1.Biến đổi cơ học : được thực hiện
trong khoang miệng và dạ dày.
a) Ở động vật nhai lại :
Trâu,bò,cừu,dê,hươu,nai…lúc ăn chúng chỉ nhai qua loa rồi nuốt ngay xuống dạ cỏ sau đó mới ợ lên nhai lại.
Đặc điểm chung của hàm răng ở động vật ăn thực vật ?
- HS quan sát trả lời:
+ Hàm răng có bề mặt nghiền rộng và nhiều nếp men răng cứng.
Đặc điểm của dạ dày ở động vật nhai lại ? (4 ngăn)
Đặc điểm của diều mề ở gia cầm và chim?
- GV giảng giải về quá trình biến đổi sinh học ở ĐV ăn thực vật nhờ các vi sinh vật - Dùng hình 16.2 SGK → HS : quan sát 16.2 và mô tả dạ dày của bò ?
HS: Dạ dày ở ĐV nhai lại chia làm 4 ngăn:dạ cỏ,tổ ong,dạ lá sách,dạ múi khế (dạ dày chính thức)
-Thức ăn ( cỏ ,rơm….) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ là ngăn lớn nhất.Khi dạ dày đã đầy,thức ăn được ợ lên miệng nhai.
GV: Vì sao gọi bò,trâu là ĐV nhai lại?Sự biến đổi sinh học là gì ? Diễn ra như thế nào ở trâu và bò ?
HS: Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ dày cỏ đã tạo điều kiện cho hệ VSV ở đây phát triển mạnh gây ra sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ.
b)Ở động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm
(thỏ,chuột) chúng nhai kĩ hơn ĐV nhai lại .
c)Gà và các loại chim ăn hạt : lớp cơ dày ,khỏe và chắc của mề co bóp,chà sát thức ăn đã làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều.Trong diều không có dịch tiêu hóa mà chỉ có dịch nhày để làm trơn và mềm thức ăn,giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng ở phần sau của ống tiêu hóa.
2.Biến đổi hóa học và biến đổi sinh
học:
a)Ở ĐV nhai lại :
- Dạ dày ở ĐV nhai lại chia làm 4
ngăn:dạ cỏ,tổ ong,dạ lá sách,dạ múi khế (dạ dày chính thức)
-Thức ăn ( cỏ ,rơm….) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ là ngăn lớn nhất.Khi dạ dày đã đầy,thức ăn được ợ lên miệng nhai lại.
- Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ dày cỏ đã tạo điều kiện cho hệ VSV ở đây phát triển mạnh gây ra sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu
xenlulôzơ.
-Thức ăn sau khi được nhai kĩ với lượng lớn VSVsẽ chuyển qua dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế.Ở đây thức ăn cùng với VSV chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị.Chính VSV là nguồn cung cấp phần lớn prôtein cho nhu cầu cơ thể vật chủ.
- Như vậy quá trình tiêu hóa ở dạ dày của ĐV nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học,tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột. b)Ở các ĐV có dạ dày đơn : quá trình biến đổi sinh học diễn ra ở ruột tịt
dạ lá sách → dạ múi khế.Ở đây thức ăn cùng với VSV chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị.Chính VSV là nguồn cung cấp phần lớn prôtein cho nhu cầu cơ thể vật chủ.
- Như vậy quá trình tiêu hóa ở dạ dày của ĐV nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học,tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột.
+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa + Lớp cơ của dạ dày cơ khỏe và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hóa
IV .Củng cố : Sử dụng tóm tắt trong khung ở cuối bài
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa ống tiêu hóa của ĐV ăn thực vật và ĐV ăn thịt ?Bằng cách điền vào phiếu học tập sau :
Phiếu học tập
Tên bộ phận Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật Răng
Dạ dày Ruột non Manh tràng
V. Dặn dò :
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK trang 65 - Đọc và soạn bài Hô hấp
BÀI 17
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu bài học : I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- HS phân biệt các hình thức trao đổi khí ở các nhóm ĐV khác nhau .
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi khí ngoài với trao đổi khí tế bào ở các động đa bào và vai trò của máu và dịch mô trong hô hấp .
- Trình bày được cơ chế điều hòa hấp . 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích ,so sánh ,tổng hợp.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK . 3. Thái độ:
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức hô hấp ở ĐV nói chung và người nói riêng
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Phương pháp tổ chức dạy học:
- Phóng to các hình 17.1 ;17.2 ; 17.3 và 17.4 SGK
- Sử dụng sơ đồ để học nội dung và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ,hỏi đáp giải thích minh họa.
- Biết kết hợp sử dụng phương pháp giải thích minh họa .Đối với các kiến thức, chưa học ở các lớp dưới cần được bổ sung ,mở rộng hoặc cho HS tự nghiên cứu và trình bày kết quả đã lĩnh hội được qua nghiên cứu SGK.
2. Thiết bị dạy học cần thiết :
- Phóng to các hình 17.1 ;17.2 ; 17.3 và 17.4 SGK
- Dạy bằng Powerpoint ,học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn .
III. Tiến trình bài giảng:
Mở bài:
Đánh dấu X vào ô cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật:
A. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng
B. Hô hấp là tập hợp những quá trình ,trong đó cơ thể lấy O2 từ ngoài vào để ôxy hóa các chất trong tế bà và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài .
C. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2; CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống .
D. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ,đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxy hóa các chất trong tê bào. - Từ từ nêu lên tàm quan trọng của hô hấp đối với hoạt động sống của mọi sinh vật.
Phần tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Cho HS thảo luận nhóm về 3 nội dung
HS: dựa vào kiến thức đã biết trong chương trình SH lớp 8 và 9 cùng những hiểu biết thực tế và thông tin trong bài để trình bày:
+ Hoạt động của mọi SV đều cần năng lượng do hô hấp tế bào cung cấp
I.Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật
1.Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể