Phân tích hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart) (Trang 58 - 69)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI & THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM (VITRANSCHART JSC)

2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

2.2.3. Phân tích hiệu quả tài chính

a. Phân tích t s ROE – ch s sinh li trên vn ch s hu

Căn cứ vào dữ liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm từ 2008 đến 2011 để Công ty lập bảng phân tích 2.5 về chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu như sau:

Bng 2.5. Phân tích ch s sinh li trên vn ch s hu

Đvt: tỷ đồng Ch tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1.VCSH bq 503 493 710 653 2. Tổng NV 2,557 2,798 3,326 3,256 3.LN trước thuế & lãi

vay 377 183 281 176 4.Chi phí lãi vay 111 103 153 171 5.LN sau thuế 192 60 95 2 6. Doanh thu 2,136 1,253 1,936 1,857 5.Ts sinh lời/ VCSH

(ROE) 0.53 0.16 0.18 0.01 6.Khả năng thanh toán

lãi vay 3.40 1.78 1.83 1.03 7.K/năng sinh lời k/tế

của TS (RE) 0.15 0.07 0.09 0.05 8.Ts tự tài trợ 0.00 0.00 0.00 0.00 9.K/năng sinh lời của

TS (ROA) 0.10 0.03 0.04 0.002 10.Ts LN/DT 0.12 0.06 0.07 0.003 11.Độ lớn đòn bẩy tài

chính 5,079.20 5,677.57 4,543.71 4,987.03 (Ngun: Phòng Tài chính – Kế toán Vitranschart JSC) Bảng phân tích trên cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE qua giai đoạn nghiên cứu giảm đáng kể (năm 2008 là 53%; năm 2009: 16%;

năm 2010: 18% và đến năm 2011 là 1%) Có nghĩa là năm 2008 cứ 100 đồng

vốn chủ sở hữu tạo ra 53 đồng lợi nhuận, năm 2009 là 16 đồng, năm 2010 là 18 đồng thì đến năm 2011 đáng báo động chỉ còn 1 đồng. Giai đoạn này, tác giả không thấy phân tích ROE bình quân cho cả giai đoạn tại Công ty. Vì vậy, ta chỉ đánh giá tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, do sự sụt giảm của lợi nhuận.

Các chỉ tiêu ROA, RE biến động giảm dần. Tỷ suất tự tài trợ, khả năng tự chủ về tài chính biến động không đều, chúng giao động mức 20%.

Còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có biến động mạnh, xu hướng giảm.

Năm 2008, cứ 100 đống doanh thu thì mang lại lợi nhuận là 11 đồng, năm 2009 là 5 đồng, năm 2010 là 6 đồng nhưng đến năm 2011 chỉ còn 0,2 đồng.

Đòn bẩy tài chính biến động không đều, từ năm 2008 đến 2010. Năm 2008, nguồn tiền vay bằng 4,08 lần nguồn vốn chủ sở hữu; chỉ số này năm năm 2009 là 4,68; năm 2010 là 3,54; năm 2011 tăng trở lại là 3,99. Điều này chứng tỏ tổng tài sản bình quân qua các năm tăng, trong đó đầu tư mới chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên tỷ lệ nợ trên vốn chủ vẫn xoay quanh mức 4,1 lần. Ở đây, để dễ nhìn thấy hơn Công ty nên vẽ đồ thị và tính đòn bẩy tài chính bình quân.

Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy tại Công ty đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu khác, như phân tích cơ cấu chi phí, phân tích tình hình lợi nhuận. Cụ thể như sau:

Phân tích cơ cu chi phí

Công tác phân tích cơ cấu chi phí khá hoàn chỉnh, được tác giả tổng hợp lại như sau:

Bng 2.6. Phân tích cơ cu chi phí

Đvt: tỷ đồng

CP Cơ

cu % CP Cơ

cu % CP Cơ

cu % CP Cơ cu %

1 DT thuần 2,136 1,283 1,936 1,857

2 Giá vốn 1,899 96 1,093 93 1,324 94 1,364 94 3 CP BH 46 2 33 3 23 2 19 1 4 CP QLDN 50 2 45 4 62 4 62 4 5 Tổng CP 1,994 100 1,171 100 1,408 100 1,445 100

Năm 2011 Ch tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(Ngun: Phòng Tài chính – Kế toán Vitranschart JSC) Cơ cấu chi phí của đơn vị qua các năm biến động không lớn mặc dù doanh thuần có biến động lớn qua các năm. Tổng chi phí có xu hướng giảm qua các năm. Điều này xảy ra bởi nguyên nhân, đơn vị thực hiện các đơn hàng vận chuyển có lợi cho nhiên liệu cũng như các chi phí khách cấu thành nên giá vốn. Ví dụ, tính toán luồng gió để thực hiện vận chuyển đơn hàng tốt nhất, thực hiện tiết kiệm triệt để, lựa chọn giá tốt nhất cũng như hạn chế tình trạng chạy tàu trống hàng đến điểm nhận hàng. Chẳng hạn, thực hiện đơn hàng vận chuyển gạo từ Việt Nam đi Bắc Mỹ, sau đó vận chuyển về Nam Mỹ vệ sinh tàu (chi phí vệ sinh ở Nam Mỹ thấp hơn) và vận chuyển hàng từ Nam Mỹ về Trung Quốc và chở phân bón từ Trung Quốc về Việt Nam và lên Đà (bảo dưỡng định kỳ). Lúc này tàu sẽ được làm sạch trước khi vận chuyển đơn hàng tiếp theo mà chi phí vệ sinh thấp.

Phân tích li nhun

Bng 2.7. Phân tích li nhun

Đvt: triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1

Tổng DT & các khoản

thu nhập 2,481,019 1,475,534 2,080,921 2,170,901 a Doanh thu thun 2,135,956 1,283,166 1,935,985 1,856,817 b DT HĐ tài chính 60,755 73,720 61,847 32,990 c Thu nhp khác 284,308 118,648 83,089 281,094 2 Tổng chi phí 2,214,760 1,395,181 1,959,046 2,165,777 3 LN trước thuế 266,259 80,353 121,875 5,124 4 Lợi nhuận sau thuế 191,750 60,070 91,141 2,668

Ch tiêu

2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 1

Tổng DT & các khoản thu

nhập 1.12 0.59 1.41 1.04 a Doanh thu thun 1.25 0.60 1.51 0.96 b DT HĐ tài chính 1.31 1.21 0.84 0.53 c Thu nhp khác 1.03 0.42 0.70 3.38 2 Tổng chi phí 1.03 0.63 1.40 1.11 3 LN trước thuế 4.10 0.30 1.52 0.04 4 Lợi nhuận sau thuế 3.94 0.31 1.52 0.03

Ch tiêu

(Ngun: Phòng Tài chính – Kế toán Vitranschart JSC)

Qua bảng phân tích ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị bất ổn. Lợi nhuận biến động giảm, thể hiện qua chỉ số về lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 191.750 triệu đồng, năm 2009 là 60.070 triệu động, năm 2010 là 91.141 triệu đồng, đến năm 2011 chỉ còn 2.668 triệu đồng. Doanh thu và các khoản thu nhập năm 2008 tăng 12% so với năm 2007, năm 2009 chỉ đạt 59% so với năm 2008 và tăng trở lại năm 2010 tăng 41% so với năm 2009, đến năm 2011tăng được 4% so với 2010.

Tổng chi phí cũng biến động tỷ lệ thuận với doanh thu. Chi phí năm 2008 tăng 3% so với năm 2007, năm 2009 chỉ bằng 63% so với năm 2008 và

tăng trở lại năm 2010 tăng 40% so với năm 2009, đến năm 2011tăng được 11% so với 2010.

Năm 2009 đến 2010 tổng doanh thu và các khoản thu nhập giảm vì chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh.

Năm 2009, doanh thu thuần và thu nhập khác giảm, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên không làm cho tổng doanh thu và thu nhập khác tăng được. Năm 2010, doanh thu thuần tăng mạnh, chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn, nên kéo theo tổng doanh thu và chi phí tăng, mặc dù cả hai chỉ tiêu còn lại giảm đáng kể. Vì vậy doanh thu thuần giảm rất mạnh. Qua năm 2011 chỉ tiêu này tăng trở lại, nhưng chỉ tăng ở khoản thu nhập khác, thu nhập khác tăng gấp 3,38 lần. Chỉ tiêu này đã kéo nhích nhẹ tổng doanh thu và các khoản thu nhập khác tương đương 4%.

b. Phân tích hiu qu s dng vn góp c đông

Căn cứ vào báo cáo tài chính từ năm 2008 đến 2011, tại công ty đã tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông và tác giả đã tổng hợp lại như sau:

Bng 2.8. Phân tích hiu qu s dng vn góp c đông

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.LN sau thuế (tr.đ) 191,750 60,070 2,668 91,141 2.Số lượng CP phổ

thông 40,000,000 40,000,000 40,000,000 58,999,337 3.Cổ tức hàng năm cho

mỗi CP phổ thông (đ) 2,500 1,500 1,200 - 4.Giá thị trường của mỗi

CP (đ) 28,000 21,000 16,000 7,000 5.Nguồn VCSH bq 503,355 492,804 709,654 652,690 6.Giá trị sổ sách mỗi CP

(đ) 12,584 12,320 17,741 11,063 7.EPS (đ) 4,794 1,502 67 1,545

(Ngun: Phòng Tài chính – Kế toán Vitranschart JSC)

Bảng phân tích trên cho thấy EPS có xu hướng giảm. Năm 2008 là 4.794đ/ cổ phiếu; năm 2009 là 1.502đ/ cổ phiếu, đến năm 2010 rất báo động, chỉ còn là 67đ/ cổ phiếu. Nhưng đến năm 2011 là 1.545 đồng.

Công tác phân tích sử dụng vốn góp của cổ đông không thấy phân tích hệ số giá trên thu nhập. Ngoài ra không thấy phân tích giữa ảnh hưởng của nhân tố tiền lương và cổ tức để thấy được hiệu quả sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

2.3. ĐÁNH GIÁ THC TRNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIU QU HOT ĐỘNG KINH DOANH TI VITRANSCHART JSC

Qua tìm hiểu thực tế tại Vitranschart JSC cho thấy công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa đầy đủ. Do đó, thông tin từ kết quả phân tích này cung cấp chưa giúp ích nhiều cho các nhà quản lý và chưa thật sự thu hút đối với các nhà đầu tư. Những hạn chế trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty biểu hiện ở hầu trên tất cả các mặt, từ khâu tổ chức phân tích còn sơ sài đến việc sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản và nội dung phân tích chưa toàn diện, cụ thể như:

Th nht, v t chc phân tích

Công tác tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm các khâu như: lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích và viết báo cáo phân tích. Việc tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty không được thực hiện thường xuyên và luôn bị động theo yêu cầu cấp trên.

Các khâu trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động đã được công ty thực hiện như sau:

- Lập kế hoạch phân tích: Trong khâu này người phân tích cần phải xác định trước nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức phân tích. Tại Công ty việc lập kế hoạch phân tích không được thực hiện. Chủ yếu trên cơ sở các năm trước phân tích như thế nào thì năm nay thực hiện như thế, với thời gian

phân tích được tiến hành sau khi lập báo cáo tài chính còn nội dung về phân tích thường tính các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động chủ yếu cho các loại hình doanh nghiệp theo yêu cầu của Ban điều hành công ty, chứ chưa phân tích các chỉ tiêu hiệu quả mang tính đặc thù của công ty cổ phần.

- Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như: người làm phân tích, phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng phân tích để thực hiện những công việc theo kế hoạch nhằm đạt được các thông tin mà mục tiêu đã đề ra.

Tuy nhiên, do công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa được chú trọng, bước lập kế hoạch hầu như không nên ở bước tiến hành phân tích Công ty chỉ đơn giản là căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính để tính toán ra các chỉ tiêu theo yêu cầu Ban điều hành và từ kết quả tính toán này đưa ra các nhận định cơ bản. Tại công ty việc phân tích này do một kế toán tổng hợp kiêm nhiệm chứ không một bộ phận chuyên trách để thực hiện công việc này.

- Viết báo cáo phân tích: Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản kết hợp những tài liệu để minh họa cho các kết luận rút ra từ quá trình phân tích, đồng thời báo cáo phải nêu rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp khả thi về những vấn đề phân tích.

Nhưng tại Công ty, công tác phân tích chỉ mới dừng lại ở việc tính toán chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cơ bản nhất, rồi từ đó đưa ra những nhận xét “thô” chứ chưa có những nhận định sâu sắc thực trạng về hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Kết quả phân tích được lập theo nội dung yêu cầu cấp trên dưới dạng các văn bản đơn thuần chứ chưa được thiết kế thành các báo cáo phù hợp. Do đó, hiệu quả cung cấp thông tin từ việc phân tích này là không cao và chưa thực sự được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty,

các thông tin này chủ yếu được Hội đồng quản trị, Ban điều hành dùng để đánh giá và tổng kết hoạt động sản xuất trong năm.

Th hai, v ni dung phân tích

Nhìn chung, nội dung phân tích về hiệu quả vẫn còn đơn giản, các chỉ tiêu phân tích chưa được chọn lọc đầy đủ cho phù hợp với điều kiện và đặc thù của công ty cổ phần kinh doanh trong ngành vận tải biển.

Mặt khác, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả mới chỉ dừng lại ở việc tính toán những con số mà chưa tìm hiểu rõ về mặt bản chất hay những nguyên nhân tạo ra con số đó. Vì vậy, những đánh giá được đưa ra từ các con số này còn chung chung mà chưa lý giải được nguyên nhân vì sao và và từ đó có các giải pháp mang tính khả thi để khắc phục hoặc phát huy. Do đó, thông tin cung cấp từ phân tích có chất lượng không cao trong việc phục vụ cho các nhà quản trị điều hành các hoạt động công ty và các đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài chính của công ty.

Th ba, v phương pháp phân tích

Trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty hiện nay chỉ sử dụng một số phương pháp giản đơn như: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích cơ cấu, phương pháp phân tích chỉ số. Đây là các phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng tại các doanh nghiệp.

Chính việc sử dụng các phương pháp phân tích còn đơn điệu nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ví như phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng chủ yếu thì bản thân nó cũng bộc lộ một số nhược điểm. Chẳng hạn về gốc so sánh: Công ty chỉ mới so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm với năm kế trước, thông qua đó đánh giá sự tăng giảm của các chỉ tiêu và đưa ra nhận xét về kết quả hoạt động của

công ty một cách khái quát. Tuy nhiên, chỉ từ các so sánh giản đơn này mà đưa ra kết luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì còn mang tính chủ quan, chưa thật sự có tính thuyết phục nên nó cũng chỉ có ý nghĩa trong thời gian ngắn, người sử dụng thông tin chưa thể thấy được những xu hướng biến động về tình hình tài chính, về hiệu quả hoạt động của công ty trong dài hạn.

Để có thể khắc phục được những nhược điểm này, đồng thời thông tin phân tích cung cấp cho người sử dụng thấy được thực trạng về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và xu hướng biến động của nó tại Công ty, Công ty nên áp dụng thêm các phương pháp phân tích phức tạp hơn với hiệu quả phân tích cao hơn, như: Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đang phân tích; phương pháp phân tích hồi quy để xem xét các chỉ tiêu phân tích trong mối quan hệ với các biến phụ thuộc để thấy được mối liên hệ giữa nguyên nhân phát sinh và kết quả hiện tượng kinh tế.

Nhìn chung, tại Vitranschart JSC đã tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng không thường xuyên và luôn bị phụ thuộc theo yêu cầu của Ban điều hành. Bên cạnh đó, Công ty chưa tổ chức được một bộ phận chuyên trách để giao nhiệm vụ thực hiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ. Do vậy, các báo cáo về phân tích này luôn rời rạc, chắp vá không tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, không đảm bảo được xem xét toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty tại thời điểm phân tích.

Những tồn tại từ công tác tổ chức phân tích, phương pháp phân tích đến nội dung phân tích như đã trình bày trên đây có thể do các nguyên nhân cơ bản sau:

- Ban điều hành Công ty có quan tâm đến việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng chưa thật sự đầy đủ, chưa thấy hết được vai trò và ý nghĩa thiết thực từ kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty đối với công tác quản lý Công ty. Vì lẽ đó mà việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn mang nặng tính hình thức và Ban điều hành xem đây như là một hoạt động phụ trợ trong quá trình thực hiện công tác quản trị Công ty.

- Do công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vẫn chưa được xem là một công việc phải làm thường xuyên nên Công ty đang thiếu một quy trình phân tích rõ ràng. Công việc này được kiêm nhiệm tại Phòng kế toán và cũng không có một văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên nào để phục vụ cho việc phân tích nên công tác phân tích được thực hiện tùy thuộc vào trình độ nhất định và còn mang nặng tính chủ quan của người được giao thực hiện công việc này.

- Do thiếu sự hoàn thiện trong các quy định về tài chính của Nhà nước, như: chế độ kế toán, tài chính, thuế...thường xuyên thay đổi qua các giai đoạn làm ảnh hưởng đến số liệu được sử dụng trong phân tích, do đó khi đánh giá kết quả phân tích còn gặp nhiều khó khăn.

- Mặt khác, hiện nay chưa có một văn bản mang tính pháp lý nào yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, việc phân tích này chỉ được thực hiện theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

KT LUN CHƯƠNG 2

Thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của công ty cho các cổ đông, các nhà đầu tư, Ban điều hành, Hội đồng quản trị... Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế về công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Vitranschart JSC cho thấy, Công ty chỉ mới dừng lại ở việc phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, chứ chưa tổ chức phân tích cụ thể về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty

Mặt khác, với việc sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản như phương pháp so sánh, phương pháp cơ cấu, phương pháp chỉ số để tiến hành phân tích nên kết quả phân tích không tránh khỏi những hạn chế. Các đánh giá về kết quả phân tích còn mang nhiều tính chủ quan của người phân tích bởi chỉ căn cứ vào số liệu tính toán để đưa ra các nhận định về hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty.

Chính vì những tồn tại trên về tình hình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vitranschart JSC nên cần thiết phải hoàn thiện công tác phân tích này nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng quan tâm cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian đến.

Công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị chưa đầy đủ, đồng bộ. Công tác này còn mang tính đối phó, thực hiện khi có yêu cầu của cấp trên, ủy ban chứng khoán nhà nước, ... Vì vậy, việc cung cấp thông tin cho người quản lý, cổ đông còn hạn chế. Mặt khác, tình hình kinh doanh chung của toàn ngành đang gặp khó khăn, nên việc đưa ra quyết định của nhà quản lý chưa hiệu quả. Do đó, việc hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart) (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)