CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI & THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM (VITRANSCHART JSC)
2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
2.2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh các công ty cổ phần nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm đến hiệu quả của công ty. Thông qua kết quả phân tích giúp cho nhà quản trị có cái nhìn chính xác, hoàn thiện hơn về tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty và từ đó đưa
ra các quyết định hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế này một cách có hiệu quả.
Qua công tác điều tra, kinh doanh dịch vụ vận tải biển là ngành nghề chính của Vitranschart JSC, nên việc phân tích hiệu quả phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt là khâu rất quan trọng trong công tác phân tích. Trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. Công tác phân tích này được thực hiện bởi bộ phận kế toán vào các kỳ quý, năm phục vụ cho công tác báo cáo cổ đông và được sử dụng trên phương pháp thống kê. Kết quả thu được về phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt tại đơn vị cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. DT thuần 2,136 1,283 1,936 1,857 2. DT HĐTC 61 74 62 33 3. TN khác 284 119 83 281 4. Tổng TS bq 2,557 2,798 3,326 3,256 5. Nguyên giá TSCĐ bq
3,055
3,729 4,282 4,400 6. HS sd TS 0.97 0.53 0.63 0.67 7. HS sd TSCĐ 0.70 0.34 0.45 0.42 8. Tiền & các khoản
tương đương tiền 29,564 174,617
9. Số vòng quay VLĐ 4.65 4.36
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Vitranschart JSC) Từ kết quả thu thập được ta thấy hiệu quả kinh doanh cá biệt của Công ty giảm rõ rệt qua các năm. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh cá biệt của Công ty, ta thấy: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cá biệt có sự biến động giảm qua các năm. Năm 2008, cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản cố định thì tạo ra 70 đồng doanh thu; năm 2009 là 34 đồng, năm 2010 là 45 đồng. Ta
thấy chỉ tiêu này biến động giảm dần đến 2011, cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản cố định thì tạo ra 42 đồng doanh thu. Tương tự, năm 2008 cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 97 đồng doanh thu; năm 2009 là 53 đồng; năm 2010 là 63 đồng;
năm 2011là 67 đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản bình quân của cả giai đoạn (2008 – 2011) không được phân tích tại đơn vị. Do vậy, các chỉ tiêu này chỉ có thể so sánh qua các năm.
Số vòng quay vốn lưu động tại công ty chỉ được phân tích hai năm 2008 và 2009, còn 2010 và 2011 không được phân tích. Năm 2008, tốc độ lưu chuyển vốn lưu động là 4,65 vòng; năm 2009 là 4,36 vòng. Vì vậy, không thể so sánh chỉ tiêu này trong kỳ nghiên cứu, từ 2008 đến 2011.
Qua xem xét thực tế tại Công ty, từ năm 2008 đến nay Công ty đã đầu tư mới, nâng cấp tài sản. Cụ thể như thanh lý một số tàu cũ Long An,Viễn Đông 2; Far East, Hawk One, Viễn Đông 1; Phương Đông 1, Phương Đông 2, Phương Đông 3, VTC Star sử dụng không còn hiệu quả và mua sắm tàu mới để khai thác hiệu quả hơn. Nhưng thực tế nhìn vào các báo cáo phân tích, ta thấy hiệu quả kinh doanh đang có xu hướng giảm dần. Kết quả này được giải thích bởi một số nguyên nhân: chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, giá nguyên liệu biến động tăng liên tục, trong khi giá cước vận chuyển giảm mạnh do cung vượt cầu. Đây là dấu hiệu cho thấy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn trên toàn thế giới, Công ty đã và đang cố gắng nỗ lực hết mình để tồn tại trong giai đoạn này.
Từ kết quả trên ta thấy, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt của Công ty còn nhiều thiếu sót. Cần bổ sung với chỉ tiêu trung bình của cả giai đoạn đơn vị và chỉ tiêu trung bình của đối thủ cạnh tranh mỗi năm để đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác hơn.
Về phân tích vốn lưu động: đơn vị phân tích không thường xuyên. Số vòng quay vốn lưu động chỉ thực hiện ở hai năm 2008 và 2009. Tại đơn vị chỉ dừng lại ở việc phân tích và báo cáo kết quả về tốc độ lưu chuyển của nó mà không thấy phân tích các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này cho thấy sự thiếu nhất quán trong tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Về phân tích khả năng thanh toán, tác giả cho rằng, công ty phân tích chỉ tiêu này khá tốt. Kết quả thu được của phân tích khả năng thanh toán như sau:
Bảng 2.3. Phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tài sản ngắn hạn 298,347 138,819 111,352 276,769 1.Tiền và các khoản
tương đương tiền 254,112 64,285 29,654 174,617 2. Hàng tồn kho 44,235 74,534 81,698 102,152 Nợ ngắn hạn 700,000 898,795 677,954 654,577 Tỷ lệ TTHH 0.43 0.15 0.16 0.42 Tỷ lệ TT nhanh 0.36 0.07 0.04 0.27 Tỷ lệ NNH/Tổng NV 0.27 0.32 0.27 0.23
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Vitranschart JSC) Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty, ta thấy qua các năm khả năng thanh toán có biến động mạnh. Năm 2008 là 0,43, nghĩa là Công ty có 0,43 đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn phải trả;
điều này cho thấy mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn cần đến những khoản tiền vay của Công ty, khả năng thanh toán nợ của Công ty là thấp và khó khăn, chỉ tiêu này năm 2009 là 0,15; 2010 là 0,16 đến 2011 khả năng thanh toán tăng trở lại là 0,42.
Tỷ lệ thanh toán nhanh
Qua kết quả phân tích trên ta thấy đơn vị có tỷ lệ thanh toán thấp (năm
2008: cứ 1 đồng nợ đến hạn thì có 0,36 đồng thanh toán ngay; năm 2009: 0,07;
năm 2010: 0,04; năm 2011: tăng trở lại là 0,27). Trong giai đoạn này, doanh thu của đơn vị vẫn tăng nhưng Công ty mở rộng kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay của các ngân hàng. Đồng thời, giai đoạn này, chi phí vay biến động tăng liên tục. Do đó, tỷ lệ thanh toán qua các năm trên có xu hướng giảm.
Tóm lại, việc phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt của Công ty, qua công tác điều tra, tác giả nhận thấy không có sự phân tích ảnh hưởng các nhân tố. Cụ thể như không phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt của từng con tàu, từng chi nhánh,…
hay so sánh kết quả đạt được với kết quả trung bình của cả giai đoạn nghiên cứu để thấy rõ ràng hơn sự biến động của các năm. Ngoài ra, Công ty cần so sánh kết quả đạt được với đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.