Xây dựng, công khai kế hoạch, quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Đăk Lăk (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT VỐN FDI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.2. Xây dựng, công khai kế hoạch, quy hoạch phát triển

Ngay sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, để tạo cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thu hút vốn FDI nói riêng, tỉnh đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 [14]. Các bản quy hoạch đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó các quy hoạch từng Ngành, lĩnh vực của tỉnh cũng được xây dựng và công khai trên trang thông tin điện tử nhằm thu hút các nhà đầu tư, như gần đây nhất là Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hoạt động thu hút các dự án FDI cũng được tuân theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Các kế hoạch đều nêu rõ tổng số vốn đầu tư FDI cần thu hút, những lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2020. Có thể kể đến như dự án phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh [22], trong giai đoạn I (đến năm 2015) Đắk Lắk kêu gọi nguồn vốn FDI là 285,5 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư là 1.647 tỷ đồng; dự án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng năm 2030 [23], tổng mức đầu tư là 12.360 tỷ đồng, kêu gọi vốn FDI từ 10-15%; dự án thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2030 [24], tổng mức đầu tư là 2.041 tỷ đồng, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn FDI.

Về chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp, phát triển khu vực dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát huy hiệu quả kinh tế các khu, cụm công nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.

Để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, nhận thức được tầm quan trọng của các KCN, CCN tỉnh ban hành các quy hoạch, tích cực đầu tư xây dựng và mở rộng các KCN, CCN phân bố khắp các địa phương. Hình thành các KCN, CCN tập trung tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị.

Phương hướng là phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp tỉnh nhà. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn.

Theo kế hoạch đến năm 2020 lấp đầy trên 80% diện tích đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích khoảng 1.780ha, tổng vốn đầu tư khoảng 5.400 tỷ đồng, đưa tỷ lệ đóng góp của các khu, cụm công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp lên khoảng 70%, tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp lên 40% vào năm 2020 [25]. Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý dự trữ diện tích đất công nghiệp dự kiến.

Bng 2.5. Danh mc quy hoch các khu, cm công nghip đến năm 2020

(Kèm theo Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 26/9/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Diện tích quy hoạch (ha)

Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng

(tỷ đồng) Lao động trong các Khu, CCN (người)

STT Tên

khu, cụm CN-TTCN Đang xây dựng

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch

đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Tính theo QH

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

Tính theo QH

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020 Tổng diện tích: 1.780

ha 508,42 659,98 333,00 276,60 660,15 858,0 432,9 359,6 33.150 42.899 21.645 17.979 I TP Buôn Ma Thuột 286,48 188,18 100,00 327,27 244,6 130,00 17.850 12.232 6.500

1 Khu công nghiệp Hoà

Phú 181,73 150,00 100,00 202,04 195,0 130,00 11.500 9.750 6.500

2 Cụm TTCN Tân An I 48,50 57,23 3.500

3 Cụm 1TCN Tâu An II 56,25 68,00 2.850

4 Cụm CN Thành Nhất 38,18 49,6 2.482

II Huyện Ea H'Leo 50,92 55,60 58,00 81,60 64,52 72,3 75 106,08 2.800 3.614 3.770 5.304 5 Cụm CN Trường Thành

- EaH’leo 50,92 64,52 2.800

6 Khu CN Ea H’leo 55,60 58,00 81,60 72,3 75 106,08 3.614 3.770 5.304

III Huyện Ea Súp 30,00 39,0 1.950

7 Cụm CN Ea Lê 30,00 39,0 1.950

IV Huyện KrôngNăng 55,00 71,5 3.575

8 Cụm CN Krông Năng 55,00 71,5 3.575

V Huyện Krông Búk 69,32 40,00 60,00 114,68 52,00 78,00 5 500 2.600 3.900 9 Cụm CN Buôn Hồ 69,32 40,00 60,00 114,68 52,00 78,00 5.500 2.600 3.900

VI Huyện Buôn Đôn 30,00 30,00 39,0 39,00 1.950 1.950

10 Cụm CN Ea Nuôl 30,00 30,00 39,0 39,00 1.950 1.950

Diện tích quy hoạch (ha)

Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng

(tỷ đồng) Lao động trong các Khu, CCN (người)

STT Tên

khu, cụm CN-TTCN Đang xây dựng

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch

đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Tính theo QH

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

Tính theo QH

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

VII Huyện Cư M'Gar 25,00 25,00 32,5 32,50 1.625 1.625

11 Cụm CN Quảng Phú 25,00 25,00 32,5 32,50 1.625 1.625

VIII Huyện Ea Kar 51,50 30,00 50,00 67,68 39,0 65,00 4.500 1.950 3.250 12 Cụm CN Ea Dar 51,50 30,00 50,00 67,681 39,0 65,00 4.500 1.950 3.250

IX Huyện M’Đrăk 70,00 30,00 60,00 91,0 39,00 78,00 4.550 1.950 3.900

13 Khu CN M'Đrăk 70,00 30,00 60,00 91,0 39,00 78,00 4.550 1.950 3.900

X Huyện Krông Pắc 56,20 73,1 3.653

14 Cụm CN Phước An 56,20 73,1 3.653

XI Huyện Krông Bông 50,20 86,00 2.500

15 Cụm CN Krông Bông 50,20 86,00 2.500

XII Huyện Krông Ana 30,00 20,00 39,0 26,00 1.950 1.300

16 Cụm CN Buôn Chăm 30,00 20,00 39,0 26,00 1.950 1.300

XIII Huyệu Cư Kuin 50,00 25,00 65,0 32,50 3.250 1.625

17 Cụm CN Dray Bhang 50,00 25,00 65,0 32,50 3.250 1.625

XIV Huyện Lắk 40,00 30,00 52,0 39,00 2.600 1.950

18 Cụm CN Bông Krang 40,00 30,00 52,0 39,00 2.600 1.950

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk.

Về quy hoạch phát triển, tạo ưu thế phát triển là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của địa phương. Vì thế, trên cơ sở Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, công tác quy hoạch phát triển đã được địa phương chú trọng. Về cơ bản đã xây dựng được quy hoạch phát triển của từng địa phương trong tỉnh, làm cơ sở để tỉnh xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể phát triển toàn tỉnh đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020.

Một trong những nhân tố then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh là những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế, sao cho phát huy được thế mạnh vốn có là cây công nghiệp giá trị cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động và là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hóa hàng đầu ở khu vực Tây Nguyên . Tỉnh Đắk Lắk đang hướng đến là một tỉnh trung tâm vùng Tây nguyên, do vậy vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế cần phải phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đến năm 2020, Đắk Lắk phấn đấu xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, trung tâm vùng Tây nguyên, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước và hướng đến hội nhập quốc tế; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Những kế hoạch rõ ràng như trên không những giúp cho các nhà quản lý có cơ sở điều hành mà còn giúp các nhà đầu tư ngoài nước xác định được nhu cầu của tỉnh Đắk Lắk đang kêu gọi, qua đó các nhà đầu tư nước ngoài có thể xác định được địa điểm và ngành nghề đầu tư nhanh chóng và cũng dần tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Đăk Lăk (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)