Phân tích mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu trong cho

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Ngũ Hành Sơn (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO

1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG

1.2.1. Phân tích mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu trong cho

a. Phân tích mục tiêu cho vay tiêu dùng

Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều mục tiêu để hướng tới.

Tuy nhiên, tùy theo định hướng từng thời kỳ mà ngân hàng lựa chọn mục tiêu nào là trọng tâm, các mục tiêu khác chỉ bổ sung, duy trì. Các mục tiêu có thể là:

a1. Gia tăng quy mô cho vay

Gia tăng quy mô cho vay biểu hiện dưới hình thức là gia tăng dư nợ, số lƣợng khách hàng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng, gia tăng thị phần. Qui mô cho vay tiêu dùng càng tăng phản ánh ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và đây cũng là mục tiêu hoạt động của NHTM.

a2. Chiếm lĩnh thị phần

Chiếm lĩnh thị phần là điều mà tất cả các ngân hàng đều mong muốn và

luôn luôn hướng tới. Việc gia tăng thị phần CVTD gắn liền với việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng có thị phần tăng qua các năm phản ánh mở rộng qui mô cho vay và làm tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

a3. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay

Trong lĩnh vực ngân hàng, chất lƣợng dịch vụ cho vay đƣợc thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Duy trì và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất là chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh.

Khách hàng rất hài lòng và sẽ giới thiệu cho ngân hàng thêm những khách hàng mới nếu họ đƣợc phục vụ tận tình, chu đáo, nhanh chóng và chất lượng ngay từ khi bước chân đến ngân hàng. Chất lượng dịch vụ tốt mang đến hiệu quả thành công lớn cho ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu chất lƣợng dịch vụ kém, không những khả năng tiếp cận khách hàng mới không cao mà lƣợng khách hàng hiện hữu cũng sẽ dần tìm đến những ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt hơn.

a4. Kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay tiêu dùng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là ngân hàng sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro.

Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó, Ngân hàng phải kiểm soát rủi ro nhằm giảm thiểu những rủi ro trước khi rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn vốn và gia tăng lợi nhuận.

a5. Tăng trưởng thu nhập từ cho vay tiêu dùng

Một trong những mục tiêu cuối cùng của NHTM chính là mục tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay nói chung cũng nhƣ thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng nhằm góp phần đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

b. Phân tích các biện pháp thực hiện mục tiêu

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhƣ: gia tăng quy mô cho vay, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay, tăng trưởng thu nhập từ cho vay tiêu dùng, ngân hàng thông thường cần phải tiến hành tổng hợp các biện pháp. Cụ thể là xây dựng chính sách marketing hỗn hợp. Chính sách marketing hỗn hợp bao gồm các chính sách bộ phận cơ bản: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuếch trương, chính sách con người, cơ sở vật chất, qui trình dịch vụ. Các chính sách này có sự liên hệ, bổ sung cho nhau. Ngoài ra, để bảo đảm mục tiêu kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng tiến hành thêm biện pháp kiểm soát rủi ro.

b1. Chính sách sản phẩm

Sản phẩm ngân hàng là toàn bộ tiện ích do ngân hàng tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tài chính. Nội dung của chính sách sản phẩm là ngân hàng cần phải xác định đƣợc những sản phẩm để thõa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, cung cấp những sản phẩm mới, hoàn thiện hơn những sản phẩm đang có để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

b2. Chính sách giá

Chính sách giá đòi hỏi ngân hàng phải xác định đƣợc lãi suất cho vay cũng nhƣ những mức phí mà ngân hàng phải trả cho ngân hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Yêu cầu khi ngân hàng xây dựng chính sách giá là phải nâng cao đƣợc sức cạnh tranh, giữ vững đƣợc mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

b3. Chính sách phân phối

Nội dung của chính sách kênh phân phối yêu cầu ngân hàng xây dựng hệ thống kênh phân phối phù hợp để cung cấp sản phẩm của mình tới đối tƣợng khách hàng mục tiêu. Để cung cấp sản phẩm ngân hàng cho khách hàng, ngân

hàng có thể thông qua các kênh phân phối truyền thống (đƣợc thực hiện bởi giao dịch trực tiếp giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng thông qua chi nhánh, điểm giao dịch, các nhân viên phục vụ tại nhà khách hàng) hoặc qua các kênh phân phối hiện đại (các thiết bị kỹ thuật điện tử)

b4. Chính sách khuếch trương

Ngân hàng thực hiện các hoạt động nhằm thông tin, thông báo tới cho khách hàng và các giới liên quan về ngân hàng hay các sản phẩm của ngân hàng, hoặc là những hoạt động nhằm cổ động, kích thích quá trình trong đổi sản phẩm giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng thực hiện thông qua các phương thức sau: quảng cáo, giao dịch trực tiếp, tuyên truyền, hoạt động khuyến mãi, hoạt động tài trợ.

b5. Chính sách con người

Nhân tố con người chiếm vai trò chủ đạo trong kinh doanh dịch vụ, nhất là kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Các yêu cầu đặt ra đó là xây dựng chính sách đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng, đào tạo đội ngũ nhân viên Vietinbank nhiệt huyết, chuyên nghiệp trong công việc.

b6. Cở sở vật chất

Là toàn bộ thiết kế vật chất của ngân hàng phục vụ cho quá trình kinh doanh nhƣ trụ sở, thiết kế các phòng làm việc, bãi đỗ xe, đội ngũ nhân viên phục vụ, đội ngũ nhân viên giao tiếp, trang phục, cách thức phục vụ…

b7. Quy trình dịch vụ

Dịch vụ ngân hàng đƣợc đánh giá cao khi các khâu đƣợc chuẩn hóa và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Do vậy, cần cải tiến và rút ngắn các quy trình nhằm tạo ra sự tiện lợi hơn cho khách hàng.

b8. Kiểm soát rủi ro

Để tạo đƣợc hành lang an toàn trong công tác tín dụng, các yêu cầu đƣợc đề ra đó là cán bộ chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trước, trong và sau khi

cho vay, nâng cao tính kỷ luật, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

- Trước khi cho vay : kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng, bên bảo đảm cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu thập đƣợc…

- Trong khi cho vay: kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các chứng từ khách hàng cung cấp chứng minh mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân theo qui định cho vay.

- Sau khi cho vay: Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của khách hàng và tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Ngũ Hành Sơn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)