CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
1.4.3. Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời vốn chủ sỡ hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn chủ sỡ hữu, vốn thực có của doanh nghiệp.
Đây chính là chỉ tiêu mà nó ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu khi doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán. Chỉ tiêu này các nhà quản lý thường sử dụng để điều chỉnh nhịp độ hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường được tính bằng công thức sau:
(1.23)
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
Có thể nhận thấy rằng, chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Nó phụ thuộc trực tiếp vào các quyết định của các nhà quản lý thông
Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay Tỷ suất sinh
lời kinh tế =
Tổng tài sản bình quân x 100%
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời
vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân x 100%
qua nhiếu chính sách như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất, chính sách tài chính. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính gồm:
Hiệu quả kinh doanh
Ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sỡ hữu có thể nhận diện qua các chi tiết sau:
(1.24)
Trong mối quan hệ trên, ROE có mối liên hệ với chí chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Rõ ràng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sỡ hữu lớn và ngược lại. Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính tăng, điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
Độ lớn đòn bẩy tài chính: Độ lớn đòn bẩy tài chính thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Độ lớn đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh là cho tỷ suất sinh lời vốn chủ sỡ hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại chính độ lớn đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực là giảm tỷ suất sinh lời của vốn chủ sỡ hữu khi khối lượng hoạt động giảm. Liên quan đến đòn bẩy tài chính, công thức hiệu quả tài chính có thể viết lại như sau:
Htc = Hkd x (1-t) x (1 + đbtc) Trong đó: Htc là hiệu quả tài chính
Hkd là hiệu quả kinh doanh
t là thuế suất thuê thu nhập doanh nghiệp đbtc là đòn bẩy tài chính
LN sau thuế DT Tài sản
Ts sinh lời VCSH
= DT x
TS x
VCSH bq x (1-T)
Do vậy, có thể thấy rằng, nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Đây chính là thành tích của một chính sách tài chính tốt. Tuy nhiên, trong công thức trên, tỷ suất sinh lời tài sản vẫn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn, vì lợi nhuận để tính chỉ tiêu này đã trừ do chi phí lãi vay. Do đó, để xem xét riêng ảnh hưởng của việc vay nợ và đòn bẩy tài chính ta viết lại công thức khà năng sinh lởi của vốn chủ sỡ hữu như sau:
ROE = [ RE + (RE –r) x ĐBTC] x (1-t) Trong đó: r là lãi suất vay
T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
(1.25) Trong đó: ĐBTC là đòn bẩy tài chính
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông.
Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần thường: chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi đơn vị vốn đầu tư của họ. Chỉ tiêu này được tính như sau:
(1.26) Đối với những người tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được họ quan tâm hàng đầu. Người ta luôn muốn biết lợi nhuận sẽ đạt bao nhiêu từ sự đầu tư này.
Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường (Earnings per common share – EPS): Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi cổ phiếu thường là bao nhiêu. Và nó được tính như sau:
(1.27) ĐBTC = Vốn chủ sở hữu Nợ
LN sau thuế - Cổ tức trả cho CP thường Ts sinh lời vốn
CP thường = Vốn CP thường bình quân
LN sau thuế - Cổ tức trả cho CP ưu đãi LN cho mỗi
CP thường = Vốn CP thường bq
Do số lượng cổ phiếu thường phát hành trong các khoảng thời gian khác nhau nên số cổ phiếu thường bình quân được tính bằng cách lấy bình quân số cổ phiếu phát hành trong năm theo thời gian.
(1.28) Trong đó: vi là số lượng cổ phiếu i phát hành
ti là số tháng lưu hành trong năm của cổ phiếu i
Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu (prince/earnings ratio – P/E): chỉ số này phản ánh một đơn vị lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu thu được tương ứng với mấy đơn vị giá cổ phiếu trên thị trường. Chỉ tiêu này được tính như sau:
(1.29) Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu (dividend payout): chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu thường so với lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, chứng tỏ cổ tức chi trả càng cao, số lợi nhuận giữ lại hoặc phân phối cho các lĩnh vực khác càng thấp và ngược lại.
(1.30) Mức cổ tức so với giá thị trường cổ phiếu (dividend yield): chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng giá thị trường cổ phiếu đem lại cho chủ sở hữu mấy đồng cổ tức.
(1.31)
∑viti Số CP thường bq =
12
Giá thị trường của mỗi CP Hệ số giá cả so với
LN CP = LN cho mỗi CP
Cổ tức chi trả cho mỗi CP thường Mức chi trả cổ tức so
với LN CP = LN thu được trên mỗi CP
Mức cổ tức chi trả cho mỗi CP thường Mức cổ tức so với
giá thị trường CP = Giá thị trường cho mỗi CP
Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ sách: chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị giá trị sổ sách của chủ sở hữu tương ứng với mấy đơn vị giá thị trường. Trị số của chỉ tiêu càng lơn chứng tỏ giá trị đồng vốn của chủ đầu tư trên thị trường càng cao và ngược lại.
(1.32) Trong đó, giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu được tính theo công thức:
(1.33)