Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng thị trường và kết quả kinh doanh của các doanh sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

2.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI TỈNH GIA LAI

2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Tốc độ tăng trưởng GDP tăng đều qua các năm (giai đoạn 2005-2010), bình quân đạt 13,6%/năm, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 6,7%/năm, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 23,54%/năm, ngành dịch vụ tăng 15,1%.

Quy mô của nền kinh tế đƣợc nâng lên, GDP tính theo giá so sánh năm 2010 gấp 1,89 lần so với năm 2005. GDP thực tế năm 2010 đạt 19.250 tỷ đồng, bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,78 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, GDP ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng từ 23,9% năm 2005, tăng lên 31,14% vào năm 2010, ngành dịch tăng tương ứng từ 27,69%, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 48,5% năm 2005 xuống còn 41,17% năm 2010.

Tỉnh có nhiều ưu đãi, cơ chế, chính sách và môi trường thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng cải thiện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 2.700 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 12.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tƣ xã hội đạt 31.850 tỷ đồng, tăng 2,4 lần, bình quân tăng 13,8%/năm.

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đƣợc đầu tƣ xây dựng, cùng với việc hình thành khu vực tam giác phát triển giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; khánh thành đường 78 (nối Gia Lai với vùng Đông Bắc Campuchia), tạo điều kiện thuận lợi để khu vực cửa khẩu phát triển nhanh, Thành phố Pleiku sẽ trở thành tâm điểm của khu vực.

Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,32%; đời sống của đồng bào các dân tộc và nhân dân vùng căn cứ cách mạng luôn đƣợc quan tâm.

Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, vận tải... đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, trong đó có sự ra đời của CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Trung tâm Đào tạo bóng đá Hoàng Anh Arsenal-JMG, Bến xe Đức Long Gia Lai, Trường Phổ thông Nguyễn Văn Linh... Đó là những mô hình xã hội hóa tiêu biểu, góp phần quảng bá

Trên lĩnh vực giáo dục, trong giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh sẽ thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực ở An Khê, Ayun Pa; mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; sẽ thành lập Trường Đại học Gia Lai và chuyển đổi Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai thành Trường Cao đẳng Gia Lai thực hiện nhiệm vụ đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; xây dựng trường cao đẳng nghề và trung tâm dạy nghề ở một số huyện; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống giáo dục dân lập, tƣ thục và xây dựng xã hội học tập; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tổ chức có hệ thống từ tỉnh đến huyện phù hợp (ở cấp tỉnh có 01 trường Cao đẳng Sư phạm, Trường chính trị tỉnh, 03 Trường Trung học chuyên nghiệp, 01 Trường dạy nghề, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm ngoại ngữ và Tin học; ở cấp huyện có các Trung tâm dạy nghề khu vực, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị và Trung tâm giáo dục thường xuyên).

Dân số toàn tỉnh Gia Lai hiện nay là 1.302.680 người, là tỉnh có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao năm 2010 là 61,86%.

Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật và kỹ năng lao động của lực lượng lao động đang từng bước được nâng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở

khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn tương đối thấp. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể là:

- Chất lượng giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên thông qua việc giảm mạnh tỷ lệ học sinh bỏ học giảm xuống còn 0,53%, đƣợc công nhận hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Tỷ lệ trẻ đi mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm học bình quân đạt 0,89%/năm. Giáo dục học sinh DTTS đƣợc quan tâm. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Mạng lưới cơ sở dạy nghề, hệ thống giáo dục TCCN, CĐ và ĐH ngày càng đƣợc quan tâm đầu tƣ, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đạt 33%

vào năm 2010.

- Cơ sở vật chất cho ngành y tế đƣợc quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia, các chính sách y tế cho người nghèo, trẻ em và đồng bào DTTS được thực hiện đạt kết quả tốt. Xã hội hóa lĩnh vực y tế ngày một mạnh mẽ hơn.

- Hoạt động khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh. Việc tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng làm tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả các ngành sản xuất; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

- Hoạt văn hóa - thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao có bước phát triển. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng sâu rộng, các lễ hội của địa phương, của khu vực và quốc gia được tổ chức thường xuyên và khá thành công đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Các hoạt động thể dục thể thao ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc thù đối với khu vực Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai đạt những thành tựu rất đáng khích lệ như trên. Theo định hướng phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh trong vùng; dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng đều có mức tăng trưởng cao. Mặt khác, do nằm ở địa bàn nhạy cảm chính trị, an ninh nên Gia Lai sẽ đƣợc Đảng và Chính phủ tiếp tục ƣu tiên đầu tƣ để phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là tiền đề quan trọng để Tỉnh có thể tiếp tục tăng nguồn đầu tƣ cho đào tạo nguồn nhân lực hành chính công cũng nhƣ tạo thêm đƣợc nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế 2011-2015, tỉnh Gia Lai dự kiến tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, bình quân đạt trên 12,8%; trong đó, GDP ngành công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,9%, ngành nông nghiệp tăng 6,2%; ngành dịch vụ là 14,96%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH với tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nônglâm - thủy sản, tương ứng vào năm 2015 là 36,7%,30,3% và 33%.

Đặc biệt Gia Lai có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong dân số và xu hướng này vẫn duy trì trong giai đoạn 2011-2020. Đây chính là thời cơ tốt để Tỉnh đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tạo ra lƣợng của cải vật chất và tích lũy nhanh để phát triển.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế trên địa bàn đòi hỏi NNL của Tỉnh nói chung, nguồn nhân lực hành chính công nói riêng phải chuyển dịch cơ cấu và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động.

Công tác đào tạo, đào tạo lại nhân lực phải đƣợc ƣu tiên đầu tƣ để đáp ứng

đƣợc nhu cầu. Điều này góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hành chính công của tỉnh Gia Lai.

Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ việc khai thác các lợi thế cạnh tranh của Tỉnh hiệu quả hơn. Theo nhận định của một số chuyên gia, hàm lƣợng chất xám trong sản phẩm công nghiệp có thể lên đến 95%, trong sản phẩm nông nghiệp là 20%, còn trong sản phẩm lâm nghiệp ƣớc tính chỉ dưới 5%; do đầu tư tri thức thấp nên hiệu quả kinh doanh không cao, khai thác vƣợt quá khả năng phục hồi; sản xuất lâm nghiệp kém bền vững. Vì thế, nếu các hoạt động nghiên cứu xây dựng chính sách, xây dựng mô hình kinh doanh và ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc thực hiện tốt thì việc khai thác rừng và các lợi thế so sánh của Tỉnh sẽ bền vững hơn. Tương như vậy đối với ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

2.4. DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƢỢNG CÀ PHÊ CỦA TỈNH GIA LAI QUA CÁC MÙA VỤ

Bảng 2.9: Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Gia Lai qua các mùa vụ Niên vụ Diện tích(ha) Sản lƣợng(tấn) Năng suất/ha

2007-2008 76.115 124.870 1.64

2008-2009 76.367 134.594 1.76

2009-2010 76.584 139.842 1.83

2010-2011 77.182 143.123 1.85

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Gia Lai Qua bảng 2.9 ta thấy diện tích, sản lƣợng năm sau đều cao hơn năm trước, đặc biệt năng suất năm 2011 tăng 12.8% so với năm 2008.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng thị trường và kết quả kinh doanh của các doanh sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)