CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ
1.2.5. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)
Ảnh hưởng bởi TRA và TPB, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Davis và cộng sự, 1989) có nguồn gốc từ thuyết hành động hợp lý (TRA) được trình bày tóm tắt như sơ đồ hình 7 bên dưới là sự kết hợp giữa niềm tin (ích lợi cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận) và thái độ của người sử dụng, dự định và việc chấp nhận sử dụng công nghệ. TAM cho rằng ích lợi cảm nhận và dễ sử dụng cảm nhận là hai nhân tố quyết định ý định cá nhân để sử dụng hệ thống. Ích lợi cảm nhận cũng được coi là bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự dễ sử dụng cảm nhận.
Ích lợi cảm nhận được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ gia tăng sự hoàn thành công việc.
Sự dễ sử dụng cảm nhận được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống sẽ đỡ tốn công.
Cả hai biến này chịu sự tác động của biến ngoại sinh. Biến ngoại sinh bên ngoài hình thành từ quá trình ảnh hưởng xã hội và quá trình nhận thức, trãi nghiệm khi sử dụng công nghệ.
TRA và TAM đều có yếu tố hành vi mạnh mẽ, giả sử khi một người có ý định hành động thì họ sẽ đƣợc tự do hành động mà không bị giới hạn. Trong thực tế, những hạn chế như: khả năng, thời gian, môi trường hoặc tổ chức bị giới hạn, và thói quen vô thức sẽ hạn chế quyền tự do hành động.
Nguồn: Davis & ctg (1989), Venkatesh & ctg (2003) Dễ sử dụng cảm nhận
Ý định hành vi Ích lợi cảm nhận
Thực tế sử dụng hệ thống
Hình 1.7: Mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM)
TAM và một số mô hình mở rộng dựa trên nó nhƣ TAM2, TAM3 đƣợc phát triển trở thành nền tảng cho nghiên cứu và thực hành chấp nhận hệ thống thông tin (IS) hay công nghệ thông tin (IT) kể từ thập niên 80. Một điểm chung giữa các thuyết này là đƣợc hỗ trợ bởi một số lƣợng đáng kể các nghiên cứu thực nghiệm, đó là mối liên hệ trực tiếp giữa những thay đổi trong niềm tin và những thay đổi trong ý định và kết quả kỳ vọng. Một phân tích tổng hợp những công trình nghiên cứu về chấp nhận công nghệ cơ bản đƣợc phát hành đến năm 2001 (Legris và cộng sự, 2003) đã tuyên bố rằng những nghiên cứu trước kia tập trung vào việc xác định các nhân tố thuận lợi cho việc sử dụng hệ thống thông tin (IS). TAM đã nhóm các nhân tố vào một mô hình nhằm thuận tiện trong việc phân tích việc áp dụng IS. Trong một thời gian dài, TAM là nền tảng trong việc xem xét vai trò trung gian của nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng và mối quan hệ của chúng với đặc tính của hệ thống (biến ngoại sinh) và xác suất của việc sử dụng hệ thống (một chỉ số báo sự thành công của hệ thống). Gần đây hơn, TAM2, mô hình TAM sửa đổi, đƣợc mở rộng nhằm bao gồm chuẩn chủ quan nhƣ là một yếu tố nhận
thức tính hữu dụng (Venkatesh và Davis, 2000).
Tuy nhiên, TAM và TAM2 ban đầu đƣợc xây dựng để tiện việc quản lí những hoạt động của Tạp chí hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp (MIS) trong các tổ chức bằng việc đo lường chất lượng những hệ thống được phân phối và chỉ ra các mối quan tâm trọng yếu của việc ứng dụng và sử dụng IT ở nơi làm việc (Davis, 1989; Venkatesh và Davis, 2000). Vì mục đích này, hầu hết TAM- những nghiên cứu liên quan sử dụng mẫu từ các môi trường làm việc khác nhau để điều tra việc cài đặt IT/ IS trong các tổ chức. Các mô hình TAM cũng đƣợc nhận thấy rằng có thể áp dụng cho việc nghiên cứu sự ứng dụng cho cá nhân đặc biệt khi sự khác biệt giữa các cá thể và ảnh hưởng xã hội đƣợc quan tâm (Venkatesh và Morris, 2000). Số lƣợng các nghiên cứu sử dụng mẫu là người tiêu dùng cá nhân thiết lập ngừng hoạt động là không đáng kể, so với phiên bản trước liên quan đến công việc, các thiết lập từ tổ chức do tự nguyện hay bắt buộc thì kinh nghiệm làm việc và ảnh hưởng của quản lí là rất quan trọng. Chính vì vậy, sự phù hợp của các mô hình này đối với hành vi tiêu dùng liên quan đến vấn đề cá nhân và không hoạt động vẫn còn là một điều đáng để xem xét nghiên cứu. Thêm vào đó, mặc dù trên thực tế nhân tố ảnh hưởng xã hội ít nhiều được nhận thấy trong mô hình TAM2, nó có dạng các bắt buộc mang tính qui phạm phù hợp với mục tiêu của tổ chức (Stafford và cộng sự, 2004). Hơn nữa, những mô hình có liên quan đến mô hình TAM này tập trung vào việc xây dựng một mô hình tổng thể để giải thích cho sự chấp nhận công nghệ trên bình diện tổng thể. Một mô hình tổng thể có thể không giải thích tiến trình của việc áp dụng một hệ thống cụ thể nào đó một cách chính xác. Cuối cùng, mô hình TAM3 không tập trung vào một biến quan trọng- đó là sự tác động của sáng tạo cá nhân đối với việc ứng dụng công nghệ.
Tóm lại, TAM và các mô hình cải tiến của nó, mặc dù có tiến bộ hơn
TRA ở chỗ yếu tố niềm tin đƣợc xem xét một cách riêng biệt. Khi so với TPB, TAM cũng đơn giản hơn, ứng dụng đƣợc trong nhiều lĩnh vực, các thành tố được đo lường tương tự ở mỗi nghiên cứu nên tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, trên tổng thể, TAM và TAM2 chỉ giải thích đƣợc 40% việc sử dụng một hệ thống. Lu và cộng sự (2005) qua nhiều công trình nghiên cứu về chấp nhận IS/IT kết luận rằng TAM là một mô hình có ích nhƣng cần phải tích hợp thêm nhiều nhân tố để trở thành một mô hình lớn hơn tăng cường khả năng dự đoán.