DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG OTT (Over-The-Top)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấp nhận dịch vụ công nghệ viễn thông OTT (Over-the-top Content). (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG OTT (Over-The-Top)

Dịch vụ OTT (Over-The-Top) được nhắc đến nhiều lần trên các phương tiện truyền thông và trở thành một mối lo ngại thực sự cho các nhà mạng. Tuy nhiên khái niệm OTT dường như vẫn còn khá xa lạ và khó hiểu đối với nhiều người làm trong lĩnh vực viễn thông. Một phần vì bản thân cái tên OTT đã là một khái niệm khá mơ hồ và chung chung chứ không tường minh như nhiều tên gọi dịch vụ khác. Song ngoài vỏ bọc chung chung đó, dịch vụ OTT thực ra khá dễ hiểu, gần gũi và thực tế đã đi vào cuộc sống của nhiều bộ phận giới trẻ Việt Nam.

Về cơ bản, có thể hiểu: các dịch vụ OTT là những dịch vụ gia tăng trên nền mạng Internet do các nhà cung cấp dịch vụ nội dung thực hiện mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trực tiếp đƣa đến. Điều này dẫn đến người dùng không phải trả phí dịch vụ OTT cho ISP mà chỉ phải trả phí kết nối Internet.

Khái niệm OTT đang không ngừng đƣợc phát triển thêm.

Khái niệm OTT từ khía cạnh người dùng: Đối với người sử dụng Internet thường xuyên, một dịch vụ OTT thực ra rất quen thuộc và chắc rằng với những người Việt Nam dưới 40 tuổi sống tại các khu thành thị thì ít nhất đã có lần sử dụng các dịch vụ này, điển hình nhƣ:

- Ứng dụng Skype, Viber, Voxer, Tango hay FaceTime cho việc thực hiện các cuộc gọi thoại/video.

- YouTube, Vimeo, Netflix, cho việc xem video (streaming video)

Ứng dụng WhatsApp hay iMessage cài đặt trên các thiết bị cầm tay phục vụ cho việc thực hiện nhắn tin trên thiết bị di động.

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của dịch vụ OTT

Giai đoạn trước năm 2009, Những khái niệm dịch vụ OTT chủ yếu được áp dụng cho các dịch vụ video qua mạng Internet nhƣ Netflix hay Hulu. Vào thời điểm đó, một số nhà cung cấp dịch vụ lớn của Mỹ nhƣ Comcast và AT&T đã tung ra dịch vụ video theo yêu cầu qua mạng di động và đã gặp phải sự cạnh tranh từ Netflix và Hulu. Các công ty này đã đƣa đến những dịch vụ OTT thông qua kết nối Internet mà không cần bất kỳ sự tương tác nào với các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng nhƣ không tạo ra bất kỳ khoản chi phí nào cho người dùng. Lẽ đương nhiên, AT&T và Comcast đuối thế dù chất lƣợng dịch vụ video miễn phí này chƣa thật sự tốt.

Từ 2011 đến nay, khái niệm OTT đang đƣợc phát triển và mở rộng hơn, bao gồm cả các ứng dụng khác nhƣ nhắn tin, thoại – những dịch vụ viễn thông truyền thống. Hàng trăm dịch vụ thoại và SMS miễn phí được tung ra thị trường như:

WhatsApp, Apple iMessage, BlackBerry Messenger (BBM), TU Me ...

Chƣa dừng lại ở đó, gần đây ý nghĩa của thuật ngữ OTT tiếp tục đƣợc mở rộng hơn, áp dụng cho bất kỳ nhà cung cấp nội dung nào. Điểm mấu chốt của tất cả điều này là các ứng dụng/dịch vụ OTT không đến từ các công ty viễn thông truyền thống hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các công ty viễn thông và ISP chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp kết nối IP mà các ứng dụng OTT hoạt động trên đó. Nói cách khác các công ty viễn thông, ISP chỉ cung cấp đường truyền Internet, còn bất cứ dịch vụ nào chạy trên đường truyền đó đều có thể gọi là dịch vụ OTT.

1.1.3. Dự báo sự phát triển của dịch vụ OTT

Không chỉ riêng lĩnh vực viễn thông, người dùng dù ở lĩnh vực nào cũng luôn thích được sử dụng dịch vụ miễn phí. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ miễn phí là tất yếu. Cùng với sự gia tăng số người dùng thiết bị đầu cuối thông minh, lượng người dùng các dịch vụ OTT cũng gia tăng

nhanh chóng.

MobiSquare dự báo tới năm 2016, sẽ có tới 1/3 người dùng di động sử dụng các dịch vụ OTT trên smartphone của mình, tương ứng với khoảng 1,32 tỷ người.

Nếu như năm 2012 mới chỉ có khoảng 20% người dùng smartphone (tương ứng với khoảng 2% tổng số thuê bao di động các nhà mạng hiện có) sử dụng các ứng dụng OTT trên điện thoại của mình thì dự báo con số này sẽ là 45% vào năm 2016, tương ứng với khoảng 18% tổng số thuê bao di động.

Nhà mạng sẽ cảm nhận rất rõ ảnh hưởng từ các dịch vụ OTT khi tổng doanh thu thoại di động dự báo sẽ giảm từ 714 tỉ USD (2012) xuống chỉ còn 573,5 tỉ USD (2016). Dĩ nhiên, kết quả này là tổng hợp từ nhiều nguyên nhân như: chính sách giảm giá cước, cung cấp các gói thoại không giới hạn của nhà mạng…. song không thể phủ nhận tác động rất lớn từ việc thuê bao chuyển sang sử dụng các ứng dụng OTT.

Hình 1.1 : Dự báo lượng người dùng dịch vụ OTT trên Smartphone vào năm 2016 (nguồn: Chuyên đề OTT – Trung tâm Quan hệ công chúng – VNPT)

1.1.4. Dự báo sự phát triển của OTT tại Việt Nam

Gần đây khái niệm OTT tại Việt Nam được nhiều phương tiện truyền thông nhắc đến với sự nổi lên của những ứng dụng nhắn tin miễn phí nhƣ Line, Zalo, Viber, KaKao Talk,… tuy nhiên có lẽ vì thế mà ít người biết đến những ứng dụng khác từ công nghệ truyền tải nội dung OTT , đầy tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.

Không khó để thấy đƣợc những tiềm năng và ứng dụng hấp dẫn mà OTT có thể mang lại và khai thác tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt khi tỉ lệ các thiết bị thông minh (smart devices – bao gồm: smartphone, tablet, phablet, smart TV) đang ngày một phổ biến trên thị trường.

Một yếu tố thuận lợi khác cho thấy đây là thời điểm tốt để OTT phát triển tại Việt Nam là hạ tầng internet tại VN đã khá hoàn chỉnh với chi phí đầu cuối khá thấp. Điều này giúp Việt Nam có tỷ lệ người dùng internet, 3G cao, độ phủ rộng.

Công nghệ truyền tải nội dung OTT là một cơ hội cho những nhà cung cấp dịch vụ nội dung số tại Việt Nam, đặc biệt có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực bao gồm giải trí, truyền thông, quảng cáo, viễn thông, giáo dục và cả y tế. Hy vọng rằng cuộc chạy đua cung cấp nội dung số qua OTT sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành nội dung số Việt Nam cũng nhƣ tạo thêm nhiều tiện ích cho người dùng.

Những năm qua thị trường viễn thông nói chung và thị trường băng rộng nói riêng tại Việt Nam đã phát triển khá nóng với áp lực cạnh tranh rất lớn.

Kết quả là giá cước dịch vụ băng rộng di động và cố định đều đang ở mức thấp nhất trên thế giới. Minh chứng rõ nét nhất cho việc giá cước dịch vụ này đang ở đáy là việc mới đây các nhà mạng di động lớn đều đã phải tăng giá cước cho các gói dịch vụ băng rộng trọn gói không khống chế lưu lượng. Việc giá cước dịch vụ quá rẻ trong khi hạ tầng chưa thật phát triển đã khiến nhà

mạng khó khăn trong việc huy động nguồn lực cho tái đầu tƣ. Tai hại hơn thế nữa, nó nghiễm nhiên biến các nhà mạng viễn thông Việt Nam trở thành những miếng mồi hấp dẫn trong mắt các nhà cung cấp dịch vụ chạy trên nền Internet di động. Chính vì lẽ đó, các dịch vụ OTT đã đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam trong thời gian qua.

1.1.5. Các ứng dụng OTT thông dụng hiện nay

Hình 1.2: Các ứng dụng OTT thông dụng hiện nay a. Đặc điểm

- Ƣu điểm: Tốc độ nhận tin nhắn rất nhanh, có khả năng gửi file đính kèm, số lƣợng ký tự lớn và tỏ ra ƣu việt hơn hẳn dịch vụ nhắn tin SMS và MMS truyền thông. Đặc biệt, các ứng dụng này phần lớn đều miễn phí, sử dụng thông qua gói cước 3G của nhà mạng.

- Nhƣợc điểm: Mặc dù vậy, các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí nhƣ Zalo, WhatsApp, Line…cũng có nhƣợc điểm nhƣ chất lƣợng cuộc gọi

thoại kém so với cuộc gọi truyền thống; để có thể nhắn tin hay gọi điện miễn phí, cả hai bên đều phải sử dụng cùng một phần mềm trong khi hiện nay có rất nhiều phần mềm OTT đang hoạt động; chỉ sử dụng đƣợc trên smartphone, không sử dụng được đối với các máy điện thoại thông thường hay không gọi đƣợc sang máy điện thoại cố định. Tuy nhiên, các nhƣợc điểm trên hoàn toàn có thể đƣợc cải tiến trong quá trình phát triển của phần mềm để làm cho ứng dụng OTT gần hơn với cuộc gọi truyền thống.

b. Số lượng người dùng ứng dụng OTT thông dụng hiện nay Viber: đã có được 200 triệu người dùng trên toàn cầu.

Kakao Talk : KakaoTalk: 100 triệu người dùng trên toàn cầu.

LINE : Line: 150 triệu người dùng trên toàn cầu.

WhatApps : Đã có khoảng 75 triệu người dùng.

Skype : Khoảng 900 triệu người dùng.

Messenger : Dẫn đầu về kênh liên lạc trực tuyến, với hơn 71% người sử dụng Internet (theo số liệu của comScore tháng 12/2011).

Zalo : Có 2 triệu người dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấp nhận dịch vụ công nghệ viễn thông OTT (Over-the-top Content). (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)