CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
1.3. CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
1.3.2. Chất lượng giảng dạy trong giáo dục đại học
Cũng tương tự như khái niệm về “chất lượng dịch vụ”, khái niệm “chất lượng trong giáo dục đại học” đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo Harvey & Green (1993), chất lượng giáo dục đại học chất lượng giáo dục đại học được tiếp cận theo năm khía cạnh:
Chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc). Quan điểm này nhìn nhận chất lượng như là một điều gì đó đặc biệt. Theo truyền thống, chất lượng đề cập đến một cái gì đó đặc biệt và tinh hoa, và chất lượng giáo dục được liên kết đến sự xuất sắc, bởi hầu hết không thể đạt đuợc “chất lượng cao”.
Chất lượng là sự hoàn hảo. Quan điểm này nhìn thấy chất lượng như một sự hoàn mỹ, nhìn nhận kết quả đạt được phải hoàn thiện, không sai sót.
Sự hoàn hảo có thể dễ dàng áp dụng cho các ngành công nghiệp có những tiêu chuẩn cụ thể thiết lập cho sản phẩm của họ, nhưng khi nói đến sinh viên tốt nghiệp đại học thì không thể xác định sinh viên tốt nghiệp hoàn hảo, bên cạnh đó, với quan điểm này thì các trường đại học không thể đào tạo các sinh viên tốt nghiệp hoàn hảo giống hệt nhau. Mặc dù hướng tiếp cận này là quá lý tưởng cho giáo dục đại học, nhưng nó vẫn nuôi dưỡng sự phát triển của môi trường học tập để nâng cao chất lượng.
Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu. Đây là định nghĩa được sử dụng thường xuyên nhất trong giáo dục đại học. Các trường đại học phải quyết định mức độ dịch vụ hoặc sản phẩm phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Hướng tiếp cận này tập trung vào sự khác biệt của các trường đại học thay vì làm cho chúng tương tự nhau.
Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền. Nếu cùng một kết quả có thể đạt được với mức chi phí thấp hơn, hoặc với kết quả tốt hơn nhưng có thể đạt được cùng một mức chi phí, thì khi đó khách hàng đã được cung ứng một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng. Ngày càng nhiều sinh viên yêu cầu với mức gia tăng về chi phí cho giáo dục đại học, họ muốn nhận được nhiều giá trị hơn.
Chất lượng là sự chuyển đổi. Trong chất lượng giáo dục, sự chuyển đổi đề cập đến tăng cường trao quyền cho sinh viên hoặc phát triển các kiến thức mới. [32]
Trong năm hướng tiếp cận trên, chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu là
một định nghĩa được xem là phù hợp nhất. Mục tiêu trong định nghĩa này phải là mục tiêu của hai bên, nhà trường và khách hàng – là những doanh nghiệp hay sinh viên. Mục tiêu được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm sứ mệnh, các mục đích, đặc điểm... của mỗi trường đại học hay của từng ngành đào tạo trong mỗi trường đại học. Mục tiêu phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của nhà trường. Sự phù hợp với mục tiêu bao gồm cả việc đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra. Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư. Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phù hợp mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường và nắm bắt được mục tiêu mà khách hàng muốn đạt được. Sau đó, vấn đề còn lại là làm sao để đạt được các mục tiêu đó.
Frazer (1994) nhấn mạnh rằng trọng tâm của chất lượng nên là “ những gì sinh viên đã được học”- những gì họ biết, những gì họ có thể làm, thái độ của họ. Tất cả những điều này được xem như là kết quả của sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên, các phòng ban và các tổ chức giáo dục đại học khác.
Ngoài ra, ông còn chỉ ra rằng chất lượng trong giáo dục đại học là đa chiều, gồm ba khía cạnh: mục tiêu, quá trình và khoảng cách giữa điều đạt được với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Như vậy, chất lượng giáo dục đại học là sự phù hợp với mục tiêu, và để có được sự phù hợp này thì phải thông qua quá trình giáo dục đào tạo với sự tham gia của các bên có liên quan. Chất lượng giáo dục cao hay thấp tùy thuộc vào khoảng cách giữa những điều thực tế đạt được so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Giáo dục đã được xem như là một hệ thống hoặc một mạng lưới của các thành phần phụ thuộc lẫn nhau, làm việc với nhau để cố gắng hoàn thành các mục tiêu của hệ thống [19]. Hệ thống này bao gồm các yếu tố đầu vào, quá
trình chuyển đổi và kết quả đầu ra. Sahney et al. (2004) cho rằng, tư vấn cho rằng trong giáo dục là đầu vào nguồn nhân lực, vật chất và tài chính trải qua quá trình bao gồm giảng dạy, học tập, nghiên cứu, quản lý và chuyển đổi kiến thức. Chất lượng giảng dạy và học tập do đó trở thành trọng tâm của hệ thống [38]. Như vậy, chất lượng giảng dạy là điều cốt lõi để tạo nên chất lượng giáo dục đại học [35].
Tóm lại, chất lượng giảng dạy hình thành thông qua quá trình tương tác giữa sinh viên và giảng viên để nhằm đạt được mục tiêu của hai bên trong sự hỗ trợ của các yếu tố liên quan.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy a. Nhóm nhân tố thuộc giảng viên
John Holt (1964) cho rằng, một lớp học phản ánh được kiến thức, sự nhiệt tình của giảng viên với trách nhiệm tạo ra một môi trường học tập hiệu quả sẽ nuôi dưỡng được mong muốn của sinh viên trong việc tìm hiểu và chấp nhận thách thức để suy nghĩ tất cả những kiến thức được cung cấp bởi giảng viên. [28]
Day (1999b) cho rằng mô hình của sự tương tác học tập chuyên nghiệp bao gồm ba yếu tố: học tập, tham gia và hợp tác. Khi tham gia giảng dạy, giảng viên nên tương tác với sinh viên bằng cách chia sẻ kiến thức. Trong một môi trường như vậy, giảng viên và sinh viên sẽ cùng khám phá thế giới của đối phương. Người giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình sẽ đạt được hiệu quả trong việc giảng dạy. [20]
Stipek (1996) cho rằng lớp học hiệu quả là nơi cung cấp cơ hội và sự trải nghiệm cho sinh viên, nghĩa là họ sẽ khám phá và thử nghiệm khả năng học tập trong lớp học. Để làm được điều này, giảng viên cần phải tạo ra các hoạt động trong lớp học để có sự tương tác với sinh viên. [39]
Cheng & Tam (1997) đã chứng minh rằng phương pháp giảng dạy
thường được sử dụng như là các chỉ số của chất lượng giáo dục [17]. Harvey (1995) và Hill (1995) phát hiện ra rằng phương pháp giảng dạy là một trong những tiền đề tạo nên sự hài lòng của sinh viên. [24] [26] Để có được các hoạt động trong lớp học và sự tham gia của sinh viên đạt được hiệu quả, cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp. Bởi mỗi một sinh viên là một nhận thức khác nhau, một khả năng tiếp thu khác nhau, từ đó quy định sự khác biệt giữa các lớp học. Nên cùng một nội dung giảng dạy, nhưng đối với từng đối tượng sinh viên, hay từng lớp học thì giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy khác nhau, từ đó đưa ra những hoạt động khác nhau sao cho phù hợp là điều cần thiết.
Afzal (Afzal (2010) cho rằng cách thức và sự công bằng trong đánh giá và phân loại sinh viên là một phần không thể tách rời của sự cải tiến chất lượng liên tục của nhà trường. [12]
b. Chương trình đào tạo & Cơ sở vật chất
Theo Firdaus (2005), chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo. Đó là sự đa dạng của trường đại học trong việc cung cấp các chuyên ngành, chương trình học với cấu trúc linh hoạt, nội dung phù hợp và bên cạnh đó là các hoạt động tư vấn của nhà trường. Ông cũng cho rằng, danh tiếng của nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức về chất lượng dịch vụ của sinh viên. Yếu tố này thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của nhà trường về cơ sở vật chất, về giảng viên và mức độ ảnh hưởng của nó đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. [22]
c. Qui mô lớp học.
Davies & cộng sự (2007) qua nghiên cứu cho thấy quy mô lớp học có thể được xem như là một nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá chất lượng giảng dạy của sinh viên đối với giảng viên, đặc biệt là có sự khác biệt về đánh giá này tùy theo năm học của sinh viên. [21]
d. Cơ sở vật chất
Theo Mark Schneider (2002), các yếu tố môi trường (ánh sáng, không khí, khả năng thông gió, nhiệt độ) và cơ sở vật chất (độ tuổi và chất lượng công trình, kích thước trường học, kích thước lớp học, phương tiện giảng dạy) có ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Các yếu tố này tạo ra một môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái và an toàn, từ đó ảnh hưởng cụ thể đến chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên. [33]
e.Nhân viên nhà trường
Theo Masoud Karami & Omid Olfati (2011), sự hỗ trợ của nhân viên nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng để sinh viên đánh giá chất lượng giáo dục, bởi sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận tiện cho họ trong quá trình học tập. [34]
f. Nhóm nhân tố thuộc yếu tố cá nhân của sinh viên
Theo Ahmad Jusoh & cộng sự (2004), có sự khác biệt về nhận thức của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên theo năm học (do kì vọng của sinh viên tăng lên khi họ đã quen thuộc với hệ thống, có học hơn và trưởng thành hơn) và chủng tộc hay văn hóa. Ông cũng chỉ ra rằng yếu tố
“học tập” không chỉ giới hạn trong lĩnh vực học tập, nó phải bao gồm tất cả các yếu tố có thể tuyên truyền và phát triển cho các giá trị, thái độ, tính cách tốt đẹp, cơ sở hạ tầng tốt và dịch vụ hỗ trợ. [13]
1.3.4. Lý thuyết về các mô hình đo lường chất lượng trong giáo dục đại học và những nghiên cứu ứng dụng
Hầu hết các mô hình đo lường chất lượng thường được dùng trong thế giới kinh doanh đã được điều chỉnh và sử dụng trong ngành giáo dục [16]. Đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục là điều kiện tiên quyết của bất kỳ sự cải thiện nào trong nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Sau đây là một số thang đo về chất lượng dịch vụ được phát triển bởi những học giả trên
thế giới, và ứng dụng của những thang đo này trong các nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ giáo dục đại học.
a. Mô hình Serqual
Lý thuyết về mô hình
Parasuraman & cộng sự (1985) khởi xướng Serqual là một công cụ đo lường chất lượng dịch vụ. Có 5 nhóm thành phần của chất lượng dịch vụ là tính đáng tin cậy (Reliability), mức độ đáp ứng (Responsiveness), phương tiện vật chất hữu hình (Tangibles), mức độ đồng cảm (Empathy) và sự đảm bảo (Assurance).
Theo Ana Brochado (2009), trong bối cảnh của chất lượng giáo dục đại học, các thành phần của thang đo SERVQUAL bao gồm:
(1) Yếu tố hữu hình đề cập đến cơ sở vật chất của trường đại học, thiết bị, nhân sự, trang thiết bị truyền thông;
(2) Độ tin cậy đề cập đến khả năng của trường đại học trong việc thực hiện các dịch vụ một cách tin cậy và chính xác;
(3) Đáp ứng đề cập đến sự sẵn sàng của trường đại học để giúp đỡ sinh viên và khả năng cung ứng nhanh chóng các dịch vụ;
(4) Sự bảo đảm đề cập đến kiến thức và sự giúp đỡ của giảng viên, khả năng truyền đạt kiến thức và dẫn chứng liên quan;
(5) Sự đồng cảm thể hiện sự quan tâm chú ý của trường đại học đến sinh viên của mình. [14]
Cuthbert (1996b) cho rằng phần kì vọng cần được xem xét khi đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học. Vì trong phạm vi của giáo dục đại học, qua thực nghiệm đã chứng minh được sự kì vọng của sinh viên là ổn định hơn qua thời gian so với nhận thức [18]. Hiện có rất nhiều các ứng dụng thực nghiệm của mô hình SERVQUAL để đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học.
Các nghiên cứu ứng dụng mô hình SERVQUAL
Nghiên cứu của Oldfield & Baron (2000) sử dụng thang đo SERVQUAL nhằm khám phá những gì mà bản thân sinh viên xem xét các yếu tố của chất lượng dịch vụ, cho thấy chất lượng dịch vụ được sinh viên nhận thức gồm 3 thành phần là:
(1) Nhóm yếu tố “các điều kiện tiên quyết” thể hiện những điều cần thiết để hỗ trợ sinh viên thực hiện các nghĩa vụ học tập của họ;
(2) Nhóm yếu tố “có thể chấp nhận được” thể hiện những mong muốn của sinh viên nhưng có thể không cần thiết;
(3) Nhóm yếu tố “chức năng” bao gồm những điều kiện mang tính chất thiết thực và tiện dụng nhằm hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên.
Nghiên cứu thực hiện so sánh nhận thức về chất lượng dịch vụ giữa các sinh viên năm đầu tiên và năm cuối cùng, cho thấy có sự thay đổi về nhận thức đối với các yếu tố chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn cho dù cán bộ giảng dạy đã cung cấp đủ thời gian để hỗ trợ sinh viên nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các đối tượng sinh viên này. Các sinh viên năm cuối có xu hướng đồng ý với tuyên bố rằng các giảng viên quá bận để có thời gian hỗ trợ cho họ. Họ cũng cho rằng đội ngũ giảng viên ít quan tâm và luôn nhã nhặn với họ. [36]
Jalal & cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tại các học viện đào tạo giáo dục đại học Malaysia. Mục đích chính của nghiên cứu là đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong nước và quốc tế đối với các dịch vụ được cung cấp bởi giáo dục đại học tại Malaysia. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ được xây dựng trong thang đo SERVQUAL với sự hài lòng của sinh viên. Nhìn chung, kết quả chỉ ra rằng tất cả năm thành phần của chất lượng dịch vụ đều tương quan với sự hài lòng của sinh viên.
Hình 1.1. Nghiên cứu của Jalal & cộng sự (2011)
Xác định và đánh giá sự hài lòng của sinh viên với giáo dục là điều không hề dễ dàng, nhưng điều này rất hữu ích cho các trường đại học xây dựng mối quan hệ hiện tại và tiềm năng với sinh viên. Kết quả cho thấy sự hài lòng của cả hai nhóm sinh viên trong nước và quốc tế có mối quan hệ mạnh mẽ với các thành phần trong mô hình nghiên cứu. Kết quả tuyên bố rằng, chất lượng dịch vụ của trường đại học đáp ứng được đòi hỏi, nhu cầu của sinh viên và có tiềm năng vượt trội hơn sự mong đợi của họ, từ đó có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với sự hài lòng của sinh viên. Nói cách khác, các trường đại học tại Malaysia đã thực hiện thành công trong việc đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ. Đây là một thông tin quan trọng để thị trường nhìn nhận tích cực về các giáo dục đại học của Malaysia, nhất là đối với các sinh viên quốc tế. Nền tảng chiến lược của Bộ giáo dục Malaysia là thu hút nhiều sinh viên nước ngoài đến học tập, vì vậy điều quan trọng các trường đại học cần làm là liên tục theo hướng đảm bảo rằng các dịch vụ cung cấp thực sự có thể đáp ứng được hoặc là vượt quá sự kì vọng của khách hàng. [29]
-Yếu tố hữu hình
-Độ tin cậy
-Đáp ứng
-Bảo đảm -Sự đồng cảm
Sự hài lòng của sinh viên
Biến độc lập Biến phụ thuộc
Các thành phần chất lượng dịch vụ
Tomovick, Jones& Al-khatib (1986) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về chất lượng dịch vụ của sinh viên quốc tế đối với các trường kinh doanh của Mỹ. Họ sử dụng thang đo SERQUAL trong môi trường giáo dục, thang đo đã được điều chỉnh bao gồm 5 yếu tố là hữu hình, độ tin cậy, đáp ứng, sự bảo đảm và sự đồng cảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với sinh viên quốc tế thì yếu tố hữu hình (cơ sở vật chất) là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Các kết quả khác cũng chỉ ra sự mong đợi của sinh viên không chỉ là sự hiểu biết và trình độ của giảng viên, mà còn là sự tư vấn thường xuyên của giảng viên, những người sẽ giúp họ giải quyết các vấn đề khác nhau lien quan đến cả chuyện học tập và cuộc sống. [40]
Vũ Trí Toàn thực hiện nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tác giả đã dựa vào mô hình SERVQUAL để đưa ra mô hình chất lượng đào tạo bao gồm 5 yếu tố là mức độ tin cậy, sự bảo đảm, yếu tố hữu hình, sự thấu cảm, mức độ đáp ứng các yêu cầu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự ảnh hưởng lớn của trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đến chất lượng giảng dạy, qua đó sinh viên khá hài lòng với hai thành phần này. Nghiên cứu này còn khẳng định mô hình SERVQUAL rất hữu ích trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo. Tất cả các mối liên hệ trong mô hình đều có ý nghĩa trong kết quả nghiên cứu. Mặc dù chương trình đào tạo của khoa được các sinh viên đánh giá cao, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục và tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của khoa này. [11]