718 5.823 6.360 23.486 4,0 + Dịch vụ " 1.109 991 993 1.017 1.045 4.046 -1,5 II. Lâm nghiệp " 292 426 446 448 477 1.797 13,1 III. Thủy sản " 324 425 431 447 465 1.768 9,5

B. Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100

I. Nông nghiệp " 97,84 97,00 97,06 97,21 97,15 97,18 + Trồng trọt " 76,51 78,40 76,84 78,06 76,95 77,57 + Chăn nuôi " 19,51 18,35 19,73 18,67 19,79 19,14 + Dịch vụ " 3,98 3,26 3,43 3,26 3,25 3,30 II. Lâm nghiệp " 1,03 1,36 1,49 1,40 1,44 1,42 III Thủy sản " 1,14 1,36 1,44 1,39 1,41 1,4

Nguồn : Xử lý số liệu từ niên giám thống kê 2014 - Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk.

Trong cơ cấu nông nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ không cao, tỷ trọng giá trị trồng trọt chiếm trên 77%, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu năm 2014: cây cà phê diện tích 203,5 nghìn

ha, sản lượng 462,4 nghìn tấn; cao su diện tích 39,9 nghìn ha, sản lượng 31,3 nghìn tấn; cây tiêu diện tích 11 nghìn ha, sản lượng 19,4 nghìn tấn; cây điều diện tích 23,4 nghìn ha, sản lượng 24,5 nghìn tấn.

Giá trị sản xuất thủy sản tăng tốc độ đạt 9,5%/năm, quy mô ngày càng tăng, nhưng còn thấp, năm 2014 đạt 465 tỷ đồng.

Lâm nghiệp phát triển theo hướng giảm mạnh khai thác gỗ, tập trung khâu lâm sinh, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu và trồng rừng. Năm 2014 tỷ lệ khai thác rừng trồng đạt 27,8% với giá trị 209,9 tỷ đồng; rừng tự nhiên 66,8% với giá trị 503,5 tỷ đồng. Công nghiệp chế biến gỗ sản xuất sản phẩm chất lượng cao dùng cho xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, nguyên liệu thay thế dần từ gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng.

Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp còn khó khăn như: quá trình chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn chậm, hiệu quả chưa cao. Năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa chưa cao. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp, thiếu tính bền vững.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.010 tỷ đồng, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực:

Nhà nước chiếm 21,3%; tư nhân chiếm 70,51%; đầu tư nước ngoài chiếm 8,19%.

Tốc độ bình quân tăng thời kì 2011-2014 đạt 2,7%/năm, trong đó khu vực: Nhà nước giảm 5,1%; tư nhân tăng 3%; vốn đầu tư nước ngoài tăng 71%. Về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp: giai đoạn 2011-2014 công nghiệp chế biến chiếm 77,62%, sản xuất, phân phối điện chiếm 19,29%, còn lại công nghiệp khai thác 3,08%.

Bng 2.2. Giá tr và cơ cu sn xut công nghip giai đon 2011-2014 (giá so sánh 2010)

Năm Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2010 2011 2012 2013 2014

Thời kỳ 2011-

2014

Tốc độ bình quân

(%) A. Giá trị Tỷ đồng 9.011 9.875 10.252 9.620 10.010 39.757 2,7 I. Nhà nước " 2.634 2.611 2.566 1.759 2.132 9.068 -5,1 + Trung ương " 1.938 1.952 2.090 1.612 1.882 7.536 -0,7 + Địa phương " 696 659 476 147 250 1.532 -22,6 II. Ngoài Nhà nước " 6.281 7.100 7.372 6.456 7.058 27.986 3,0

+ Tập thể " 92 101 158 164 168 591 16,2

+ Tư nhân " 4.826 5.315 5.604 4.848 5.232 20.999 2,0 + Cá thể " 1.363 1.684 1.610 1.444 1.658 6.396 5,0 III. Khu vực ĐTNN " 96 164 314 1.405 820 2.703 71,0

B. Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100

I. Nhà nước " 29,23 26,44 25,03 18,28 21,30 22,81 + Trung ương " 73,58 74,76 81,45 91,64 88,27 83,11 + Địa phương " 26,42 25,24 18,55 8,36 11,73 16,89 II. Ngoài Nhà nước " 69,70 71,90 71,91 67,11 70,51 70,39 + Tập thể " 1,46 1,42 2,14 2,54 2,38 2,11 + Tư nhân " 76,83 74,86 76,02 75,09 74,13 75,03 + Cá thể " 21,70 23,72 21,84 22,37 23,49 22,85 III. Khu vực ĐTNN " 1,07 1,66 3,06 14,60 8,19 6,80 Nguồn : Xử lý số liệu từ niên giám thống kê 2014 - Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk.

Tình hình sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu năm 2014:

+ Công nghiệp chế biến: năm 2014 gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, mặc dù lãi suất ngân hàng có giảm nhưng các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vay, giá xăng dầu, điện tăng, đô la tăng làm tăng giá nguyên liệu đầu vào; tuy vậy, có một số sản phẩm chế biến tăng trưởng mạnh do ít chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn và một phần do sản lượng năm 2013 cũng giảm nên công nghiệp chế biến vẫn có sự tăng trưởng 3,46% so với năm 2013, tuy nhiên sản lượng không đạt như kỳ vọng, chỉ đạt 97% kế hoạch.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng: năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện 270 tỷ đồng, tăng 2,66% so với năm 2013. Công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng do giá cà phê khá ổn định, nên tình hình xây dựng trong dân tăng; sản phẩm bê tông tươi và các sản phẩm từ bê tông tăng mạnh;

các sản phẩm cát, đá, gạch vẫn duy trì tăng trưởng, tuy không lớn. Mặc dù có sự tăng trưởng so với năm 2013 (cũng là một năm khó khăn), nhưng nhiều công trình do có khó khăn về vốn nên tiến độ chậm, giá trị ngành công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD cũng chỉ đạt 95,8% so với kế hoạch.

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: năm 2014 giá trị sản xuất thực hiện 2.083 tỷ đồng. Điện duy trì mức tăng trưởng 6,49% so với năm 2013 do hệ thống điện lưới tiếp tục được mở rộng. Năm 2014 công nghiệp sản xuất điện không đạt kế hoạch như dự kiến, do có thời điểm khô hạn kéo dài, mưa đầu nguồn ít, một số dự án thủy điện tiến độ chậm so với kế hoạch.

Bng 2.3. Giá tr và cơ cu sn xut công nghip phân theo Ngành (giá so sánh 2010) giai đon 2011-2014

Năm Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013 2014

Thời kỳ 2011 -

2014

Tốc độ bình quân

(%) A. Giá trị Tỷ đồng 9.011 9.875 10.252 9.620 10.010 39.757 2,7 1. Công nghiệp khai thác " 300 280 318 263 270 1.131 -2,6 2. Công nghiệp chế biến " 6.909 7.622 7.980 7.401 7.657 30.660 2,6 3. Sản xuất phân phối điện " 1.802 1.973 1.954 1.956 2.083 7.966 3,7

B. Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100

1. Công nghiệp khai thác " 3,33 2,84 3,10 2,73 2,70 2,84 2. Công nghiệp chế biến " 76,67 77,18 77,84 76,93 76,49 77,12 3. Sản xuất phân phối điện " 20,00 19,98 19,06 20,33 20,81 20,04

Nguồn : Xử lý số liệu từ niên giám thống kê 2014 - Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk..

Thương mại, dịch vụ, du lịch: Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2014 đạt 156.059 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất: Thương mại chiếm 90,73%; Du lịch và khách sạn, nhà hàng chiếm 9,27%, Tốc độ tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, ngành khách sạn và nhà hàng tăng nhanh.

Hoạt động ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu 650 triệu USD, đạt 86,7%

kế hoạch và giảm 13,4% so với năm 2013, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu cà phê (chiếm 80%), tiêu hạt, cao su, mật ong, chủ yếu xuất khẩu thô; kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh 15 triệu USD, đạt 75% so với kế hoạch và giảm 25% so với năm 2013. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ các công trình đầu tư công nghiệp, thuỷ điện. Một số dự án triển khai còn chậm nên lượng nhập khẩu đạt thấp không như kế hoạch đề ra.

Bng 2.4. Giá tr và cơ cu sn xut thương mi, dch v, du lch tnh Đắk Lk (giá hin hành) giai đon 2011-2014

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2010 2011 2012 2013 2014

Thời kỳ 2011-

2014

Tốc độ bình quân (%) A. Giá trị Tỷ đồng 25.563 30.545 36.361 42.057 47.096 156.059 16,5 1. Thương mại " 23.519 27.831 33.093 38.092 42.577 141.593 16,0

2. Du lịch " 207 235 287 333 347 1.202 13,8

3. Khách sạn nhà hàng " 1.837 2.479 2.981 3.632 4.172 13.264 22,8

B. Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100

1. Thương mại " 92,00 91,11 91,01 90,57 90,40 90,73 2. Du lịch " 0,81 0,77 0,79 0,79 0,74 0,77 3. Khách sạn nhà hàng " 7,19 8,12 8,20 8,64 8,86 8,50

Nguồn : Xử lý số liệu từ niên giám thống kê 2014 - Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk.

Du lịch, tổng lượng khách du lịch đến Đắk Lắk năm 2014 hơn 700.000 lượt khách, dịch vụ khách sạn phát triển nhanh, doanh thu hoạt động du lịch tăng nhanh, bình quân 13,8%/năm. Hoạt động du lịch vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hiệu quả thấp, sản phẩm du lịch chưa phong phú, cơ sở vật chất cho du lịch hạn chế, qui mô nhỏ.

Hoạt động dịch vụ ngân hàng: Trên địa bàn có 08 chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước, 19 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 1 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, 1 chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông, 1 chi nhánh ngân hàng hợp tác xã và 11 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với 154 phòng giao dịch. Năm 2014 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 40.709 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2013, trong đó ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm tỷ trọng 67% tăng 10,1% và ngân hàng tương mại cổ

phần chiếm 23,2% tăng 51,6% so với năm 2013.

Như vậy qua phân tích một số ngành kinh tế chủ yếu của Đắk Lắk, ta có thể thấy tỉnh duy trì được mức tăng trưởng khá 8%/năm, quy mô, chất lượng nền kinh tế dần được nâng lên. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Năm 2014, theo giá so sánh 2010, ước tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp chiếm 43,6% (so với năm 2010 là 49,9%), công nghiệp chiếm 17,1% (so với năm 2010 là 15,7%), thương mại dịch vụ chiếm 39,4% (so với năm 2010 là 34,0%). Song tốc độ phát triển còn chậm, có những thời điểm giảm so với năm trước. Như vậy việc kêu gọi nguồn vốn đầu tư nói chung, nguồn vốn FDI nói riêng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay tiếp tục được đề ra nhằm khai thác các thế mạnh vốn có. Đây là mối quan tâm của chính quyền tỉnh Đắk Lắk và cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Đăk Lăk (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)