hữu cơ và trong hô hấp hiếu khí. - Nồng độ O2 tăng thì hô hấp tăng .
- Nồng độ O2 trong không khí giảm dưới 10% ,hô hấp hiếu khí giảm .
GV: Sự thay đổi nồng độ CO2 liên quan đến hô hấp như thế nào ?
HS:
- Nếu tăng nồng độ CO2 thì hô hấp giảm ,vì hô hấp hấp thụ O2 và thải CO2.
- Nồng độ CO2 cao trong môi trường sẽ ức chế thải CO2,gây ức chế hô hấp.
GV: Mục tiêu bảo quản nông sản là gì ? HS: Giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng sản phẩm bảo quản
GV: Hô hấp gây hậu quả gì cho việc bảo quản nông sản?
HS:
Tiêu hao chất hữu cơ ,giảm chất lượng và số lượng nông sản
Hô hấp tăng nhiệt độ,tăng độ ẩm,làm tăng cường độ hô hấp .
Thay đổi thành phần khí trong môi trường (O2 giảm ,CO2 tăng )hô hấp kị khí xảy ra ,nông sản bị phân hủy nhanh chóng.
GV: Tại sao cần phải giảm hô hấp đến mức tối thiểu khi bảo quản nông sản ?
III.NỒNG ĐỘ O2 VÀ CO21.Nồng độ O2 1.Nồng độ O2
O2 tham gia trực tiếp vào ôxy hóa các
chất hữu cơ và trong hô hấp hiếu khí.
2.Nồng độ CO2
Nếu tăng nồng độ CO2 thì hô hấp giảm ,vì hô hấp hấp thụ O2 và thải CO2.
III.HÔ HẤP VÀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN QUẢN NÔNG SẢN
1.Mục tiêu của bảo quản : Giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng sản phẩm bảo quản
2.Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản
- Tiêu hao chất hữu cơ ,giảm chất lượng và số lượng nông sản.
3.Các biện pháp bảo quản - Bảo quản khô
- Bảo quản lạnh
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
Bảo quản khô
Bảo quản lạnh
Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
IV.CỦNG CỐ
Tại sao không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh ?
Vì nhiệt độ dưới 0oC sẽ làm nước trong quả đông lại thành đá ,phá vỡ hết các tế bào của rau ,quả.
V. DẶN DÒ
Học bài ,trả lời câu hỏi SGK trang 53
Chuẩn bị thực hành bài 6(Tiết 11)
BÀI 6 THỰC HÀNH:
THOÁT HƠI NƯỚC VÀ BỐ TRÍ NGHIỆM VỀ PHÂN BÓNI. Mục tiêu bài học : I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy rõ là cây thoát hơi nước .
- Phân biệt tác dụng các loại phân hóa học chính ,biết bố trí thí nghiệm để phân biệt được tác dụng các loại phân hóa học chính.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận ,tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm. 3. Thái độ:
- Ý thức được việc làm các thao tác thí nghiệm.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp tổ chức dạy học:
- Giáo viên có thể chọn thí nghiệm phần 1 hướng dẫn cho các nhóm học sinh làm theo sách giáo khoa ,sau đó quan sát và viết bài thu hoạch nộp cho giáo viên phần vừa quan sát được.
2. Thiết bị dạy học cần thiết :
- Mẫu vật : là cây khoai lang ,cải ,đậu (cắm vào cốc nước ) - Hóa chất : Các loại phân urê,lân và ka li.
- Dụng cụ : cân dĩa ,giây kẻ ôli ,đồng hồ bấm giây.
III. Tiến trình bài giảng:
Mở bài:
Giáo viên nêu yêu cầu bài thực hành ,cho HS đọc sách giáo khoa để xác định mục tiêu và cách tiên hành thí nghiệm .
Phần tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài
1.Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ GV chuẩn bị và làm thử trước .
- Tiến hành thí nghiệm GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK về tiến hành thí nghiệm ,hướng dẫn cách quan sát .
- GV: hướng dẫn cách tính diện tích lá. Dùng 1 tờ giấy to ,đo và cắt 1 hình vuông mỗi cạnh 1dm.Đem cân miếng giấy đó khối lượng là Ag.Vẽ chu vi lá làm thí nghiệm lên giấy đó rồi cắt theo hình lá và cân được khối lượng là Bg .Tính diện tích lá. Cứ Ag tương ứng với diện tích 1dm3.Vậy Bg tương ứng với diện tích là X= (1dm3
xB ):A(dm3) .
- Lưu ý cho HS so sánh giữa các loại lá ?
- Ở khoai lang ,lá đậu xanh mạnh hơn lá xà cừ ,lá bạch đàn
- Lá non thoát hơi nước mạnh hơn lá giá .
- Lá để nơi có gió thoát nước mạnh hơn lá để nơi lặng gió.
-HS tiến hành thí nghiệm :
- Chuẩn bị cân ở trạng thái cân bằng
- Đặt lên đĩa cân 1 lá cây ,cân khối lượng ban đầu (P1g)
- Để lá cây thoát hơi nước trong vòng 15 phút
- Cân lại khối lượng (P2g)
- Đem lá đặt lên giấy ôli ,vẽ chu vi và tính diện tích (dm2) theo số ôli (mỗi ôli là 1cm2 )
- Tính cường độ thoát hơi nước theo công thức:
I = (P1-P2) x 60 : 15 x S g/dm2/giờ
2. Thí nghiệm về các loại phân hóa học chính :
Tiến hành theo hướng dẫn trong SGK .Phần nhận xét về các loại phân hóa học . - Phân urê có màu gì ?Độ hòa tan ?
=================================== BÀI 13 THỰC HÀNH : TÁCH CHIẾT SẮC TỐ TỪ LÁ VÀ TÁCH CÁC NHÓM SẮC TỐ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức:
- Quan sát được hỗn hợp sắc tố rút ra từ lá màu xanh lục và khi tách được 2 nhóm sắc tố riêng rẽ sẽ quan sát được nhóm clorophyl có màu xanh lục ,nhóm carotenôit1 có màu vàng.
- Củng cố kiến thức đã học về sắc tố quang hợp ở các bài lý thuyết 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thao tác với các dụng và hóa chất trong phóng thí nghiệm .Đặc biệt là kỹ năng tách chiết hỗn hợp dung dịch màu .
3. Thái độ:
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức.