CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
1.4.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả của từng yếu tố sản xuất kinh doanh hoặc từng bộ phận của sản xuất kinh doanh. Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện từng nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi như: hiệu suất, hiệu năng, tỷ suất …
Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp: thể hiện bằng mối liên hệ giữa kết quả đạt được trên giá trị tài sản của doanh nghiệp. Kết quả đạt được có thể được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu và thu nhập hoạt động khác…
-Nếu ta chọn kết quả đầu ra là doanh thu và thu nhập hoạt động khác như vậy ta sẽ có công thức tỉnh hiệu quả sử dụng tài sản như sau:
(1.4) - Nếu sử dụng chỉ tiêu “giá trị sản xuất” để thể hiện kết quả, ta sẽ có công thức sau:
(1.5)
(1.6)
Phân tích hiệu quả cá biệt cần xem xét đến hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp: Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, nhất thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị, sử dụng tài sản cố định trong cơ cấu tài sản của mình. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào trình độ quản lý và cách thức sử dụng nó. Ngoài ra hiệu suất sử dụng tài sản cố định còn phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Công thức tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định như sau:
(1.7) - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không
DT bán hàng &
cung cấp DV + DT hoạt động
tài chính + TN khác Hiệu suất sử
dụng tài sản toàn doanh nghiệp =
Tổng tài sản bình quân
Giá trị sản xuất Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng giá trị bình quân
Giá trị SX
= doanh thu +
Chênh lệch tồn kho
thành phẩm
+
Chênh lệch tồn
kho SP dở dang
+
Chênh lệch
tồn hàng gửi bán
+
Giá trị NVL nhận gia công
Doanh thu thuần Hiệu suất sử
dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
ngừng hoạt động. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với tài sản cố định.
Số vòng quay vốn lưu động: được đánh giá thông qua chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động như: số vòng quay bình quân của vốn lưu động, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu.
Số vòng quay vốn lưu động:
(1.8)
(1.9)
Trong đó: vốn lưu động bình quân được xác định theo công thức bình quân theo thứ tự thời gian. Trong trường hợp chỉ có số liệu về vốn lưu động tại hai thời điểm, để so sánh và phân tích có ý nghĩa, có thể không cần sử dụng số bình quân mà phải sử dụng giá trị tài sản ngắn hạn từng thời điểm.
Số vòng quay hàng tồn kho: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số vòng quay hàng tồn kho hay số ngày luân chuyển hàng tồn kho hay còn gọi là số ngày tồn đọng hàng tồn kho.
Doanh thu thuần Số vòng quay bq
của VLĐ =
VLĐ bình quân
VLĐ bình quân Số ngày bq của một vòng
quay VLĐ =
Doanh thu thuần x 360
Giá vốn hàng bán Số vòng quay
hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân (1.10)
Giá trị hàng tồn kho bình quân Số ngày 1 vòng
quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
x 360 (1.11)
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thể hiện công ty hoạt động tốt, việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm gia tăng giá vốn hàng bán đồng thời làm giảm hàng tồn kho. Lượng hàng hóa tồn kho được giải phóng nhanh sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của công ty.
Số vòng quay các khoản phải thu: dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó được dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty thu hồi khoản phải thu.
(1.12) Số vòng quay khoản phải thu có thể chuyển đổi thành công thức dựa theo thời gian được gọi là kỳ thu tiền bình quân hay tuổi nợ bình quân hay số ngày một vòng quay khoản phải thu
(1.13)