1. Phương pháp tổ chức dạy học:
- Phóng to các hình 8.1 ;8.2;8.3,và 8.4 SGK
- Sử dụng sơ đồ để học nội dung và sử dụng phương pháp thảo luận để kích thích sự tìm kiếm ,phát hiện những đặc điểm khác nhau giữa những con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật .
2. Thiết bị dạy học cần thiết :
- Sử dụng sơ đồ về chu trình và bảng đặc điểm giải phẫu, hình thái ,sinh lý ,hóa sinh của các nhóm thực vật để học bài này.
- Sử dụng sơ đồ về phương trình quang hợp phóng to và các sơ đồ quang hợp. Tranh 8.1 ; 8.2 ; 8.3 và 8.4 của SGK .
- Dạy bằng Powerpoint ,học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn .
III. Tiến trình bài giảng:
Mở bài: Các em đã học ở lớp 10 về quang hợp ,quang hợp là quá trình tổng hợp chất
hữu cơ từ vô cơ ,nhờ năng lượng ánh sáng và diệp lục . Quang hợp được thực hiện như thế nào ?
Phần tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
▲GV : Hãy phân tích sơ đồ quang hợp dưới đây để thấy rõ bản chất hóa học của quá trình quang hợp ?Và giải thích tại sao lại gọi quang hợp là quá trình oxi hóa – khử?
I. Khái niệm về hai pha của quang hợp
Quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối
- Pha sáng : Diễn ra khi có ánh sáng
HS: Quang hợp gồm 2 pha : Pha sáng và pha tối
- Pha sáng : Diễn ra khi có ánh sáng
- Pha tối : Diễn ra không cần ánh sáng
▲GV: Thế nào là pha sáng? Có đặc điểm gì?
Pha sáng : Là pha ôxy hóa nước để sử dụng H+ và êlectron hình thành ATP, NADPH và giải phóng O2 nhờ năng lượng ánh sáng.
GV: Quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của sắc tố nào?
HS: Sắc tố quang hợp :clorôphin, carôtenôit và xantophyl
GV: Nguồn gốc của ôxy trong quang hợp?
HS: Do quang phân ly nước GV: Sản phẩm của pha sáng ? HS: ATP, NADPH và O2
GV: Quan sát hình và cho biết vị trí xảy ra pha tối ?
HS: Pha tối diễn ra trong chất nền