THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI NHÀ TRƯỜNG 38 1. Đặc điểm lớp học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng giảng dạy tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI NHÀ TRƯỜNG 38 1. Đặc điểm lớp học

Với số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm và số lượng giảng viên cơ hữu của trường, tỉ lệ sinh viên/1 giảng viên của trường hiện nay là 26 SV/1GV; trong khi đó tỉ lệ sinh viên/giảng viên của khoa Thương mại điện tử là 35 SV/1GV; của chuyên ngành Tin học - viễn thông là 29 SV/1GV. Chính vì vậy, sĩ số các lớp học được phân bổ từ 30 đến 40 sinh viên/1 lớp, đây là tỷ lệ không hợp lý, vượt so với quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Với sĩ số lớp học tương đối đông, quá trình tương tác trong hoạt động dạy và học tại trường thực sự chưa đạt hiệu quả. Giảng viên khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý lớp học, cơ hội để từng sinh viên tham gia vào các hoạt động trong giờ học bị hạn chế, giảng viên khó tiếp cận cũng như sâu sát với sinh viên.

Bên cạnh đó, hiện nay một giảng viên của trường phải đảm nhiệm nhiều môn học và khối lượng giảng dạy trong một năm học quá lớn, bên cạnh đó phần lớn giảng viên của trường lại là giảng viên trẻ, số năm công tác ít, điều này

ảnh hưởng không tốt đối với việc chuẩn bị bài lên lớp và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Hiện nay, thời gian lên lớp được phân bổ 50 phút/1 tiết học, giải lao giữa 2 tiết học là 5 phút, thời gian học trong ngày được chia đều thành 10 tiết. Các ngày học trên lớp là thứ 2 đến thứ 6, sinh viên được nghỉ thứ 7, chủ nhật. Tùy theo số lượng tín chỉ sinh viên đăng kí mà thời gian học tập trên lớp sẽ khác nhau giữa mỗi sinh viên. Tuy nhiên, với cách phân bố giờ học và ngày học, ngày nghỉ, sinh viên của trường không phải chịu áp lực quá nặng nề về thời gian học trên lớp.

2.2.2. Chương trình ging dy

a. Công c xây dng chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy một phần dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo và cấp đào tạo để đảm bảo mục tiêu đào tạo phải theo sát mục tiêu thực tiễn sản xuất, phù hợp với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của quy trình sản xuất hiện đại.

b. Công tác xây dng giáo trình, tài liu hc tp

Trường đã xây dựng được 200 giáo trình lưu hành nội bộ. Ngoài ra trường đã tổ chức biên dịch 37 tài liệu giảng dạy do Hàn Quốc biên soạn (các tài liệu này được biên soạn trong khuôn khổ đề án xây dựng trường cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn). Tổng số tài liệu có trong thư viện của trường hiện nay là 7021 cuốn, được chia theo các ngành nghề như tin học, triết học, tâm lý học, ...

2.2.3.Phương pháp ging dy

Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu được

giảng viên tại trường sử dụng là phương pháp thuyết giảng. Do đặc thù của phương pháp dạy học này không phát huy được tính chủ động của sinh viên, hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của sinh viên còn bị hạn chế. Có một số học phần như chính trị, pháp luật có sử dụng thêm phương pháp thảo luận, qua đó sinh viên cũng đã được rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.

Đối với các học phần thực hành, giảng viên sử dụng thêm các phương pháp trình bày mẫu, thí nghiệm, hướng dẫn sinh viên quan sát…

Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên có thâm niên giảng dạy còn thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên khả năng thuyết giảng chưa cao. Mặt khác hầu hết các giảng viên trẻ còn thiếu kiến thức thực tiễn do đó khả năng giảng dạy thực hành, hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài tập lớn, đồ án môn học, còn nhiều hạn chế.

2.2.4.Công tác đánh giá và kim tra a. Đánh giá kết quả học tp

Trong suốt quá trình học của một kì học, sinh viên được theo dõi, đánh giá kết quả học tập dựa trên điểm kiểm tra quá trình và điểm thi kết thúc học phần. Điểm quá trình sẽ được giảng viên giảng dạy môn học trực tiếp đánh giá sinh viên trên lớp học trong suốt kì học, cuối kì sinh viên sẽ được tổ chức thi để lấy điểm kết thúc học phần.

Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện theo “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 15/8/2007. Bên cạnh đó, để khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, mỗi học kỳ nhà trường đều tiến hành xét và trao học bổng cho những sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

b. Quản , giáo dc sinh viên, đánh giá kết qu rèn luyn

Công tác quản lý, giáo dục sinh viên được thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa gia đình- Nhà trường. Hoạt động quản lý được tiến hành theo cả quá trình kể từ khi sinh viên bước chân vào trường cho đến khi tốt nghiệp ra trường.

Trong suốt thời gian học tập tại trường, Nhà trường luôn kết hợp chặt chẽ với gia đình sinh viên để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Quá trình tiến hành đánh giá kết quả rèn luyện được thực hiện như sau:

trong suốt học kỳ, việc theo dõi ý thức của sinh viên được tiến hành phối hợp giữa cán bộ lớp, các sinh viên trong lớp, giảng viên bộ môn và giảng viên chủ nhiệm và phòng công tác sinh viên. Kết thúc học kỳ, sinh viên tự đánh giá quá trình rèn luyện của mình thông qua mẫu đánh giá do phòng công tác sinh viên cung cấp. Sau đó cán bộ lớp cùng giảng viên chủ nhiệm tổ chức họp đánh giá công khai kết quả rèn luyện của từng sinh viên trước tập thể lớp. Kết quả này sẽ được gửi đến phòng công tác sinh viên và phòng công tác sinh viên chịu trách nhiệm quản lý kết quả rèn luyện của sinh viên.

Cuối mỗi học kỳ, việc xét thi đua khen thưởng cho sinh viên và tập thể lớp được dựa trên kết quả học tập và kết quả rèn luyện. Nếu sinh viên có kết quả học tập cao nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém thi cũng không được xét thi đua khen thưởng.

Nhìn chung, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên đã được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá sinh viên giữa các lớp khác nhau và giữa các chuyên ngành khác nhau. Qua đó đã hạn chế được rất nhiều những thói quen xấu của sinh viên trong thi cử như: chép bài của bạn, quay cóp;

đồng thời tạo cho sinh viên sự chủ động trong việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là một nhân tố góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên trong nhà trường.

2.2.5.S h tr ca các phòng ban liên quan

Để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của trường, phòng Đào tạo phối hợp cùng các phòng, khoa liên quan xây dựng kế hoạch giảng dạy theo từng kỳ và cả năm học. Kế hoạch giảng dạy quy định các môn học từng kỳ và cả năm, phân công giảng viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, trường có hệ thống mạng máy tính khá hiện đại, mặt khác trường đã đầu tư phần mềm quản lý đào tạo có thể vận hành quản lý và thực hiện tốt đào tạo theo hình thức tín chỉ. Hệ thống quản lý đào tạo đã hỗ trợ tốt cho sinh viên cũng như công tác quản lý cụ thể như sau:

- Hệ thống có chức năng thiết lập thời khóa biểu, quản lí sinh viên, quản lý học phí...

- Hệ thống cho phép tổ chức cho sinh viên đằng ký khối lượng học tập từng học kỳ qua mạng.

- Hỗ trợ việc sinh viên đánh giá giảng viên qua mạng.

- Cung cấp thông tin về thời khóa biểu, kết quả học tập từng học kỳ, kết quả tích lũy.

Từ các chức năng của hệ thống quản lý đào tạo đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý chương trình, kế hoạch đào tạo cũng như quản lý kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra với các chức năng hỗ trợ cung cấp cho sinh viên thời khóa biểu lịch thi, kết quả học tập đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên chủ động lập kế hoạch học tập của cá nhân để đạt được kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng giảng dạy tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)