Mô hình động cơ (Motivational Model- MM)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấp nhận dịch vụ công nghệ viễn thông OTT (Over-the-top Content). (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ

1.2.8. Mô hình động cơ (Motivational Model- MM)

MM là lý thuyết xuất phát từ những nghiên cứu tâm lý để hiểu đƣợc sự chấp nhận cá nhân đối với công nghệ thông tin (Davis, Bagozzi, và Warshaw, 1992; Igbaria, Parasuraman, và Baroudi, 1996). Lý thuyết phân biệt đƣợc động lực bên ngoài và động lực bên trong. Động lực bên ngoài đề cập đến

việc thực hiện một hoạt động trong việc giúp đạt đƣợc những kết quả quan trọng, còn động lực bên trong lại thiên về quá trình thực hiện một hoạt động (Calder và Staw, 1975; Deci và Ryan, 1985). Ví dụ, cảm nhận tính hữu ích là một nguồn động lực bên ngoài (Davis và cộng sự, 1992). Trong khi hưởng thụ cảm nhận (Davis và cộng sự, 1992.), cảm nhận niềm vui (Igbaria và cộng sự, 1996) có thể được coi là nguồn động lực bên trong. Cả hai nguồn ảnh hưởng đều thúc đẩy ý định sử dụng và sử dụng thực tế. Vì vậy, ngoài việc dễ sử dụng và tính hữu dụng, động lực bên trong cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng sử dụng, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm cả sử dụng cho công việc và vui chơi (Moon và Kim, 2001).

Các thành phần khái niệm cốt lõi là: động lực bên ngoài và động lực bên trong.

1.2.9. Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng mô hình công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology model- UTAUT)

Nhƣ trên cho thấy, nghiên cứu chấp nhận công nghệ thông tin đã áp dụng với nhiều mô hình, nhiều khuynh hướng khác nhau. Các mô hình này có thể bắt nguồn từ các ngành khoa học khác nhau từ tâm lý học đến hệ thống thông tin nhƣng đều có chung mục đích là để dự đoán hành vi. Kết quả là, nghiên cứu về sự chấp nhận của người sử dụng đã bị phân mảnh trong phương pháp nghiên cứu và có sự khác nhau trong đo lường . Thường trong các nghiên cứu này yếu tố quyết định đến chấp nhận sử dụng công nghệ chồng chéo nhau cũng nhƣ khả năng dự đoán việc sử dụng hệ thống của mỗi mô hình cũng còn khá thấp. Vì lý do này, trong một nghiên cứu gần đây, Venkatesh và cộng sự (2003) đã so sánh 8 mô hình đƣợc trình bày ở trên để dự đoán chấp nhận sử dụng công nghệ của người dùng. Lý thuyết được Venkatesh và cộng sự (2003) xây dựng đƣợc phát triển qua xem xét lại và

củng cố, hợp nhất từ các mô hình nghiên cứu trước đó để giải thích chấp nhận hệ thống thông tin, giải thích hành vi sử dụng công nghệ. Tên thuyết là Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng mô hình công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology model- UTAUT).

Các tác giả của thuyết này xác nhận mô hình thông qua sáu lĩnh vực nghiên cứu của sáu bộ phận khác nhau thuộc sáu công ty lớn trong sáu ngành công nghiệp khác nhau. Kết quả, UTAUT giải thích đến 70% phương sai điều chỉnh về ý định sử dụng, tốt hơn so với bất kỳ một mô hình TRA, TPB, TAM… riêng lẽ nào. UTAUT đƣợc tin là mô hình cuối cùng đƣợc tổng hợp từ những gì được biết, và cung cấp một nền tảng để nghiên cứu trong tương lai về lĩnh vực chấp nhận công nghệ.

UTAUT có ba thành phần nhân tố chính (hiệu suất mong đợi, kết quả mong đợi và ảnh hưởng xã hội) quyết định trực tiếp đến ý định hành vi, và hai nhân tố quyết định trực tiếp đến hành vi sử dụng (ý định hành vi và điều kiện thuận lợi), so với hai yếu tố trực tiếp/gián tiếp quyết định ý định hành vi (Ích lợi cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận) chứa trong TAM gốc. Giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, và tự nguyện sử dụng đƣợc đặt vào trung gian của 4 thành phần chính tác động lên ý định sử dụng và hành vi sử dụng. Hình bên dưới trình bày tóm tắt mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự, (2003).

Nguồn: Venkatesh & ctg (2003) Hiệu suất

mong đợi

Nỗ lực mong đợi

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

Ý định hành vi

Hành vi sử dụng

Giới tính Tuổi Kinh nghiệm

sử dụng Tự nguyện

sử dụng

Hình 1.8: Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng mô hình công nghệ (UTAUT)

Các khái niệm cơ bản của mô hình UTAUT là:

(1) Hiệu suất mong đợi: đƣợc định nghĩa là niềm tin bằng cách sử dụng hệ thống sẽ giúp cho người ấy đạt được mục tiêu lợi ích trong hành vi của họ.

Khái niệm này về cơ bản đƣợc lấy từ thành phần nhân tố ích lợi cảm nhận trong mô hình TAM (Davis, 1989), nó đánh giá đƣợc những lợi thế so sánh của việc sử dụng những sự đổi mới so với các công nghệ trước đó, cũng như kết quả mong đợi.

Thang đo thành phần khái niệm hiệu suất mong đợi gồm 6 biến nhƣ sau:

1. Sử dụng hệ thống sẽ cho phép tôi thực hiện công việc nhanh hơn.

2. Sử dụng hệ thống sẽ cải thiện hiệu suất công việc của tôi.

3. Sử dụng hệ thống trong công việc của tôi sẽ tăng năng suất của tôi 4. Sử dụng hệ thống sẽ nâng cao hiệu quả công việc của tôi.

5. Sử dụng hệ thống sẽ dễ dàng hơn để làm công việc của tôi.

6. Tôi sẽ tìm thấy hệ thống hữu ích trong công việc của tôi.

(2) Nỗ lực mong đợi: đƣợc định nghĩa là dễ sử dụng khi kết hợp với hệ thống. Nó có tác dụng nhƣ là thành phần dễ sử dụng cảm nhận trong mô hình TAM (Davis, 1989) có kết hợp với thành phần dễ sử dụng trong mô hình IDT (Moore và Benbasat, 1991).

Thang đo thành phần khái niệm nỗ lực mong đợi gồm 4 biến nhƣ sau:

1. Tương tác giữa tôi và hệ thống thật rõ ràng dễ hiểu.

2. Nó sẽ dễ dàng để tôi có đƣợc kỹ năng giỏi lúc sử dụng hệ thống.

3. Tôi sẽ tìm thấy hệ thống dễ sử dụng.

4. Học vận hành hệ thống dễ dàng với tôi.

(3) Ảnh hưởng xã hội: đƣợc định nghĩa là nhận thức của cá nhân tin tưởng như thế nào về mạng lưới xã hội để người đó phải sử dụng hệ thống.

Nó có tác dụng nhƣ là sự kết hợp của thành phần nhân tố chuẩn chủ quan trong mô hình TRA (Ajzen, 1991), yếu tố xã hội trong mô hình MPCU

(Thompson và cộng sự, 1991) và hình ảnh xã hội trong mô hình IDT (Moore và Benbasat, 1991).

Thang đo thành phần khái niệm ảnh hưởng xã hội gồm 4 biến như sau:

1. Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng hệ thống.

2. Những người quan trọng với tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng hệ thống.

3. Quản lý cấp cao của các doanh nghiệp đã nhận đƣợc hữu ích trong việc sử dụng hệ thống.

4. Nói chung, tổ chức ủng hộ hệ thống.

(4) Điều kiện thuận lợi: đƣợc định nghĩa là các nhân tố khách quan trong môi trường mà người sử dụng cho là dễ thực hiện công việc bao gồm cả sự hỗ trợ máy tính. Nó là sự kết hợp của nhân tố kiểm soát nhận thức hành vi trong mô hình TPB (Ajzen, 1991) và điều kiện thuận lợi trong mô hình MPCU (Thompson và cộng sự, 1991).

Thang đo thành phần khái niệm điều kiện thuận lợi gồm 4 biến nhƣ sau:

1. Tôi có các nguồn lực cần thiết để sử dụng hệ thống.

2. Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng hệ thống.

3. Hệ thống không tương thích với hệ thống tôi đang sử dụng.

4. Một người (hoặc nhóm người) cụ thể có sẵn để hỗ trợ những khó khăn hệ thống.

(5) Ý định hành vi:

Theo Ajzen (1991), “ý định hành vi” là làm ra vẻ có đƣợc những yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi; chúng là những dấu hiệu mà một người khó đến đâu sẽ bằng lòng muốn thử, nỗ lực bao nhiêu để họ có kế hoạch áp dụng, hợp lý đến đâu để thực hiện hành vi đó. Nhƣ một quy tắc chung, ý định hành vi càng mạnh, càng có vẻ thích hợp hơn để thực hiện nó. Tuy nhiên, các dấu hiệu này nên rõ ràng để ý định hành vi có thể tìm thấy trong biểu hiện hành vi

khi hành vi đang được bàn đến đặt dưới sự kiểm soát của ý chí, nghĩa là, người ta có thể quyết định lúc này sẽ thực hiện hay không thực hiện các hành vi.

Tóm lại, “ý định hành vi” đƣợc định nghĩa là sự cố gắng để thực hiện một hành vi nhất định chứ không phải là liên quan đến hiệu suất thực tế.

Một số hành vi trong thực tế có thể phụ thuộc ít nhiều vào mức độ yếu tố không thúc đẩy nhƣ các cơ hội cần thiết có sẵn và nguồn lực (ví dụ, thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác với các yếu tố khác, Ajzen, 1985). Nhìn chung, các yếu tố này đại diện cho quyền kiểm soát thực tế hành vi của con người.

Trong phạm vi mà một người có những cơ hội và nguồn lực cần thiết, và ý định thực hiện các hành vi, người ta sẽ thành công trong hành vi này.

Thang đo thành phần khái niệm ý định sử dụng gồm 3 biến nhƣ sau:

1. Tôi định sử dụng hệ thống trong khoảng thời gian <n> tháng tới.

2. Tôi đoán tôi sẽ sử dụng hệ thống trong khoảng thời gian <n> tháng tới.

3. Tôi có kế hoạch sử dụng hệ thống trong khoảng thời gian <n> tháng tới.

(6) Hành vi sử dụng: đƣợc định nghĩa là quyết định của một cá nhân chấp nhận hoặc từ chối sự đổi mới.

Thang đo thành phần khái niệm hành vi sử dụng gồm 1 biến nhƣ sau:

Bạn đã sử dụng hệ thống chƣa?

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chấp nhận dịch vụ công nghệ viễn thông OTT (Over-the-top Content). (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)